Lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không sinh, không diệt, đừng sợ hãi

© Ảnh : Mai Trang - TTXVNThực hiện nghi lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thực hiện nghi lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Đăng ký
Sau 7 ngày tâm tang, di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được môn đồ pháp quyến và hàng ngàn Phật tử hộ tống đến Công viên Vĩnh Hằng để làm lễ Trà tỳ.
Dự kiến, xá lợi Thiền sư sẽ được cung thỉnh về chùa Từ Hiếu và được an vị tại các trung tâm của Làng Mai trên khắp thế giới mà không cần phải xây tháp.

Lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ sớm ngày 29/1 (nhằm 27 tháng Chạp), hàng nghìn người dân, Phật tử và tăng ni đã có mặt tại chùa Từ Hiếu để dự lễ di quan, đưa tiễn Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến Công viên Vĩnh Hằng (Huế) để thực hiện nghi lễ Trà tỳ (hỏa táng).
Chương trình lễ Trà Tỳ bắt đầu lúc 6 giờ với lễ Cung tiễn và Phát hành. Buổi lễ có sự tham gia của đông đảo chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, Phật tử và môn đồ đệ tử của Thiền sư.
Sau đó, đại diện Đạo tràng Mai Thôn (Làng Mai), chùa Từ Hiếu đã cung tuyên tiểu sử Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đồng thời bày tỏ cảm tạ các bậc tôn đức tăng ni, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đến dự, hỗ trợ lễ tang trong những ngày tâm tang vừa qua.
© Ảnh : Mai Trang - TTXVNLễ Thiên quan rước kim quan của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến địa điểm Trà tỳ.
Lễ Thiên quan rước kim quan của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến địa điểm Trà tỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Lễ Thiên quan rước kim quan của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến địa điểm Trà tỳ.
Khoảng 7h30, linh cữu Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu được di chuyển khỏi chùa Từ Hiếu với sự hộ tống của hàng ngàn tăng ni, Phật tử. Nơi hỏa táng là Công viên Vĩnh Hằng nằm cách chùa khoảng 8 km. Người dân đi bộ gần 2 km rồi chuyển sang di chuyển bằng các phương tiện cá nhân.
Không giống như những tang lễ Phật giáo khác, khi đưa tang mọi người đều niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để cầu nguyện cho người mất về cõi Tây phương Cực lạc, tại lễ tang của Thiền sư Nhất Hạnh, tăng ni Phật tử đều chắp tay im lặng trong chánh niệm.
Một Phật tử đến từ Đà Nẵng chia sẻ, anh cảm thấy rất vinh hạnh khi có mặt cùng mọi người tham gia lễ đưa tiễn Sư ông Làng Mai, một bậc thầy Giác ngộ. Những người đến đây đều cảm thấy hoan hỷ trong chánh niệm.
Đúng 9 giờ sáng, kim qua Thiền sư Thích Nhất Hạnh được đưa vào đài hỏa thiêu để thực hiện nghi lễ Trà tỳ.
Các sư thầy họp bàn chương trình lễ tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
Dalai Lama, Martin Luther King và điều đặc biệt về thiền sư Thích Nhất Hạnh
Các môn đệ Làng Mai cùng các tăng ni thực hiện thiền hành quanh khu vực Trà tỳ để tâm niệm và mật niệm cúng dường. Mọi người cũng cùng nhau ngồi thiền, nghe đọc bài thơ "Tìm nhau" và "Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai" do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng tác.
Dự kiến Tăng thân Làng Mai sẽ cung thỉnh xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu vào 6h sáng mai ngày 30/1. Xá lợi sau đó sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên khắp thế giới mà không cần phải xây tháp.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch lúc 0h ngày 22/1 ở tuổi 96, tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Thiền sư còn là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và là một nhà hoạt động hòa bình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức nhiều buổi thuyết giảng thu hút số đông người tham dự, cả ở trong và ngoài nước. Thiền sư còn là tác giả của hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị, nhiều cuốn trong đó viết bằng tiếng Anh.
Thầy đã khai phá và phát triển những pháp môn thiền tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…
Ngoài ra, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng tổ chức nhiều Đại giới đàn và lễ Truyền đăng, Việt hóa các nghi lễ và tân tu giới bản Phật giáo cho hàng đệ tử sau này.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng được suy tôn Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Hòa thượng Thích Trí Quảng được suy tôn Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Mục sư, nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu người Mỹ Martin Luther King đã tôn vinh Thiền sư Thích Nhất Hạnh như "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Ngài cho Giải Nobel Hòa bình năm 1967.
Trong suốt gần 40 năm hoằng hóa tại nước ngoài, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người tiên phong mang pháp môn chánh niệm đến phương Tây, góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 xuất sĩ, hàng triệu cư sĩ và hàng trăm triệu độc giả trên toàn thế giới.
Trong bức thư ghi ngày 26/10/2018 do Làng Mai công bố, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rõ tâm nguyện mong muốn trở về Tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng.
Trong thư, Thiền sư cho biết sứ mệnh hoằng pháp ở cả phương Đông và phương Tây đã phần nào thành tựu. Ngài muốn trở về nơi đất Tổ và xây dựng nề nếp tu học tại Tổ đình, để có mặt với cùng chư huynh đệ và con cháu chùa Từ Hiếu.
“Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa", thư viết.
Tháng 10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu và tịnh dưỡng ở đó cho đến ngày viên tịch. Trước đó, sau khi hồi phục khỏi tai biến, Ngài rời Pháp trở về Làng Mai tại Thái Lan và lưu lại đó một thời gian.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2022
Tiễn biệt Thiền sư Thích Nhất Hạnh về với “Đường xưa mây trắng”
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала