Vì sao Bộ Công an phải phối hợp với Bộ Quốc phòng điều tra vụ Việt Á?

© Ảnh : Minh Đức – TTXVNTrung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời các câu hỏi
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời các câu hỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Đăng ký
Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết sẽ điều tra vụ án Việt Á xuyên Tết và đang phối hợp với Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng cũng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Kế hoạch triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế gần 350.000 tỷ đồng, lộ trình mở cửa đất nước, khôi phục đường bay quốc tế thường lệ và du lịch sau Tết Nguyên đán, lùm xùm tố cáo vu khống liên quan chuyện nghệ sĩ từ thiện cũng như thực trạng “trên bảo dưới không nghe, ngăn sông cấm chợ”, gây khó cho người dân về quê ăn Tết được báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm.

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng phối hợp điều tra vụ Việt Á

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2022, phóng viên đề nghị Bộ Công an làm rõ hơn phát biểu của Thứ trưởng Lê Quốc Hùng về việc “đã phát hiện rất nhiều người liên quan đến vi phạm của Việt Á”, những người này là ai và liên quan thế nào đến Phan Quốc Việt cũng như vụ án.
Ngành y tế Bạc Liêu test nhanh truy vết COVD-19 trong cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Kit Việt Á mua nguyên liệu từ Trung Quốc, cú lừa hoàn hảo “tự hào made in Vietnam”
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay, liên quan đến vụ kit test nhanh Covid-19 của Công ty Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đang rất tích cực triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
“Kết quả hiện đang từng bước làm rõ bản chất của vụ việc và đã có chi tiết mới”, ông Tô Ân Xô nói.
Cụ thể, theo người phát ngôn Bộ Công an, hiện nay cơ quan cảnh sát điều tra đang phối hợp, trao đổi thông tin với 3 đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cục Kiểm tra hình sự Bộ Quốc phòng để xử lý các vấn đề liên quan.
“Trong đó có thu thập hồ sơ, tài liệu và xác định các sai phạm… Vụ việc này liên quan đến rất nhiều cá nhân”, người phát ngôn Bộ Công an nêu rõ.
Đối với kết quả thu hồi tài sản, theo ông Xô, ngoài thông tin trước đó đã nêu, tại họp báo hôm nay đại diện Bộ Công an thông tin cụ thể thêm nhiều vấn đề đáng chú ý.
Thứ nhất, Cơ quan điều tra đã thu giữ kê biên phong tỏa, ngăn chặn giao dịch bất động sản và tài khoản giá trị là 1.220 tỷ đồng. Trong đó có 380 tỷ đồng tiền mặt và giá trị bất động sản vào khoảng 840 tỷ đồng và “đang rất tích cực điều tra”.
Thứ hai, Cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan an ninh của Bộ Công an đang tích cực tiến hành các công tác nghiệp vụ để làm rõ một số hành vi trục lợi liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
“Các cơ quan điều tra của Bộ Công an sẽ làm xuyên Tết và sẽ thông tin sớm đến báo chí”, tướng Tô Ân Xô nói và nhấn mạnh.
Cũng theo vị lãnh đạo, tinh thần của Bộ Công an là điều tra rất tích cực để sớm có kết luận.

Học viện Quân Y liên quan vụ Việt Á?

Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc Bộ Công an phối hợp với Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng làm rõ vụ Việt Á.
Như đã biết, hồi đầu năm 2020, trong bối cảnh xuất hiện dịch Covid-19 và thiếu hụt sinh phẩm xét nghiệm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, trong đó có việc chế tạo bộ sinh phẩm PCR do Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp.
Đề tài đã được đánh giá nghiệm thu giai đoạn 1 vào ngày 3/3/2020 và Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm chẩn đoán đã cấp đăng ký lưu hành. Sau đó, Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành tạm thời 6 tháng cho sản phẩm vào tuần đầu tháng 3/2020.
TP Hồ Chí Minh: Bắt tạm giam Giám đốc Công ty Nam Phong vì nâng khống giá kit test Việt Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2022
Đại dịch COVID-19
Thêm đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ Việt Á
Tối ngày 4/3/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Quyết định số 744/QĐ- BYT ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus corona mới (COVID-19) được cấp số đăng ký.
Sinh phẩm chẩn đoán in vitro có số đăng ký SPCĐ-TTB-TT-01-02 và số đăng ký SPCĐ-TTB-TT-02-02. Hai sinh phẩm này do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đăng ký, đây cũng là đơn vị phối hợp với Học viện Quân y để thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo Bộ Sinh phẩm RT-PCR và Realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus corona mới (COVID-19).
Cũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả bước đầu đánh giá bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) SARS-CoV-2 của Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện.
Đặc biệt, bộ test kit của Học viện Quân y và Việt Á này đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá về độ nhạy (xác định ngưỡng phát hiện tối thiểu thông qua số bản copy của SARS-CoV-2), độ đặc hiệu (xác định phản ứng chéo của sinh phẩm với các virus gây viêm đường hô hấp cấp: SARS-CoV, cúm A/H1pdm09, A/H3, A/H5, B và các mẫu âm tính khác), độ ổn định (xác định tính tương thích của sinh phẩm với các hệ thống máy Realtime PCR: ABI-7500 fast, Lifecycle (Roche), CFX-96 (Biorad), Rotorgen (Qiagen)). Các thử nghiệm đánh giá được lặp lại 3 lần/bộ sinh phẩm.
Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, 5 bộ test kit của Học viện Quân y có độ nhạy ổn định sau 3 lần lặp lại, có thể phát hiện SARS-CoV-2 (ở 1x105) bản copy.
Tiếp đó, tại cuộc họp diễn ra ngày 4/3, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch thông tin rằng “Học viện Quân y đã nghiên cứu thành công bộ sinh phẩm chẩn đoán Covid-19, hiện đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ gửi về Bộ Y tế xem xét”.
Do đó, rõ ràng, trong vụ án Việt Á này, cơ quan điều tra cũng đang xem xét trách nhiệm liên đới của đơn vị nghiên cứu tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp hôm qua 27/1 đã chỉ đạo tiếp tục điều tra “tích cực hơn nữa” vụ nâng giá kit test Việt Á và sớm đưa các đối tượng liên quan ra xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Về lùm xùm tố cáo từ thiện

Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô đã trả lời vấn đề liên quan tới một số nghệ sĩ có đơn thư về việc có một số “người đã tố cáo” sai sự thật về hoạt động từ thiện.
“Cơ quan cảnh sát mới đây đã khẳng định không có trục lợi trong hoạt động làm từ thiện của một số nghệ sĩ. Xin hỏi những người vu khống có bị xử lý không?”, phóng viên đặt vấn đề.
Trung tướng Tô Ân Xô đã thẳng thắn cho biết, vu khống sẽ bị xử lý, tùy từng mức độ hoặc dân sự, hoặc hình sự.
Quốc hội thực hiện nghi lễ chào cờ Phiên bế mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Quốc hội ‘thêm quyền’ cho Thủ tướng, yêu cầu điều tra vụ Việt Á, duyệt gói hỗ trợ lịch sử
“Tôi nghĩ câu hỏi này chưa phản ánh hết được mong muốn của các bạn phóng viên”, tướng Xô nói.
Người phát ngôn Bộ Công an làm rõ hơn, cõ lẽ các bạn muốn hỏi khi người bị tố cáo lại tố cáo ngược lại thì có xử lý không, cụ thể là các nghệ sĩ có đơn thư tố cáo gửi cơ quan công an về người đã tố cáo nghệ sĩ.
“Chúng tôi xin trả lời rằng, khi cơ quan công an nhận tin báo tố giác tội phạm, hoặc nhận được đơn tố cáo, chúng tôi sẽ tiếp nhận và sẽ xử lý theo đúng trình tự tố tụng. Mức độ đến đâu sẽ xử lý đến đó”, người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh.

Bao giờ mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế?

Tại họp báo thường kỳ, báo giới đặt vấn đề về việc nhiều doanh nghiệp hàng không, du lịch dự kiến mở cửa du lịch quốc tế trong tháng 2, sớm hơn kế hoạch ban đầu là 1/5/2022.
Đối với vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện tại Việt Nam đã mở lại 10 đường bay quốc tế trong những ngày qua, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt với đồng bào xa quê.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Tướng Tô Ân Xô ám chỉ không thế lực nào can thiệp nổi vụ điều tra Việt Á?
“Về việc mở lại đường bay quốc tế, điều kiện quan trọng nhất không phải máy bay, không phải vận tải mà là tình hình kiểm soát dịch của đất nước”, ông Đông nhấn mạnh.
Bộ GTVT đã kiến nghị phương án mở lại tất cả chuyến bay quốc tế từ 1/5. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc tiến trình tiêm phủ vaccine sắp tới.
“Ngoài ra, chúng ta phải tôn trọng quy định của những nước mà ta kết nối đến. Việc này cần thời gian trao đổi giữa các nhà chức trách hàng không để có sự thống nhất về quy trình kiểm soát các chuyến bay, đảm bảo an toàn dịch bệnh”, ông Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.
© Ảnh : Minh Đức – TTXVNThứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông trả lời các câu hỏi
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông trả lời các câu hỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông trả lời các câu hỏi
Đại diện Bộ GTVT cho biết thêm, nếu độ bao phủ tốt, dịch bệnh được kiểm soát thì việc mở lại đường bay quốc tế có thể sớm hơn.
“Bộ GTVT sẽ rà soát lại sau Tết, nếu đủ điều kiện mở lại toàn bộ các đường bay chúng tôi sẽ kiến nghị mở sớm hơn với những phương án cụ thể trên cơ sở thống nhất với các quốc gia chúng ta khôi phục đường bay”, Thứ trưởng Đông thông tin.

Gói hồi phục kinh tế 350.000 tỷ sẽ triển khai thế nào?

Về triển khai gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế trị giá gần 350.000 tỷ đồng, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng là gói hỗ trợ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt coi trọng với nhiều giải pháp để phục hồi kinh tế sau 2 năm dịch bệnh Covid-19.
“Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan và như Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP vừa thông tin, ngay cuộc họp sáng nay, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ một nghị quyết gồm 2 nội dung về chương trình phục hồi và triển khai Nghị quyết 43 Quốc hội khóa XV về chính sách tài khóa tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi”, ông Đông cho biết.
Cùng với đó, Bộ KH&ĐT đã báo cáo Chính phủ thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp đồng bộ.
Nhóm 1: Mở cửa nền kinh tế gắn với nâng cao năng lực kinh tế phòng chống dịch bệnh. Vừa qua số lượng người nhiễm bệnh COVID-19 rất nhiều, gây áp lực cho nền kinh tế và y tế, đặc biệt là y tế dự phòng. Đây là nhiệm vụ cần tiếp tục được triển khai.
Nhóm 2: Đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, hỗ trợ cho người lao động làm việc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Long nói về tham nhũng ngành y, Kiên Giang thanh tra vụ mua kit test Việt Á
Nhóm 3: Hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong đó có nhiều giải pháp cần tiếp tục tiển khai như: hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ phí trước bạ, cho vay không lãi suất…
Nhóm 4: Phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn lực đầu tư công để hoàn thành dứt điểm tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông.
Nhóm 5: Tiếp tục cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính. Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng trong lúc chúng ta mở cửa phục hồi đón các nhà đầu tư quay trở lại.
Theo Thứ trưởng, trong Nghị quyết này, Bộ KH&ĐT cũng tham mưu Chính phủ cần cơ bản với tính cấp bách như vậy, cần triển khai ngay gói hỗ trợ và giải ngân ngay trong 2 năm 2022-2023. Với những nhiệm vụ đưa ra cho các bộ, ngành phải triển khai ngay, chậm nhất trong quý I/2022. Hiện nay một số nhiệm vụ các bộ, ngành đã chủ động thực hiện như chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành
“Dự thảo Nghị quyết dài 20 trang, trong đó có 10 trang giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để phối hợp chặt chẽ với nhau. Đồng thời, có các cơ chế giám sát như: Mặt trận Tổ quốc, Kiểm toán Nhà nước… để đảm bảo chương trình triển khai minh bạch”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nêu rõ.
Trong Nghị quyết cũng giao Bộ KH&ĐT làm đầu mối đôn đốc các bộ, ngành triển khai các giải pháp, kịp thời báo cáo Quốc hội năm 2022, 2023 và tổng kết vào cuối năm 2024. Theo ông Đông, Chính phủ rất tích cực triển khai sau khi có Nghị quyết 43.
“Trong ngày hôm nay Bộ KH&ĐT sẽ hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị quyết này để cố gắng ban hành trước Tết”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

“Địa phương không tự ý ban hành quy định riêng”

Cũng tại họp báo thường kỳ hôm nay, vấn đề “trên bảo dưới không nghe” tiếp tục được báo giới đề cập. Theo đó, dù đã có Nghị quyết 128 và tinh thần thích ứng an toàn với dịch, nhiều địa phương vẫn “mạnh ai nấy làm”, ban hành nhiều quy định khó khăn cho người dân.
Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, để đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết 128, Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo các địa phương không được tự ý ban hành các quy định riêng, khi không được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền.
“Về nguyên tắc, các địa phương phải thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế”, ông Sơn lưu ý.
Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhắc lại, quan điểm của Chính phủ là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về quê đón Tết sau một năm rất vất vả.
COVID-19: Đắk Lắk ghi nhận trên 6.500 ca nhiễm SARS-CoV-2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
‘Xin thề tôi trong sạch’ và ‘quả bom nổ chậm’ Việt Á
Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần quán triệt trong các cuộc họp, kể cả Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch, kể cả các cuộc họp Chính phủ thường kỳ, đều quán triệt việc này. Tinh thần chuyển trạng thái thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng không được chủ quan, mất cảnh giác, đặc biệt trong bối cảnh tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam rất cao. Tỷ lệ tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên cơ bản là 100%, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt chống chỉ đinh.
“Tuy nhiên, một số địa phương vừa xong đúng là có tình trạng ban hành một số quyết định gây khó khăn, thậm chí là bức xúc cho người dân”, ông Sơn thừa nhận.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trước tình hình ấy, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Công điện 64 ngay trong đêm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định tổ chức các biện pháp y tế, cách ly, rồi vấn đề đi lại của người dân, vấn đề đón người dân về quê ăn Tết.
© Ảnh : Minh Đức – TTXVNBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi họp
Đặc biệt, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân thì phải đảm bảo thống nhất trong công tác phòng chống dịch và yêu cầu các địa phương không được đặt ra những quy định về phòng chống dịch trái với hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như của Chính phủ, để gây những khó khăn không cần thiết cho người dân, nhất là trong dịp Tết cổ truyền, nhân dân về quê ăn Tết.
“Sau khi có công điện này, chúng tôi kiểm tra thì các địa phương đã chấn chỉnh kịp thời”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала