https://kevesko.vn/20220106/ky-hop-bat-thuong-mang-dam-ban-chat-cua-binh-thuong-moi-13134168.html
Kỳ họp “bất thường” mang đậm bản chất của “bình thường mới”
Kỳ họp “bất thường” mang đậm bản chất của “bình thường mới”
Sputnik Việt Nam
Các vấn đề mà kỳ họp bất thường của Quốc hội Việt Nam đề cập đến đều là các vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh trong giai đoạn “hậu chiến” chống giặc... 06.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-06T19:14+0700
2022-01-06T19:14+0700
2022-01-06T19:14+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
quốc hội việt nam
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
kinh tế việt nam hậu covid-19
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/04/13109126_0:89:1848:1129_1920x0_80_0_0_80b208a96c9e6d5544fbb004a10551e7.jpg
Ngày 4/1, lần đầu tiên Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường theo hình thức trực tuyến. Có tới 62 điểm cầu tham gia kỳ họp quan trọng này.Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp bất thườngTheo Khoản 2, Điều 90 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họp mỗi năm 2 kỳ vào các tháng 5 (hoặc 6) và 10 (hoặc 11) trong năm. Thông thường, mỗi kỳ họp từ 15 đến 20 ngày, có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày (không kể ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ). Cũng tại điều khoản này, Luật Tổ chức Quốc hội quy định “Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường”. Mặc dù các luật tổ chức Quốc hội trước đó cũng có quy định về các kỳ họp bất thường nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam kích hoạt điều khoản này.Cuộc họp bất thường trong tình hình chưa từng có tiền lệCó thể nhận thấy rằng, mặc dù đã có kinh nghiệm đối phó với đại dịch COVID-19 qua 3 đợt bùng phát hồi tháng 3, tháng 7/2020 và tháng 2/2021 nhưng làn sóng dịch thứ tư với biến chủng Delta bắt đầu từ tháng 5/2021 và kéo dài tới hiện tại đã làm đảo lộn mọi dự báo và đảo ngược thành quả chống dịch suốt gần 2 năm qua của Việt Nam. Tính đến ngày 4/1/2022, số ca mắc nhiễm tích lũy trong đợt dịch thứ tư đã cao gấp hàng trăm nghìn lần số ca nhiễm của cả ba đợt dịch trước đó cộng lại (1.793.953/6.751); số ca tử vong cũng cao gấp nghìn lần (33.245/35).Chuỗi cung ứng hàng hóa trong nội địa cũng như quốc tế đã chịu những đứt gãy nghiêm trọng. Mặc dù có một số điểm sáng như xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, kinh tế số lên ngôi, sản xuất sản phẩm công nghệ cao tăng trưởng lớn, thị trường chứng khoán khởi sắc, nhưng những thách thức và khó khăn vẫn đang chờ đợi phía trước.Kỳ họp bất thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinhTheo các chuyên gia Sputnik phỏng vấn, khi nghe tới hai chữ “bất thường” thì trước tiên, dư luận trong nước và quốc tế hay liên tưởng đến vấn đề chính trị, thậm chí, có không ít những đồn đoán về những thay đổi trên chính trường Việt Nam.Chúng ta biết rằng, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã ra Nghị quyết số 30/2021/QH15. Theo Nghị quyết này, Chính phủ được trao thẩm quyền thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch khác với quy định của pháp luật hay chưa được pháp luật quy định để kịp thời đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, cấp bách trước mắt. Những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, tác động tới cả 5 năm, 10 năm sau cần phải được quyết định bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam. Đó là Quốc hội.Do đó, mục đích triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV là nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, có tính chất cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính và ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.Những điều cấp bách mà kỳ họp bất thường cần giải quyếtTheo đánh giá chung, mặc dù “tâm dịch” đã “chuyển ngược” từ Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh ra phía Bắc và Thủ đô Hà Nội nhưng với nhiều kinh nghiệm đã thu được, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã chuẩn bị rất kỹ từ sớm; đặc biệt là đã biết cách phòng chống dịch một cách tốt nhất, ít tốn kém nhất, ít gây phiền hà nhất, ít ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất.Kỳ họp bất thường sẽ xem xét một cách tổng quát tất cả các vấn đề nêu trên với tinh thần kỹ lưỡng, thận trọng.Một là chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó là khẩn trương phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội.Vấn đề cấp bách thứ ba là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự cho phù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý phù hợp để kích thích tăng trưởng là mục tiêu lớn nhất của Chương trình khôi phục và phát triển kinh tế 2 năm 2022-2023.Bốn là nghiên cứu, xem xét việc triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Đây cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng để đồng bằng sông Cửu Long có một trung tâm sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Tây Nam Bộ, có tác dụng lan tỏa, tạo thêm sức bật về tăng trưởng kinh tế cho toàn vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ chứ không chỉ tập trung xung quanh thành phố Hồ Chí Minh.Theo ý kiến chung của các chuyên gia, cùng với 4 vấn đề chính đã nêu, kỳ họp bất thường này cũng dự phòng một số vấn đề cấp bách phát sinh cần phải giải quyết sớm như sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, trong đó có việc ngăn ngừa triệt để sự xâm nhập của biến chủng SARS-COV-2 Omicron; các vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung và tại Công ty Việt Á cũng như một số địa phương nói riêng.
https://kevesko.vn/20211229/gdp-chi-tang-258-nhung-kinh-te-viet-nam-van-cho-thay-cu-dao-chieu-ngoan-muc-13063218.html
https://kevesko.vn/20211230/dem-vu-viet-a-ra-ky-hop-bat-thuong-cua-quoc-hoi-viet-nam-noi-se-lam-den-cung-13081569.html
https://kevesko.vn/20220104/ngay-41-24-ca-nhiem-omicron-duoc-cach-ly-68-nghin-hoc-sinh-tp-hcm-tro-lai-truong-13108397.html
https://kevesko.vn/20211216/siet-chat-quan-ly-thue-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-chuyen-nhuong-bat-dong-san-12889404.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/04/13109126_112:0:1736:1218_1920x0_80_0_0_29633acd37406ade954cf102746ef442.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, quốc hội việt nam, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, kinh tế việt nam hậu covid-19, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, quốc hội việt nam, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, kinh tế việt nam hậu covid-19, tác giả
Ngày 4/1, lần đầu tiên Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường theo hình thức trực tuyến. Có tới 62 điểm cầu tham gia kỳ họp quan trọng này.
Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp bất thường
Theo Khoản 2, Điều 90 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họp mỗi năm 2 kỳ vào các tháng 5 (hoặc 6) và 10 (hoặc 11) trong năm. Thông thường, mỗi kỳ họp từ 15 đến 20 ngày, có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày (không kể ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ). Cũng tại điều khoản này, Luật Tổ chức Quốc hội quy định “Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường”. Mặc dù các luật tổ chức Quốc hội trước đó cũng có quy định về các kỳ họp bất thường nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam kích hoạt điều khoản này.
Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường đầu tiên này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu một cách tổng quát: “Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải có những quyết sách mới một cách khẩn trương, không chỉ để triển khai các chủ trương, đường lối và nhiệm vụ mà Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã vạch ra hồi đầu năm 2021 mà còn phải thích ứng với tình hình thực tế”.
Cuộc họp bất thường trong tình hình chưa từng có tiền lệ
Có thể nhận thấy rằng, mặc dù đã có kinh nghiệm đối phó với đại dịch COVID-19 qua 3 đợt bùng phát hồi tháng 3, tháng 7/2020 và tháng 2/2021 nhưng làn sóng dịch thứ tư với biến chủng Delta bắt đầu từ tháng 5/2021 và kéo dài tới hiện tại đã làm đảo lộn mọi dự báo và đảo ngược thành quả chống dịch suốt gần 2 năm qua của Việt Nam. Tính đến ngày 4/1/2022, số ca mắc nhiễm tích lũy trong đợt dịch thứ tư đã cao gấp hàng trăm nghìn lần số ca nhiễm của cả ba đợt dịch trước đó cộng lại (1.793.953/6.751); số ca tử vong cũng cao gấp nghìn lần (33.245/35).
“Còn về nền kinh tế và xã hội, có thể nói, nó đã bị “trọng thương” khi tổng GDP cả năm 2021 chỉ tăng 2,58%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 là 2,91%. Số người tử vong tăng cao và số người bị mất việc làm tăng cao chưa từng có. Hơn nữa, làn sóng dịch chuyển lao động về quê đã không chỉ tạo ra gánh nặng lớn cho an sinh xã hội cả nước mà còn gây ra tình trạng thiếu hụt lao động ở các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam. Riêng thành phố Hồ Chí Minh thiếu hụt khoảng 300.000 lao động, một số tỉnh, thành có các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ cũng thiếu hụt hàng trăm nghìn lao động”, - Chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
29 Tháng Mười Hai 2021, 16:29
Chuỗi cung ứng hàng hóa trong nội địa cũng như quốc tế đã chịu những đứt gãy nghiêm trọng. Mặc dù có một số điểm sáng như xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, kinh tế số lên ngôi, sản xuất sản phẩm công nghệ cao tăng trưởng lớn, thị trường chứng khoán khởi sắc, nhưng những thách thức và khó khăn vẫn đang chờ đợi phía trước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã khái quát: “Rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu tiếp tục gia tăng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế, đời sống của nhân dân, người lao động gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, lao động thiếu hụt, tốc độ phục hồi kinh tế còn chậm, còn có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế thế giới và tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội không chỉ trong năm 2022 mà còn đối với cả nhiệm kỳ giai đoạn 2021-2025”.
“Tình hình thế giới thì vẫn rất phức tạp và khó lường. Nền kinh tế thế giới đã phục hồi ở một số nơi nhưng chưa chắc chắn, thiếu bền vững, không đồng đều và rất khó dự báo do sự đe dọa xuất hiện các biến chủng SARS-COV-2 mới khiến cho “bóng ma phong tỏa” có thể quay trở lại. Nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng, cần nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để phục hồi. Trong khi đó, cạnh tranh chiến lược toàn cầu giữa các nước lớn vẫn diễn ra căng thẳng, bất chấp nguy cơ bùng phát trở lại của đại dịch”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Kỳ họp bất thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh
Theo các chuyên gia Sputnik phỏng vấn, khi nghe tới hai chữ “bất thường” thì trước tiên, dư luận trong nước và quốc tế hay liên tưởng đến vấn đề chính trị, thậm chí, có không ít những đồn đoán về những thay đổi trên chính trường Việt Nam.
“Các vấn đề mà kỳ họp bất thường đề cập đến đều là các vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh trong giai đoạn “hậu chiến” chống giặc COVID-19. Vì vậy, tuy gọi là “kỳ họp bất thường” nhưng đó chỉ là cách gọi theo đúng luật để phân biệt kỳ họp này với các “kỳ họp thường kỳ” khác của Quốc hội Việt Nam mà thôi. Nói đầy đủ hơn thì đó là sự “bất thường” nhưng lại mang đậm bản chất của sự “bình thường mới”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
30 Tháng Mười Hai 2021, 19:45
Chúng ta biết rằng, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã ra Nghị quyết số 30/2021/QH15. Theo Nghị quyết này, Chính phủ được trao thẩm quyền thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch khác với quy định của pháp luật hay chưa được pháp luật quy định để kịp thời đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, cấp bách trước mắt. Những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, tác động tới cả 5 năm, 10 năm sau cần phải được quyết định bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam. Đó là Quốc hội.
Do đó, mục đích triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV là nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, có tính chất cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính và ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
“Tất cả đều là các vấn đề chiến lược đặc biệt quan trọng. Những vấn đề đó được đặt ra tương tự như đối với một quốc gia-dân tộc vừa trải qua một cuộc chiến với nhiều thiệt hại nặng nề, cần có những chủ trương đúng, biện pháp mạnh, sự điều chỉnh linh hoạt, có những bước đi phù hợp và sáng tạo để khôi phục sản xuất, thực hiện an sinh cho dân chúng, an toàn cho xã hội, an ninh cho đất nước, qua đó, thúc đẩy nền kinh tế lấy lại sức mạnh và đưa đất nước tiếp tục phát triển”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Những điều cấp bách mà kỳ họp bất thường cần giải quyết
Theo đánh giá chung, mặc dù “tâm dịch” đã “chuyển ngược” từ Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh ra phía Bắc và Thủ đô Hà Nội nhưng với nhiều kinh nghiệm đã thu được, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã chuẩn bị rất kỹ từ sớm; đặc biệt là đã biết cách phòng chống dịch một cách tốt nhất, ít tốn kém nhất, ít gây phiền hà nhất, ít ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
“Thách thức thì vẫn còn không ít. Trước mắt là phải tuyệt đối cảnh giác với sự xâm nhập của biến chủng Omicron. Sau đó là linh hoạt thay đổi các biện pháp phòng chống dịch kết hợp với duy trì và phát triển sản xuất và cuối cùng là từng bước khôi phục trạng thái bình thường mới với phương châm “nới lỏng nhưng không được buông lỏng”. Và điều quan trọng là phải khẩn trương. Việt Nam phòng chống dịch khẩn trương thế nào thì cũng cần phải khẩn trương như thế trong việc khắc phục hậu quả đại dịch, phục hồi nền kinh tế xã hội”, - Ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Kỳ họp bất thường sẽ xem xét một cách tổng quát tất cả các vấn đề nêu trên với tinh thần kỹ lưỡng, thận trọng.
Một là chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó là khẩn trương phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội.
“Một vấn đề rất quan trọng nữa là cần quyết liệt hơn nữa để giải quyết những ách tắc trong đầu tư công. Đặc biệt là những dự án trọng điểm quốc gia về giao thông vận tải, trong đó có các dự án đường cao tốc xuyên Việt phía Đông rộng từ 4 đến 10 làn xe với tổng chiều dài 2.063 km. Đây là dự án trọng điểm đặc biệt cấp quốc gia với tổng vốn đầu tư 143.990 tỷ đồng. Trong bối cảnh hiện nay, việc sớm triển khai thực hiện dự án càng có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tác dụng lan tỏa, củng cố liên kết vùng”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Vấn đề cấp bách thứ ba là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự cho phù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý phù hợp để kích thích tăng trưởng là mục tiêu lớn nhất của Chương trình khôi phục và phát triển kinh tế 2 năm 2022-2023.
Bốn là nghiên cứu, xem xét việc triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
thành phố Cần Thơ. Đây cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng để đồng bằng sông Cửu Long có một trung tâm sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Tây Nam Bộ, có tác dụng lan tỏa, tạo thêm sức bật về tăng trưởng kinh tế cho toàn vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ chứ không chỉ tập trung xung quanh thành phố Hồ Chí Minh.
16 Tháng Mười Hai 2021, 08:45
Theo ý kiến chung của các chuyên gia, cùng với 4 vấn đề chính đã nêu, kỳ họp bất thường này cũng dự phòng một số vấn đề cấp bách phát sinh cần phải giải quyết sớm như sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, trong đó có việc ngăn ngừa triệt để sự xâm nhập của biến chủng SARS-COV-2 Omicron; các vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung và tại Công ty Việt Á cũng như một số địa phương nói riêng.