https://kevesko.vn/20220125/doc-gia-khong-thich-dieu-gi-trong-noi-dung-cuon-sach-cua-dai-su-my-ve-viet-nam-13451215.html
Độc giả không thích điều gì trong nội dung cuốn sách của Đại sứ Mỹ về Việt Nam?
Độc giả không thích điều gì trong nội dung cuốn sách của Đại sứ Mỹ về Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Murray Hiebert gần đây đã đưa ra một số nhận xét liên quan đến việc xuất bản cuốn sách của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius... 25.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-25T18:40+0700
2022-01-25T18:40+0700
2022-01-25T18:57+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
ted osius
sách
quan hệ mỹ-việt
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/147/88/1478822_0:129:3185:1921_1920x0_80_0_0_f6a244fa03103ce0fcd1d9f350b86023.jpg
Hồi ức của "Đại sứ nhân dân"Vào mùa thu năm ngoái, cuốn sách của cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã được xuất bản. Thực tế, đây là hồi ký của nhà ngoại giao không chỉ làm đại sứ tại Việt Nam năm 2014-2017, mà về khoảng thời gian kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995, phục vụ chính sách đối ngoại của Mỹ về Việt Nam và không chỉ là một nhân chứng, mà còn là người tham gia các sự kiện như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton và Obama, chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 và các trang quan trọng khác trong lịch sử quan hệ song phương.Cuốn sách kể về nhiều chính trị gia Hoa Kỳ và Việt Nam, những người góp công sức trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.Đồng thời, Osius dành khá nhiều trang sách để mô tả thái độ của những người dân thường - người Việt Nam và người Mỹ - đối với quá trình hòa giải. Phải nói sự hiểu biết về tâm trạng người dân Việt Nam đã được giúp đỡ bằng kiến thức tiếng Việt của đại sứ Mỹ và thói quen đạp xe quanh Hà Nội, nơi ông được đặt biệt danh là "đại sứ nhân dân."Cuốn sách được viết rất xúc động, sống động và niềm tin lời của Ted Osius:Và vị đại sứ tự hào kết luận trong cuốn sách của mình rằng: “Hai quốc gia chúng ta đã có một bước chuyển biến đáng kể từ thù địch sang hữu nghị và đã chứng minh rằng thực sự không có gì là không thể”. Trong cuộc chuyển đổi hòa bình này chắc chắn có sự đóng góp của Osius.Không phải ai cũng đồng ý với cựu đại sứMurray Hiebert là phóng viên tại Hà Nội của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, trước khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ông viết rất nhiều, với kiến thức về vấn đề này, vì ông là thành viên của nhiều tổ chức và văn phòng ở Việt Nam. Ông chắc chắn là một trong những chuyên gia giỏi nhất về Việt Nam ở Mỹ, mặc dù công việc của ông thiếu chiều sâu học thuật. Ông hiện là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC.Theo ý kiến của Hiebert, Ted Osius đã mắc 2 sai lầm trong cuốn sách. Thứ nhất, ông không chỉ ra việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vì tội tham nhũng. Thứ hai, sách nói sai sự thật việc sau khi ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị quản thúc tại gia sau khi thôi giữ chức ngoại trưởng năm 1991. Hiebert kể lại ông đã đích thân gặp ông Nguyễn Cơ Thạch sau khi đã từ chức.Và không chỉ ra cụ thể nguồn thông tin, Hiebert cho biết một số lãnh đạo ở Hà Nội không thích cuốn sách của Ted Osius, vì nó chứa quá nhiều chi tiết về nội dung các cuộc gặp gỡ của ông với các chính khách Việt Nam.Tuy nhiên, có quan điểm khác. Tại buổi ra mắt sách tại Washington vào tháng 8/2021, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc, đánh giá cao về ấn phẩm này, cho rằng đây là cuốn sách tham khảo rất có giá trị cho các nhà nghiên cứu, sử học, học giả, sinh viên và những người trực tiếp tham gia vào quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.Tôi nghĩ tất cả những ai nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và quan tâm đến quan hệ giữa Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ đồng ý với đánh giá này. Và, tất nhiên, sẽ rất thú vị khi đọc hồi ký của các đại sứ Hoa Kỳ khác tại Việt Nam, nếu họ viết ra.Về thái độ của chính phủ Việt Nam đối với Osius, có một thực tế đáng chú ý sau đây: ông trở thành Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam được trao Huân chương Hữu nghị. Đúng vậy, điều này xảy ra trước khi cuốn sách «Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam» được xuất bản ra công chúng.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20180413/cuu-dai-su-my-Osius-roi-nganh-ngoai-giao-vi-phan-doi-truc-xuat-nguoi-viet-5199086.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/147/88/1478822_227:0:2958:2048_1920x0_80_0_0_68a36cf34af9121b9c409a6fa56113e8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, ted osius, sách, quan hệ mỹ-việt, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, ted osius, sách, quan hệ mỹ-việt, tác giả
Độc giả không thích điều gì trong nội dung cuốn sách của Đại sứ Mỹ về Việt Nam?
18:40 25.01.2022 (Đã cập nhật: 18:57 25.01.2022) Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Murray Hiebert gần đây đã đưa ra một số nhận xét liên quan đến việc xuất bản cuốn sách của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius «Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam» (Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), theo Pyotr Tsvetov, nhà báo từ Sputnik viết.
Hồi ức của "Đại sứ nhân dân"
Vào mùa thu năm ngoái, cuốn sách của cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã được xuất bản. Thực tế, đây là hồi ký của nhà ngoại giao không chỉ làm đại sứ tại Việt Nam năm 2014-2017, mà về khoảng thời gian kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995, phục vụ chính sách đối ngoại của Mỹ về Việt Nam và không chỉ là một nhân chứng, mà còn là người tham gia các sự kiện như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton và
Obama, chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 và các trang quan trọng khác trong lịch sử quan hệ song phương.
Cuốn sách kể về nhiều
chính trị gia Hoa Kỳ và Việt Nam, những người góp công sức trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Đồng thời, Osius dành khá nhiều trang sách để mô tả thái độ của những người dân thường - người Việt Nam và người Mỹ - đối với quá trình hòa giải. Phải nói sự hiểu biết về tâm trạng người dân Việt Nam đã được giúp đỡ bằng kiến thức tiếng Việt của đại sứ Mỹ và thói quen đạp xe quanh Hà Nội, nơi ông được đặt biệt danh là "đại sứ nhân dân."
Cuốn sách được viết rất xúc động, sống động và niềm tin lời
của Ted Osius:
“Tôi yêu Việt Nam, tôi yêu con người, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của đất nước này”.
Và vị đại sứ tự hào kết luận trong cuốn sách của mình rằng: “Hai quốc gia chúng ta đã có một bước chuyển biến đáng kể từ thù địch sang hữu nghị và đã chứng minh rằng thực sự không có gì là không thể”. Trong cuộc chuyển đổi hòa bình này chắc chắn có sự đóng góp của Osius.
Không phải ai cũng đồng ý với cựu đại sứ
Murray Hiebert là phóng viên tại Hà Nội của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, trước khi bình thường hóa
quan hệ Việt - Mỹ. Ông viết rất nhiều, với kiến thức về vấn đề này, vì ông là thành viên của nhiều tổ chức và văn phòng ở Việt Nam. Ông chắc chắn là một trong những chuyên gia giỏi nhất về Việt Nam ở Mỹ, mặc dù công việc của ông thiếu chiều sâu học thuật. Ông hiện là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC.
Theo ý kiến của Hiebert, Ted Osius đã mắc 2 sai lầm trong cuốn sách. Thứ nhất, ông không chỉ ra việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vì tội tham nhũng. Thứ hai, sách nói sai sự thật việc sau khi ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị quản thúc tại gia sau khi thôi giữ chức ngoại trưởng năm 1991. Hiebert kể lại ông đã đích thân gặp ông Nguyễn Cơ Thạch sau khi đã từ chức.
Và không chỉ ra cụ thể nguồn thông tin, Hiebert cho biết một số lãnh đạo ở Hà Nội không thích cuốn sách của Ted Osius, vì nó chứa quá nhiều chi tiết về nội dung các cuộc gặp gỡ của ông với các chính khách Việt Nam.
Tuy nhiên, có quan điểm khác. Tại buổi ra mắt sách tại Washington vào tháng 8/2021, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc, đánh giá cao về ấn phẩm này, cho rằng đây là cuốn sách tham khảo rất có giá trị cho các nhà nghiên cứu, sử học, học giả, sinh viên và những người trực tiếp tham gia vào quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ tất cả những ai nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và quan tâm đến quan hệ giữa Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ đồng ý với đánh giá này. Và, tất nhiên, sẽ rất thú vị khi đọc hồi ký của các đại sứ Hoa Kỳ khác tại Việt Nam, nếu họ viết ra.
Về thái độ của chính phủ
Việt Nam đối với Osius, có một thực tế đáng chú ý sau đây: ông trở thành Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam được trao Huân chương Hữu nghị. Đúng vậy, điều này xảy ra trước khi cuốn sách «Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam» được xuất bản ra công chúng.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.