Vụ máy bay Vietnam Airlines bị dọa bắn: Tính đến khả năng máy bay có chất nổ

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMáy bay Vietnam Airlines.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Đăng ký
Liên quan đến vụ việc máy bay Vietnam Airlines bị đe dọa bắn hạ ngày 5/1, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết nhà chức trách đã tính đến mọi giả thuyết, bao gồm cả khả năng có chất nổ được cài trên máy bay.
Hiện Cục chống khủng bố, các đơn vị chức năng của Bộ Công an Việt Nam đang tích cực phối hợp với phía Nhật Bản để điều tra vụ việc, xử lý nghiêm đối tượng cố tình phá hoại nỗ lực mở lại đường bay quốc tế thường lệ của Việt Nam.

Cục Hàng không: Phải tính đến giả thiết có chất nổ trên máy bay

Sáng 6/1, một lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, sự việc máy bay Vietnam Airlines bị đe dọa tấn công như hôm qua 5/1 là tình huống hy hữu. Việc bị dọa bắn rơi là chưa từng có tiền lệ với các máy bay Việt Nam ở nước ngoài, chỉ một số lần gặp phải tình huống hàng khách tung tin có bom.
Trước đó, vào khoảng 11h10 sáng 5/1 (giờ địa phương), một nam giới tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật gọi điện đến cho nhân viên chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản. Đối tượng này đe dọa có thể bắn hoặc cho nổ máy bay của Vietnam Airlines khi qua vịnh Tokyo.
“Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua vịnh Tokyo”, đối tượng trên nói qua điện thoại.
Khi nhân viên của hãng hỏi: “Ông có thể nói lại điều ông vừa nói được không” thì đầu dây bên kia trả lời: “Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311 khi bay qua vịnh Tokyo, tốt nhất nên quay lại”.
Máy bay chở khách MS-21-300 tham gia chương trình bay tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2021
Máy bay mới cánh composite của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên
Ngay sau đó, chi nhánh hãng tại Nhật Bản đã cấp tốc báo cáo về Tổng công ty. Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo Vietnam Airlines và xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về phương hướng xử lý vụ việc.
Thời điểm đó, máy bay Boeing 787 đang trên đường về Việt Nam và đã bay qua vịnh Tokyo, song giới chức hàng không Việt Nam cho rằng không thể bỏ qua giả thiết có chất nổ trên máy bay.
Sau khi trao đổi với cơ quan chức năng Nhật Bản, các bên thống nhất cho máy bay hạ cánh tại sân bay Fukuoka để kiểm tra an ninh vào lúc 13h02. Tại đây, các nhân viên an ninh, kỹ thuật đã xem xét đánh giá thông tin cũng như vấn đề an toàn của chuyến bay.
Sau hơn 2 giờ kiểm tra, máy bay tiếp tục khởi hành lúc 15h48 tiếp tục hành trình về Hà Nội. Máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài lúc 18h12 (giờ Việt Nam).

"Chúng tôi hơi bất ngờ khi tiếp nhận thông tin đe dọa máy bay, song tình huống này đã nằm trong kịch bản máy bay bị can thiệp bất hợp pháp, có người tung tin giả", lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Theo vị này, nhà chức trách đã tính đến từ trước các tình huống đe dọa an ninh hàng, đồng thời sẵn sàng phương án xử lý với các kịch bản khác nhau. Về phía Vietnam Airlines, hãng đã triển khai quy trình ứng phó khẩn nguy an ninh để xử lý theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Đường bay thẳng thường lệ Việt - Mỹ: Cơ hội hay thách thức cho Vietnam Airlines?
Vụ việc đã được báo cáo với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để phối hợp cùng các cơ quan chức năng phía Nhật Bản điều tra làm rõ sự việc.
Được biết, VN5311 là chuyến bay thương mại đầu tiên của Vietnam Airlines từ Nhật Bản về Việt Nam, sau khi hai nước khôi phục đường bay thường lệ.

Cục chống khủng bố vào cuộc điều tra

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, Cục Phòng chống khủng bố và Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) đang phối hợp với Nhật Bản điều tra vụ việc.
Một cán bộ phụ trách công tác an toàn, an ninh hàng không cho biết, việc gọi điện đe dọa khi máy bay đang bay là chuyện không mới trên thế giới. Một số vụ tương tự cũng đã xảy ra tại Việt Nam.
Theo vị nay, cho dù đây có là cuộc gọi đùa cợt thì vẫn có tính phá hoại rất cao, cản trở nỗ lực mở lại đường bay quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ bị nghiêm trị theo đúng quy định.

“Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Công ước Montreal 1971 về ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng. Các nước tham gia đều có trách nhiệm truy tố về mặt hình sự, không ai bỏ qua. Về mặt quy định, khi bay qua vùng trời (FIR) nước nào, thì nước đó đều phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn, an ninh của các chuyến bay”, vị cán bộ cho biết.

Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ làm rõ đây là hành vi khủng bố hay uy hiếp an toàn, an ninh quốc gia.
Máy bay đánh chặn MiG-31K cùng tên lửa siêu thanh Kinzhal - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Máy bay MiG-31 của Nga lần đầu tiên tiếp nhiên liệu trên vùng trời Bắc Cực
Việc điều tra sẽ được làm gắt gao, triệt để, nghiêm minh để tránh lặp lại chuyện tương tự, kể cả có là cuộc gọi đùa cợt, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam vừa mở lại các chuyến bay thường lệ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала