https://kevesko.vn/20220121/lieu-biden-co-di-toi-nhuong-bo-trung-quoc-13405116.html
Liệu Biden có đi tới nhượng bộ Trung Quốc?
Liệu Biden có đi tới nhượng bộ Trung Quốc?
Sputnik Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố chưa sẵn sàng loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc, vốn ban hành từ thời người tiền nhiệm của ông. Theo lời... 21.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-21T16:41+0700
2022-01-21T16:41+0700
2022-01-21T16:41+0700
chính trị
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
trừng phạt
joe biden
donald trump
kinh tế
huawei
cuộc chiến thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/1f/9303644_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_5a993a36a12ad8e68aa0c4f242873d83.jpg
Trong chiến dịch tranh cử Joe Biden đã hứa sẽ thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, về cơ bản chính quyền Mỹ vẫn đang tiếp nối chính sách của Trump.«Bức màn sắt»Khi Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm Donald Trump khơi lên cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, không chỉ các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia mà cả các chính trị gia cũng bày tỏ sự lo ngại về hành động đó. Họ chỉ ra rằng, tính đến sự tham gia của nền kinh tế Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giờ đây sẽ không thể xây dựng một “bức màn sắt” như trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô mà không gây hại cho chính Hoa Kỳ. Trump đã áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, viện lý do đấu tranh đối phó với tình trạng mất cân bằng thương mại. Có cáo buộc rằng Trung Quốc dường như đã sử dụng các phương pháp cạnh tranh không trung thực và trợ cấp cho các công ty quốc gia, tước đi chỗ làm việc của người Mỹ, tạo ra thâm hụt thương mại. Lập luận của các nhà kinh tế rằng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ gắn với vị thế toàn cầu của đồng USD như là đồng tiền dự trữ của thế giới đã không thuyết phục được vị Tổng thống từ đảng Cộng hòa. Với mỗi đợt chiến tranh thương mại, ông lại áp đặt mức thuế mới với các sản phẩm của Trung Quốc, và hầu như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đều phải chịu mức thuế cao nhất.Phản đối chính sách của TrumpBiden đã xây dựng chiến dịch tranh cử của mình dựa trên sự phản đối các chính sách của Trump. Ông hứa hẹn rằng nếu được bầu, sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại các tổ chức quốc tế và lại trở thành cầu thủ tầm thế giới một lần nữa. Ông hứa hẹn trở lại chính sách hiệp lực mang tính xây dựng với Trung Quốc. Cụ thể, gần như ngay sau lễ nhậm chức, Biden tuyên bố sửa đổi toàn diện chính sách của Hoa Kỳ trong quan hệ với CHND Trung Hoa. Liệu có cần phải nhắc rằng tất cả những lời hứa này đã không được thực hiện? Hoa Kỳ không quay trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà thay vào đó bắt đầu phát triển các sáng kiến quốc phòng theo định dạng hẹp Anglo-Saxon như kiểu AUKUS. Việc sửa đổi chính sách với Trung Quốc thế là không được thi hành, dù không công bố rộng rãi. Mức thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc đã được chính quyền trước đó của Hoa Kỳ bãi bỏ một phần khi ký kết hiệp định thương mại «giai đoạn một».Tân Tổng thống của Hoa Kỳ không những không nới lỏng các hạn chế thương mại mà thậm chí ở một mức độ nhất định còn siết chặt chính sách đối với Trung Quốc, - nhà nghiên cứu Khương Dược Xuân từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Phát triển thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.Tất nhiên, dù sao chăng nữa Biden đã có một số nhân nhượng. Ví dụ: ông từ chối yêu cầu cấm ứng dụng video ngắn TikTok trong nước trừ khi nó được bán cho một công ty Hoa Kỳ, như đòi hỏi của Donald Trump. Ngoài ra, Giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu đã được hồi hương. Một số công ty Trung Quốc bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vì cáo buộc dường như có liên kết với tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc thì được đưa ra khỏi danh sách đăng ký. Mặt khác, khó có thể gọi những biện pháp này là tín hiệu nghiêm túc của sự tan băng trong quan hệ.Việc bãi bỏ lệnh cấm đối với TikTok, thật ra là do thực tế khách quan. Các tòa án Mỹ nhiều lần đưa ra phán quyết tiêu cực đối với các đòi hỏi của Trump. Do đó, nếu cứ tiếp tục nhấn vào yêu cầu vô lý chỉ đơn giản là nực cười. Tất nhiên, việc thả bà Mạnh Vãn Châu là động thái quan trọng. Nhưng, mặt khác, đó là vụ án đã chính trị hóa rõ ràng với số lượng lớn các mâu thuẫn pháp lý, mà có thể đã không được đưa ra tòa án. Cuối cùng, trong khi một số công ty nhất định được ra khỏi danh sách đen, thì những công ty như Sense Time, DJI và những cơ sở khác lại rơi vào danh sách đen này.Siết chặt trừng phạt với HuaweiNgoài ra, dưới thời Biden, lệnh trừng phạt đối với Huawei đã được siết chặt - lệnh cấm cung cấp linh kiện bắt đầu được hiểu rộng hơn: ví dụ: «các thành phần được thiết kế cho 5G» đã được thay thế bằng «các thành phần có thể được sử dụng trong thiết bị, bao gồm cả mạng 5G». Các nhà quản lý hối đoái của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng đe dọa hủy niêm yết của các công ty Trung Quốc. Xuất hiện những quy định những chuẩn mực pháp lý mới nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc.Điều thú vị là tất cả các biện pháp này không tháo gỡ được các vấn đề khởi thuỷ mà Trump sử dụng để biện minh cho sự cần thiết của mức thuế. Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Năm 2021, chỉ số này đã là 396,5 tỷ USD. Cũng không xảy ra sự tiêu vong của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Mặc dù Huawei đã buộc phải bán bộ phận điện thoại thông minh Honor, nhưng lệnh trừng phạt không tác động được đến khả năng cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc theo nghĩa rộng.Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nhiều lần cảnh báo Washington rằng các lệnh trừng phạt thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực trước hết tới hoạt tính kinh doanh của Hoa Kỳ. Do Trung Quốc kết cấu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khoảng một nửa tổng số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ nằm ở dạng hàng hóa trung gian, sau đó được sử dụng để tạo ra hàng thành phẩm. Có nghĩa là mức thuế cuối cùng sẽ thể hiện trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các đại gia công nghệ Trung Quốc là nguồn thu nhập quan trọng của các công ty Mỹ. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu chip trị giá 430 tỷ USD, nhiều hơn cả tổng số dầu thô và ngũ cốc cộng lại.Việc mất thị trường Trung Quốc trước hết sẽ dẫn đến chỗ các công ty Mỹ mất doanh thu. Tuy nhiên, Washington không nghe theo những tiếng nói thực dụng và vẫn cố chấp vào lý thuyết đe dọa Trung Quốc, - chuyên gia Khương Dược Xuân nhận xét.Ê-kip chính quyền Hoa Kỳ nhiều lần lưu ý rằng họ không hài lòng với tiến độ Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ thỏa thuận «giai đoạn đầu». Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Pitterson, qua hai năm thỏa thuận mới chỉ hoàn thành được 62%. Trong khi đó, Trung Quốc có luận cứ phản biện nặng ký: thỏa thuận được ký kết trước đại dịch và không nên đổ lỗi cho Trung Quốc về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như sự biến động giá năng lượng. Mặt khác, hiện vẫn chưa rõ Washington sẵn sàng thực hiện những bước đi cụ thể nào. Đòn bẩy để ép buộc Trung Quốc ngày càng ít, trong khi Hoa Kỳ, trái lại, ngày càng phải gánh chịu thêm những tác động phụ của cuộc chiến thương mại. Năm ngoái, lạm phát ở Hoa Kỳ đã vượt mức 6% - là con số kỷ lục trong vòng 30 năm qua.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211010/ong-trump-to-ong-biden-dang-xay-dung-trung-quoc-chu-khong-cung-co-nuoc-my-12043546.html
https://kevesko.vn/20211112/tong-thong-biden-chinh-thuc-cam-su-dung-cac-san-pham-cua-huawei-va-zte-o-my-12458952.html
https://kevesko.vn/20211216/my-ap-dat-trung-phat-doi-voi-cac-cong-ty-trung-quoc-va-my-latinh-12888860.html
https://kevesko.vn/20210720/trung-quoc-canh-bao-my-ve-hau-qua-tai-dien-cuoc-chien-thuong-mai-10831731.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/1f/9303644_0:0:1941:1456_1920x0_80_0_0_21ab5ee9d71f97b39740c9aabfb0d3ab.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, trừng phạt, joe biden, donald trump, kinh tế, huawei, cuộc chiến thương mại, tác giả
chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, trừng phạt, joe biden, donald trump, kinh tế, huawei, cuộc chiến thương mại, tác giả
Liệu Biden có đi tới nhượng bộ Trung Quốc?
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố chưa sẵn sàng loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc, vốn ban hành từ thời người tiền nhiệm của ông. Theo lời ông, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai đang làm việc về vấn đề này, nhưng hiện chưa có câu trả lời rõ ràng.
Trong chiến dịch tranh cử Joe Biden đã hứa sẽ thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, về cơ bản chính quyền Mỹ vẫn đang tiếp nối chính sách của Trump.
Khi Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm Donald Trump khơi lên cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, không chỉ các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia mà cả các chính trị gia cũng bày tỏ sự lo ngại về hành động đó. Họ chỉ ra rằng, tính đến sự tham gia của nền kinh tế Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giờ đây sẽ không thể xây dựng một “bức màn sắt” như trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô mà không gây hại cho chính Hoa Kỳ. Trump đã áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, viện lý do đấu tranh đối phó với tình trạng mất cân bằng thương mại. Có cáo buộc rằng Trung Quốc dường như đã sử dụng các phương pháp cạnh tranh không trung thực và trợ cấp cho các công ty quốc gia, tước đi chỗ làm việc của người Mỹ, tạo ra thâm hụt thương mại. Lập luận của các nhà kinh tế rằng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ gắn với vị thế toàn cầu của đồng USD như là đồng tiền dự trữ của thế giới đã không thuyết phục được vị Tổng thống từ đảng Cộng hòa. Với mỗi đợt
chiến tranh thương mại, ông lại áp đặt mức thuế mới với các sản phẩm của Trung Quốc, và hầu như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đều phải chịu mức thuế cao nhất.
10 Tháng Mười 2021, 12:46
Phản đối chính sách của Trump
Biden đã xây dựng chiến dịch tranh cử của mình dựa trên sự phản đối các chính sách của Trump. Ông hứa hẹn rằng nếu được bầu, sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại các tổ chức quốc tế và lại trở thành cầu thủ tầm thế giới một lần nữa. Ông hứa hẹn trở lại chính sách hiệp lực mang tính xây dựng với Trung Quốc. Cụ thể, gần như ngay sau lễ nhậm chức, Biden tuyên bố sửa đổi toàn diện chính sách của Hoa Kỳ trong quan hệ với CHND Trung Hoa. Liệu có cần phải nhắc rằng tất cả những lời hứa này đã không được thực hiện? Hoa Kỳ không quay trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà thay vào đó bắt đầu phát triển các sáng kiến quốc phòng theo định dạng hẹp Anglo-Saxon như kiểu
AUKUS. Việc sửa đổi chính sách với Trung Quốc thế là không được thi hành, dù không công bố rộng rãi. Mức thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc đã được chính quyền trước đó của Hoa Kỳ bãi bỏ một phần khi ký kết hiệp định thương mại «giai đoạn một».
Tân Tổng thống của Hoa Kỳ không những không nới lỏng các hạn chế thương mại mà thậm chí ở một mức độ nhất định còn siết chặt chính sách đối với Trung Quốc, - nhà nghiên cứu Khương Dược Xuân từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Phát triển thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Tất nhiên, dù sao chăng nữa Biden đã có một số nhân nhượng. Ví dụ: ông từ chối yêu cầu cấm ứng dụng video ngắn TikTok trong nước trừ khi nó được bán cho một công ty Hoa Kỳ, như đòi hỏi của Donald Trump. Ngoài ra, Giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu
đã được hồi hương. Một số công ty Trung Quốc bị
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vì cáo buộc dường như có liên kết với tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc thì được đưa ra khỏi danh sách đăng ký. Mặt khác, khó có thể gọi những biện pháp này là tín hiệu nghiêm túc của sự tan băng trong quan hệ.
Việc bãi bỏ lệnh cấm đối với TikTok, thật ra là do thực tế khách quan. Các tòa án Mỹ nhiều lần đưa ra phán quyết tiêu cực đối với các đòi hỏi của Trump. Do đó, nếu cứ tiếp tục nhấn vào yêu cầu vô lý chỉ đơn giản là nực cười. Tất nhiên, việc thả bà Mạnh Vãn Châu là động thái quan trọng. Nhưng, mặt khác, đó là vụ án đã chính trị hóa rõ ràng với số lượng lớn các mâu thuẫn pháp lý, mà có thể đã không được đưa ra tòa án. Cuối cùng, trong khi một số công ty nhất định được ra khỏi danh sách đen, thì những công ty như Sense Time, DJI và những cơ sở khác lại rơi vào danh sách đen này.
12 Tháng Mười Một 2021, 14:14
Siết chặt trừng phạt với Huawei
Ngoài ra, dưới thời Biden, lệnh trừng phạt đối với Huawei đã được siết chặt - lệnh cấm cung cấp linh kiện bắt đầu được hiểu rộng hơn: ví dụ: «các thành phần được thiết kế cho 5G» đã được thay thế bằng «các thành phần có thể được sử dụng trong thiết bị, bao gồm cả mạng 5G». Các nhà quản lý hối đoái của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng đe dọa hủy niêm yết của các
công ty Trung Quốc. Xuất hiện những quy định những chuẩn mực pháp lý mới nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc.
Điều thú vị là tất cả các biện pháp này không tháo gỡ được các vấn đề khởi thuỷ mà Trump sử dụng để biện minh cho sự cần thiết của mức thuế. Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Năm 2021, chỉ số này đã là 396,5 tỷ USD. Cũng không xảy ra sự tiêu vong của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Mặc dù Huawei đã buộc phải bán bộ phận điện thoại thông minh Honor, nhưng lệnh trừng phạt không tác động được đến khả năng cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc theo nghĩa rộng.
16 Tháng Mười Hai 2021, 08:09
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nhiều lần cảnh báo Washington rằng các lệnh trừng phạt thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực trước hết tới hoạt tính kinh doanh của Hoa Kỳ. Do Trung Quốc kết cấu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khoảng một nửa
tổng số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ nằm ở dạng hàng hóa trung gian, sau đó được sử dụng để tạo ra hàng thành phẩm. Có nghĩa là mức thuế cuối cùng sẽ thể hiện trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các đại gia công nghệ Trung Quốc là nguồn thu nhập quan trọng của các công ty Mỹ. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu chip trị giá 430 tỷ USD, nhiều hơn cả tổng số dầu thô và ngũ cốc cộng lại.
Việc mất thị trường Trung Quốc trước hết sẽ dẫn đến chỗ các công ty Mỹ mất doanh thu. Tuy nhiên, Washington không nghe theo những tiếng nói thực dụng và vẫn cố chấp vào lý thuyết đe dọa Trung Quốc, - chuyên gia Khương Dược Xuân nhận xét.
Ê-kip chính quyền Hoa Kỳ nhiều lần lưu ý rằng họ không hài lòng với tiến độ Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ thỏa thuận «giai đoạn đầu». Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Pitterson, qua hai năm thỏa thuận mới chỉ hoàn thành được 62%. Trong khi đó, Trung Quốc có luận cứ phản biện nặng ký: thỏa thuận được ký kết trước đại dịch và không nên đổ lỗi cho Trung Quốc về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như sự biến động giá năng lượng. Mặt khác, hiện vẫn chưa rõ Washington sẵn sàng thực hiện những bước đi cụ thể nào. Đòn bẩy để ép buộc Trung Quốc ngày càng ít, trong khi Hoa Kỳ, trái lại, ngày càng phải gánh chịu thêm những tác động phụ của cuộc chiến thương mại. Năm ngoái, lạm phát ở Hoa Kỳ đã vượt mức 6% - là con số kỷ lục trong vòng 30 năm qua.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.