Tổng kết tình hình thế giới năm 2021: bạo loạn tại điện Capitol, chạy khỏi Kabul, đảo chính
Dần dần gượng dậy sau cơn tê liệt do đại dịch coronavirus gây ra, thế giới càng trở nên hỗn loạn hơn vào năm 2021: những xung đột cũ bùng lên và xung đột mới ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Khủng hoảng trong quan hệ Nga và phương Tây trở nên sâu sắc hơn, Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan, nơi Taliban (phong trào Taliban đang chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì các hoạt động khủng bố) trở lại và quân đội nắm chính quyền bằng vũ lực một số quốc gia châu Á và châu Phi.
Sputnik nhắc lại những sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong năm qua.
Bên bờ vực cuộc khủng hoảng tên lửa
Mối quan hệ giữa Nga và NATO xấu đi vào năm 2021. Sau đợt trục xuất tiếp theo các nhà ngoại giao Nga khỏi Brussels, những người bị liên minh cáo buộc hoạt động tình báo, Liên bang Nga đáp trả bằng quyết định đình chỉ công việc phái bộ thường trực của mình tại trụ sở NATO ở Bỉ và đóng cửa văn phòng liên lạc quân sự và thông tin của Liên minh ở Moskva.

NATO tiếp tục gia tăng hoạt động quân sự gần biên giới Liên bang Nga, tiến hành các cuộc tập trận lớn đột xuất và làm nóng tình hình ở Biển Đen - tàu chiến NATO tiến vào vào ngày càng thường xuyên, máy bay ném bom chiến lược và máy bay trinh sát Mỹ bay qua vùng biển, tạo ra những mối đe dọa thực sự đối với hàng không dân dụng.

Tàu NATO tiến vào Biển Đen để tập trận.
Máy bay Mỹ và NATO trên Biển Đen cũng tạo ra những sự cố nguy hiểm. Máy bay chở khách phải đột ngột đổi hướng để tránh va chạm với máy bay quân sự không trả lời cuộc gọi của điều độ không lưu.

Nhiên liệu đổ thêm vào lửa bằng những cáo buộc vô căn cứ việc Nga tăng cường leo thang xung quanh Ukraina, quốc gia đang tìm cách trở thành thành viên Liên minh càng sớm càng tốt. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông Mỹ trích dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy việc triển khai quân đội Nga ở "biên giới với Ukraina". Tuy nhiên, hóa ra các bức ảnh chụp ở vùng Smolensk, không giáp biên giới với Ukraina.
Nga tuyên bố, thứ nhất, sẽ không tấn công bất cứ ai, thứ hai, có thể điều động quân đội trên lãnh thổ của mình khi cần, và thứ ba, Nga không còn tin vào những lời hứa của Liên minh và yêu cầu việc đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý. Nga cảnh báo do các hành động của Hoa Kỳ và NATO, một "kịch bản ác mộng" về đối đầu quân sự đang quay trở lại châu Âu - cuộc khủng hoảng mới phải được ngăn chặn trước khi quá muộn tương tự như "cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba" năm 1962, khi Liên Xô và Hoa Kỳ trên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Và để cả thế giới chờ đợi

Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và tồng thống Hoa Kỳ Joe Biden, được tổ chức tại Geneva, được cho đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng trong quan hệ song phương: ngày 16 tháng 6, Washington mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga, Moskva công nhận Mỹ là quốc gia không thân thiện, các cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ cắt giảm gần như toàn bộ các hoạt động lãnh sự, và bản thân Biden trả lời một cuộc phỏng vấn đầy tai tiếng, trong đó ông trả lời khẳng định khi được hỏi liệu ông có coi Putin là "kẻ giết người" hay không.
Sau cuộc họp kéo dài gần 5 giờ đồng hồ, diễn ra tại lâu đài Villa La Grange lịch sử ở Geneva với bối cảnh đài phun nước chiếu sáng bằng màu cờ của Liên bang Nga và Hoa Kỳ, hai nhà lãnh đạo nhất trí bắt đầu tham vấn liên ngành về ổn định chiến lược, đưa ra cuộc đối thoại thực chất về tương tác trong không gian mạng, và các đại sứ Nga, Mỹ trở lại văn phòng làm việc của mình. Hai tổng thống trong một tuyên bố đặc biệt đã tái khẳng định nguyên tắc không thể chấp nhận chiến tranh hạt nhân, vốn được các nhà lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ ghi nhận lần đầu tiên tại cuộc gặp ở Geneva năm 1985. Đồng thời, hai Tổng thống chỉ nêu lập trường của mình về các vấn đề then chốt khác trong lĩnh vực song phương và trên trường quốc tế - không có đột phá xảy ra.
Tuy nhiên, Liên bang Nga và Hoa Kỳ đã cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại bình thường về ổn định chiến lược. Ngay cả trước cuộc họp thượng đỉnh, vào tháng Một, hai bên đã gia hạn Hiệp ước Vũ khí Tấn công Chiến lược trong 5 năm, trong đó đặt ra mức trần cho các kho vũ khí hạt nhân. Sau khi đàm phán, hai nước đã tổ chức hai vòng tham vấn về ổn định chiến lược và nhất trí thành lập các nhóm làm việc. Cho đến nay, Moskva và Washington đánh giá sự tiến bộ với sự kiềm chế.
Một bước đột phá là việc thông qua vào tháng 12 năm ngoái một nghị quyết chung về an ninh thông tin quốc tế, trong đó ấn định khả năng phát triển các chuẩn mực ràng buộc pháp lý trong lĩnh vực công nghệ mạng.
Và mặc dù các Tổng thống Liên bang Nga và Hoa Kỳ có thể đồng ý với nhau rằng không thể có kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, hai nước đã dành rất nhiều thời gian cho "chiến trường" ngoại giao vào năm 2021.
Rút chạy hỗn loạn khỏi Afghanistan
Vào tháng 8, Taliban (tổ chức chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về các hoạt động khủng bố) đã chiếm Kabul và thiết lập quyền kiểm soát đối với Afghanistan.
Các lực lượng Liên minh đã phải rời khỏi đất nước một cách vội vàng, và việc sơ tán quân đội và dân thường trở nên hỗn loạn - người dân Afghanistan lo sợ bị trả thù từ Taliban xông vào sân bay Kabul với hy vọng Hoa Kỳ sẽ cứu họ. Tổng thống Ashraf Ghani được phương Tây hậu thuẫn bỏ trốn khỏi đất nước sau khi các lực lượng Mỹ và NATO rút đi.
Chiến dịch «Tự do bền bỉ» kéo dài 20 năm và sự hiện diện của quân đội nước ngoài đến để chống lại Taliban đã đến hồi kết.
Taliban trở lại, thành lập chính phủ, tuyên bố kết thúc chiến tranh. Sau khi giành được quyền lực, Taliban hứa sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ đất nước để chống lại các nước láng giềng, và chính phủ mới sẽ bao trùm và có tính đến lợi ích của tất cả các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra - đầu tháng 9, thành phần nội các lâm thời được công bố, đứng đầu là Mohammad Hasan Akhund, người phụ trách chính sách đối ngoại trong thời kỳ Taliban cầm quyền đầu tiên và đã bị Liên hợp quốc trừng phạt từ năm 2001. Chính phủ mới, chưa vội được các quốc gia khác trên thế giới công nhận chính thức, hiện chỉ bao gồm Taliban.
Phủ bóng lên chiến thắng của Biden

Năm đầu tiên của Biden từ Đảng Dân chủ trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ không phải là năm dễ dàng. Các vấn đề bắt đầu ngay từ trước lễ nhậm chức, trước ngày Quốc hội thông qua kết quả bầu cử.


Những người ủng hộ Donald Trump, không muốn thừa nhận thất bại, đã xông vào tòa nhà Capitol để cản trở việc công nhận chiến thắng của Biden. Đám đông xông vào tòa nhà, gây ra vụ lộn xộn bên trong, khiến một số người thiệt mạng. Cảnh sát hiện vẫn đang tìm kiếm những người từng tham gia vụ bạo loạn.
Việc rút quân khỏi Afghanistan cũng là một thảm họa đối với Biden.
Sau 20 năm và 1 nghìn tỷ đô la được chi cho chiến dịch quân sự, bước tiến nhanh chóng của Taliban đã khiến lực lượng Liên quân phải bất ngờ.
Kết quả là Mỹ vội vàng từ bỏ vũ khí, trang bị và cả những đồng minh của mình ở Afghanistan, những người muốn xin tị nạn tại Mỹ vì sợ Taliban trả thù.
Một biểu tượng ảm đạm về việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là những cảnh quay phát trên toàn thế giới về cảnh người Afghanistan bám vào càng máy bay vận tải quân sự Mỹ khi cất cánh và rơi xuống đất. Nhưng Biden, bất chấp những lời chỉ trích, gọi việc rút lui là "một nhiệm vụ cực kỳ thành công".
Tình hình trong nước càng khiến Tổng thống Mỹ đau đầu. Vào tháng 10, lạm phát ở Mỹ đã phá kỷ lục trong 30 năm qua.

Liên minh AUKUS nguy hiểm
Không có sự nồng nhiệt đặc biệt nào của các mối quan hệ trong NATO - Hoa Kỳ, giữ bí mật và phớt lờ lợi ích của Pháp, đã thành lập khối kỹ thuật- quân sự AUKUS cùng với Úc và Anh vào tháng 9. Trong khuôn khổ thòa thuận, Úc sẽ nhận được tàu ngầm hạt nhân, có thể tái trang bị tên lửa hành trình do Mỹ sản xuất cho lực lượng vũ trang của mình. Do đó, Canberra đã hủy hợp đồng lớn với Paris về việc cung cấp 12 tàu ngầm trị giá hơn 50 tỷ euro.
Pháp gọi quyết định này là một "cú đâm sau lưng" và quan hệ với đồng minh NATO trở nên căng thẳng rõ rệt. Biden thậm chí phải thừa nhận Hoa Kỳ đã hành xử một cách "khó xử" khi không thông báo trước cho Paris về thỏa thuận mới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ không để xảy ra những tình huống tương tự như vậy nữa.

Trung Quốc và Nga, chống lại AUKUS, phản ứng cực kỳ tiêu cực với việc này. Bắc Kinh gọi đây là mối đe dọa tiềm ẩn đối với ổn định toàn cầu, trong khi Moskva cảnh báo AUKUS có khả năng vi phạm chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân. IAEA đã hứa sẽ kiểm tra xem kế hoạch chế tạo tàu ngầm nguyên tử của Úc có phù hợp với nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không, đồng thời cảnh báo thỏa thuận này là một ví dụ xấu cho các quốc gia phi hạt nhân hóa khác.

Sự kết thúc của kỷ nguyên Merkel
Ngày 8 tháng 12, kỷ nguyên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người giữ chức vụ này trong 16 năm, chính thức kết thúc.
Bà quyết định không tái cử nhiệm kỳ mới và rời khỏi chính trường. Năm 2021, "mẹ" Merkel, như thường được gọi trên các phương tiện truyền thông, bước sang tuổi 67, tuổi nghỉ hưu ở Đức. Sau khi rời chức vụ, bà sẽ nhận được khoản tiền lương hưu khoảng 15 nghìn euro hàng tháng, chỉ còn lại một người quản lý văn phòng, một thư ký và một tài xế riêng.
Khủng hoảng di cư
Mối quan hệ giữa Minsk và Brussels tiếp tục xấu đi. EU đưa ra một số gói trừng phạt đối với Minsk và tiếp tục gây sức ép lên chính quyền nước này. Vào cuối năm, bùng phát cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus, và được lấy làm lý cớ. Các nước EU cáo buộc Minsk tạo ra khủng hoảng một cách cố tình và sử dụng người di cư như một "vũ khí lai".
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phủ nhận tất cả các cáo buộc và nói Minsk sẽ không kiềm chế dòng người di cư bất hợp pháp đến các nước EU: vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, họ "không có tiền, cũng không có lực" để làm việc này. Lực lượng biên phòng Ba Lan đã đáp trả bằng cách trục xuất quay trở lại Belarus những người tìm cách xâm nhập vào lãnh thổ Ba Lan.

Tháng 11, hình thành nhóm người di cư lớn gần biên giới, ban đầu lên tới hơn 2 nghìn người. Những người di cư cố gắng vượt qua biên giới với Ba Lan, nhưng bị lực lượng an ninh Ba Lan chặn lại với sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt. Tại Belarus, một trung tâm vận tải và hậu cần nằm không xa trạm kiểm soát biên giới đã được chuẩn bị để tiếp nhận người di cư. Một số người trở về quê hương của mình bằng các chuyến bay sơ tán và tự túc.




Đồng thời, Moskva lưu ý đến thực tế cuộc khủng hoảng hiện nay là do các hành động của EU và Hoa Kỳ ở Syria, Libya, Iraq và Afghanistan - đã dẫn đến chiến tranh và các cuộc cách mạng, do đó người tị nạn đổ vào châu Âu.
Sự xuất hiện của "Omicron"
Nhân loại, vốn gần như quen sống trong điều kiện mới do đại dịch coronavirus, vào cuối năm nay hoảng sợ trước chủng omicron mới, theo WHO, có thể làm giảm hiệu quả của các loại vắc-xin hiện có. Việc lây nhiễm chủng vi khuẩn mới nhanh hơn so với chủng “delta”, đã được xác định ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, WHO vẫn chưa hiểu được đâu là lý do khiến lây lan nhanh chóng.

Sự xuất hiện của omicron đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về sự cần thiết phải điều chỉnh các loại vắc xin hiện có do chủng mới vượt qua khả năng bảo vệ của thuốc. Đồng thời, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng đạt được việc tiêm chủng đầy đủ, ngay cả với mũi vắc xin đầu tiên.
Trong đại dịch, hơn 5,3 triệu người chết vì COVID, gần 275 triệu người bị nhiễm bệnh. Hầu hết các nạn nhân ở Hoa Kỳ - hơn 50 triệu người nhiễm bệnh và 807 nghìn người chết.
Iran tăng cường hoạt động
Iran gần đây tỏ ra tiến bộ trong phát triển ngành công nghiệp hạt nhân, tăng đáng kể mức độ làm giàu uranium và năng lực, đồng thời cũng từ bỏ các cuộc kiểm tra mở rộng của IAEA. Thỏa thuận hạt nhân một lần nữa lại đứng trước thử thách. Để duy trì và thuyết phục Washington quay lại hiệp định, các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán tại Vienna.
Nếu dưới thời Tổng thống Iran Hassan Rouhani, những nước tham gia vào quá trình này ghi nhận những tiến triển tích cực, thì dưới thời Ibrahim Raisi, người thay thế ông, các cuộc đàm phán dường như bắt đầu đình trệ. Đồng thời, Hoa Kỳ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt và Tehran đưa ra các đề xuất bất ngờ đối với những quốc gia tham gia quá trình này mà không công bố cho công chúng biết.

Chính quyền mới
Một số cuộc bầu cử quan trọng đã diễn ra vào năm 2021.
Ngày 5 tháng 4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14, Thủ tướng Chính phủ khi đó là Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước mới. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, tại đó tiến hành bỏ phiếu mới để bầu ra nguyên thủ quốc gia.
Vào cuối tháng 5, Bashar al-Assad, người đã lãnh đạo đất nước từ năm 2000, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Syria, nơi xung đột vũ trang tiếp diễn từ năm 2011.
 Ông sẽ giữ chức vụ của mình trong 7 năm nữa.
Mỹ và một số nước phương Tây, ngay cả trước cuộc bầu cử diễn ra, đã tuyên bố không công nhận, nhưng điều này không ngăn được ông Assad tuyên thệ sau chiến thắng và tiếp tục nắm quyền ở Syria.
Các chính phủ đã thay đổi ở cả hai đối thủ chính tại khu vực Trung Đông và Vịnh Ba Tư - Iran và Israel.

Đảo chính
Tuy nhiên, sự thay đổi quyền lực không diễn ra một cách hòa bình ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử của một số quốc gia, năm qua sẽ được ghi nhớ với các cuộc đảo chính kịch tính, sự xuất hiện của các chính phủ lâm thời và hai tổng thống bị ám sát. Vào tháng 2, quân đội nắm chính quyền ở Myanmar, lật đổ chính phủ dân sự của người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi, người bị bỏ tù vì tội gian lận bầu cử. Quân đội cũng bắt giữ các nhà lãnh đạo đối lập khác, giải tán ủy ban bầu cử quốc gia và thành lập ủy ban mới.
Hai cuộc đảo chính đã diễn ra ở Sudan.
Vào tháng 7, một nhóm kẻ tấn công không rõ danh tính tấn công tư dinh của Tổng thống Haiti Jovenel Moise, làm ông trọng thương và sau đó qua đời. Vợ ông cũng bị thương và được điều trị tại bệnh viện ở thành phố Miami (Mỹ). Chính quyền Haiti bắt giữ hơn 40 người, bao gồm 18 công dân Colombia, 5 công dân Mỹ, 4 cảnh sát, 2 nhân viên an ninh tổng thống và người bị cáo buộc là chủ mưu - bác sĩ kiêm mục sư Emmanuel Sanon. Những kẻ đã ra lệnh ám sát tổng thống hiện vẫn chưa bị bắt.

Tháng 4, Idris Deby - Tổng thống nước Chad đã chết vì những vết thương trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy ở miền bắc đất nước.
Một cuộc đảo chính quân sự khác diễn ra ở Guinea, nơi phiến quân giam giữ tổng thống đất nước, Alpha Conde. Nơi ở của ông hiện vẫn chưa được biết đến. Đại tá Mamadi Dumbuya tuyên bố giải tán chính phủ, bãi bỏ hiến pháp, đóng cửa biên giới và tuyên bố bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала