https://kevesko.vn/20220108/bat-chap-kho-khan-nhieu-doanh-nghiep-nha-nuoc-van-thu-lai-khung-nam-2021-13148774.html
Bất chấp khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thu lãi “khủng” năm 2021
Bất chấp khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thu lãi “khủng” năm 2021
Sputnik Việt Nam
Dù trải qua một năm 2021 đầy khó khăn do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thu về lợi nhuận vượt kế hoạch đặt ra. Cũng trong năm qua, nhiều dự án lớn... 08.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-08T18:02+0700
2022-01-08T18:02+0700
2022-01-08T18:02+0700
việt nam
kinh doanh
kinh tế
viettel
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/08/13149290_61:0:1380:742_1920x0_80_0_0_e8587d95d7f38f4e813abdbde00b33b8.png
Năm 2021 cũng là một năm thành công đối với Viettel, khi đây là lần thứ 6 tập đoàn này giữ ngôi đầu về giá trị thương hiệu tại Việt Nam. Tập đoàn cũng giữ vị trí số 1 về thị phần tại nhiều thị trường khác nhau trong nước và trên thế giới.Tổng lợi nhuận vượt 70% kế hoạchỦy ban Quản lý vốn nhà nước vừa công bố Báo cáo tổng kết công tác của doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.Theo đó, trong năm 2021, tổng lợi nhuận trước thuế ước với khối doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý đã vượt 70% kế hoạch (34.179 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2020), tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch (62.443 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2020).Trong đó, có 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu. Có 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Có 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách.Cùng với đó, có 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020. Có 4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020.Bên cạnh đó, cũng có 6 tập đoàn, tổng công ty được ghi nhận đã không hoàn thành kế hoạch doanh thu, bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.Có 5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế, bao gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.Có 5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách, gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.Ở chiều ngược lại, có một số tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước, như Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.Đặc biệt, đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 40.698 tỷ đồng, bằng 238,6% kế hoạch năm và bằng 204,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 18.408 tỷ đồng, bằng 181,1% so với kế hoạch năm và bằng 119,6% so với cùng kỳ.Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vào khoảng 1.726 tỷ đồng (kế hoạch năm là lỗ 1.217 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 2.160 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 193 tỷ đồng (kế hoạch năm là lỗ 951 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 1.119 tỷ đồng).Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ước đạt 2.869 tỷ đồng, bằng 303,9% so với kế hoạch năm và bằng 574,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 230 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giao 1 tỷ đồng và năm 2020 lỗ 824 tỷ đồng.Báo cáo cho biết, các tập đoàn, tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch trong năm vừa qua.Những tập đoàn, tổng công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch).Trong số đó, một số dự án trọng điểm về năng lượng được triển khai (như dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I).Ngoài ra, còn có một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (như sân bay Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên).Viettel tiếp tục dẫn đầu về giá trị thương hiệuNgày 7/1, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2021.Thông tin tại Hội nghị cho biết, doanh thu của Tập đoàn năm qua đạt 274 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 3,3%, lợi nhuận đạt 40,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,0%. Tập đoàn đã nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ đồng.Năm 2021, Viettel tăng 32 bậc về giá trị thương hiệu, với giá trị ước tính 6,061 tỷ USD, đứng thứ 325 thế giới.Thành tích này đưa Viettel lần thứ 6 liên tiếp xếp vị trí số 1 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.Trong mảng viễn thông, kỷ lục tăng trưởng thuộc về thị trường châu Phi, chiếm 37%. Trong khi đó, Mytel cũng xuất sắc vươn lên vị trí dẫn đầu về thị phần tại Myanmar, chiếm 31,5% với 11,2 triệu thuê bao. Như vậy, đã có 5 thị trường Viettel đứng vị trí số 1.Viettel cũng tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu và là nhà mạng có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Viettel cũng phủ sóng 5G lớn nhất với 150 trạm trên địa bàn 16 tỉnh/thành phố.Về giải pháp số, Viettel đã triển khai các giải pháp, nền tảng số nhằm hỗ trợ Chính phủ trong công tác điều hành phòng chống dịch bệnh Covid-19.Các giải pháp đó bao gồm nền tảng quản lý tiêm chủng với 31 triệu người tải về, quản lý hơn 88 triệu người dùng với 130 triệu mũi tiêm. Hoặc như ứng dụng Telehealth - giải pháp khám chữa bệnh từ xa lớn nhất, bao phủ 100% các trung tâm y tế quận/ huyện trên toàn quốc.Viettel cũng là đơn vị tạo ra trợ lý ảo CyberBot, mô hình thành phố thông minh hay dịch vụ thu phí không dừng ePass. Năm 2021 cũng là năm đầu Viettel triển khai dịch vụ Viettel Money.Trong năm 2021, Viettel đã triển khai thử nghiệm mạng 5G hoàn chỉnh gồm mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng vô tuyến trên mạng lưới của Viettel, cũng như hoàn thiện hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G.Viettel còn sở hữu số đơn đăng ký và số bằng được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam (đăng ký 386, đã cấp 51), trong đó có 9 sáng chế được cấp tại Mỹ.Trong mảng chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, Viettel đã mang hơn 25 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, từ đó đóng góp vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong nông nghiệp.Viettel tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt ở mảng bán lẻ với mức doanh thu tăng 30% và lợi nhuận tăng đến 43%.Năm 2022, Viettel đặt mục tiêu xây dựng nền tảng để hoàn thành các chiến lược phát triển của tập đoàn trong 5 năm giai đoạn 2021-2025.Viettel sẽ tập trung xây dựng hạ tầng số, nền tảng số, hoàn thành nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và mang chúng đến thị trường.
https://kevesko.vn/20220105/viettel-duoc-uspto-my-cap-them-2-bang-sang-che-cong-nghe-doc-quyen-13124889.html
https://kevesko.vn/20211216/viet-nam-muon-lot-top-the-gioi-viettel-lam-chu-5g-nham-den-6g-va-cong-nghiep-vu-tru-12884786.html
https://kevesko.vn/20211207/viettel---tien-phong-chu-luc-ghi-ten-viet-nam-len-ban-do-cong-nghe-so-the-gioi-12754695.html
https://kevesko.vn/20211001/viettel-vuon-tam-the-gioi-nhan-them-2-bang-sang-che-doc-quyen-tai-my-11138613.html
https://kevesko.vn/20210109/viettel----tien-phong-kien-tao-xa-hoi-so-tai-viie-2021-9915719.html
https://kevesko.vn/20200205/viettel-lot-top-400-thuong-hieu-gia-tri-nhat-the-gioi-8557581.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/08/13149290_226:0:1215:742_1920x0_80_0_0_cf7ca010fffc5ee942cc8709b3802c75.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh doanh, kinh tế, viettel
việt nam, kinh doanh, kinh tế, viettel
Năm 2021 cũng là một năm thành công đối với Viettel, khi đây là lần thứ 6 tập đoàn này giữ ngôi đầu về giá trị thương hiệu tại Việt Nam. Tập đoàn cũng giữ vị trí số 1 về thị phần tại nhiều thị trường khác nhau trong nước và trên thế giới.
Tổng lợi nhuận vượt 70% kế hoạch
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước vừa công bố Báo cáo tổng kết công tác của doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.
Theo đó, trong năm 2021, tổng lợi nhuận trước thuế ước với khối doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý đã vượt 70% kế hoạch (34.179 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2020), tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch (62.443 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2020).
Trong đó, có 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu. Có 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Có 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách.
Cùng với đó, có 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020. Có 4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020.
Bên cạnh đó, cũng có 6 tập đoàn, tổng công ty được ghi nhận đã không hoàn thành kế hoạch doanh thu, bao gồm:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.
16 Tháng Mười Hai 2021, 01:14
Có 5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế, bao gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.
Có 5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách, gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, có một số tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước, như Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đặc biệt, đối với
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 40.698 tỷ đồng, bằng 238,6% kế hoạch năm và bằng 204,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 18.408 tỷ đồng, bằng 181,1% so với kế hoạch năm và bằng 119,6% so với cùng kỳ.
7 Tháng Mười Hai 2021, 07:36
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vào khoảng 1.726 tỷ đồng (kế hoạch năm là lỗ 1.217 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 2.160 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 193 tỷ đồng (kế hoạch năm là lỗ 951 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 1.119 tỷ đồng).
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ước đạt 2.869 tỷ đồng, bằng 303,9% so với kế hoạch năm và bằng 574,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 230 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giao 1 tỷ đồng và năm 2020 lỗ 824 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết, các tập đoàn, tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch trong năm vừa qua.
Những tập đoàn, tổng công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch).
Trong số đó, một số dự án trọng điểm về năng lượng được triển khai (như dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I).
Ngoài ra, còn có một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (như sân bay Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên).
Viettel tiếp tục dẫn đầu về giá trị thương hiệu
Ngày 7/1, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2021.
Thông tin tại Hội nghị cho biết, doanh thu của Tập đoàn năm qua đạt 274 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 3,3%, lợi nhuận đạt 40,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,0%. Tập đoàn đã nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ đồng.
Năm 2021, Viettel tăng 32 bậc về giá trị thương hiệu, với giá trị ước tính 6,061 tỷ USD, đứng thứ 325 thế giới.
Thành tích này đưa Viettel lần thứ 6 liên tiếp xếp vị trí số 1 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Trong mảng viễn thông, kỷ lục tăng trưởng thuộc về thị trường châu Phi, chiếm 37%. Trong khi đó, Mytel cũng xuất sắc vươn lên vị trí dẫn đầu về thị phần tại Myanmar, chiếm 31,5% với 11,2 triệu thuê bao. Như vậy, đã có 5 thị trường Viettel đứng vị trí số 1.
Viettel cũng tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu và là nhà mạng có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Viettel cũng phủ sóng 5G lớn nhất với 150 trạm trên địa bàn 16 tỉnh/thành phố.
Về giải pháp số, Viettel đã triển khai các giải pháp, nền tảng số nhằm hỗ trợ Chính phủ trong công tác điều hành phòng chống
dịch bệnh Covid-19.
Các giải pháp đó bao gồm nền tảng quản lý tiêm chủng với 31 triệu người tải về, quản lý hơn 88 triệu người dùng với 130 triệu mũi tiêm. Hoặc như ứng dụng Telehealth - giải pháp khám chữa bệnh từ xa lớn nhất, bao phủ 100% các trung tâm y tế quận/ huyện trên toàn quốc.
Viettel cũng là đơn vị tạo ra trợ lý ảo CyberBot, mô hình thành phố thông minh hay dịch vụ thu phí không dừng ePass. Năm 2021 cũng là năm đầu Viettel triển khai dịch vụ Viettel Money.
Trong năm 2021, Viettel đã triển khai thử nghiệm
mạng 5G hoàn chỉnh gồm mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng vô tuyến trên mạng lưới của Viettel, cũng như hoàn thiện hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G.
Viettel còn sở hữu số đơn đăng ký và số bằng được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam (đăng ký 386, đã cấp 51), trong đó có 9 sáng chế được cấp tại Mỹ.
Trong mảng chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, Viettel đã mang hơn 25 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn
thương mại điện tử, từ đó đóng góp vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong nông nghiệp.
Viettel tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt ở mảng bán lẻ với mức doanh thu tăng 30% và lợi nhuận tăng đến 43%.
Năm 2022, Viettel đặt mục tiêu xây dựng nền tảng để hoàn thành các chiến lược phát triển của tập đoàn trong 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Viettel sẽ tập trung xây dựng hạ tầng số, nền tảng số, hoàn thành nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và mang chúng đến thị trường.