https://kevesko.vn/20220208/nhung-ngay-quyet-dinh-dang-den-putin-giai-thich-nhung-gi-voi-macron-trong-gan-6-gio-13625728.html
Những ngày quyết định đang đến. Putin giải thích những gì với Macron trong gần 6 giờ?
Những ngày quyết định đang đến. Putin giải thích những gì với Macron trong gần 6 giờ?
Sputnik Việt Nam
Cuộc hội đàm giữa Vladimir Putin và Emmanuel Macron bắt đầu vào thứ Hai và kết thúc vào thứ Ba. Ngay giữa chiến dịch tranh cử, Paris đang đảm nhận vai trò... 08.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-08T16:29+0700
2022-02-08T16:29+0700
2022-02-09T13:06+0700
pháp
emmanuel macron
nga
vladimir putin
ukraina
xung đột
hội nghị hội đồng nga-nato
thế giới
chính trị
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/08/13625646_0:116:3233:1934_1920x0_80_0_0_386fabd2cb2eb3e8e2ff7e58ad16eb5a.jpg
Song song với sự kiện đó, không muốn bị gạt ra ngoài vòng dàn xếp ngoại giao, Olaf Scholz đã gặp Joe Biden tại Washington. Ngay sau đó, Thủ tướng Đức cũng sẽ có mặt tại Moskva.6 giờ đàm phánTrước chuyến thăm Moskva, trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Journal du Dimanche, Emmanuel Macron đã nói về những lý do khiến tình hình Ukraina trở nên xấu đi. Một trong số đó là việc không diễn ra hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO. Tổng thống Pháp lưu ý chỉ có những cuộc gặp trực tiếp mới giúp tránh được đụng độ quân sự, bởi vì mục tiêu của Nga "không phải là Ukraina, mà là việc làm rõ các quy tắc".Trước đây, Macron đã đề xuất định dạng lại hệ thống an ninh châu Âu để bao gồm cả Moskva trong đó. Nhưng đề nghị này đã không được trả lời. Lần này, nhà lãnh đạo Pháp một lần nữa lưu ý không thể bình thường hóa tình hình quốc tế nếu không đối thoại với Nga. Macron đến Moskva muộn 40 phút, khi đã sau 5 giờ chiều. Máy bay của ông đứng nửa giờ trên đường băng ở Vnukovo. Đã mấy lần có người lên xuống máy bay, nhưng vị khách quý vẫn chưa đi ra ngoài. Thậm chí trước chuyến bay, ông đã nói chuyện điện thoại với Joe Biden, khẳng định ủng hộ chủ quyền của Ukraina.Hai tổng thống đã trao đổi một vài câu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Macron cũng gọi chủ nhà bằng "bạn" và bằng tên riêng. Khoảng cách giữa hai tổng thống là một chiếc bàn lớn, nơi tiếp đón tất cả các vị khách của Điện Kremlin. Sau nghi thức, họ lui vào dùng bữa - làm việc. Gần nửa đêm giới báo chí mới được tiếp cận.Cuộc đàm phán, kéo dài gần 6 giờ, rõ ràng không dễ dàng. Trong bài phát biểu khai mạc, Putin nhấn mạnh yêu cầu về việc bảo đảm an ninh từ NATO, và sau đó mới xem xét đến tình hình ở quốc gia láng giềng. Nhận thấy điểm dừng chân tiếp theo của Tổng thống Pháp là ở thủ đô Ukraina, ông đã liệt kê những vấn đề của giới lãnh đạo Kiev hiện nay: không tuân thủ các nghĩa vụ được giao, phân biệt đối xử với người dân Nga, đàn áp các đối thủ chính trị. Và ông Putin thậm chí còn trêu đùa một chút về Piotr Poroshenko, người bị nghi ngờ là phản quốc ở quê hương của mình - đề nghị cho ông ta tị nạn, như người tiền nhiệm Viktor Yanukovych.Nhưng hoàn toàn không có một chút bóng gió nào, ông nhiều lần cảm ơn đồng nghiệp Pháp về chuyến thăm, dành thời gian và mong muốn giải quyết khủng hoảng. Đây là một sứ mệnh cao cả, ông Putin nhấn mạnh. Một số đề xuất "hoàn toàn khả thi để làm cơ sở cho các bước tiếp theo về Ukraina". Chúng sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong những ngày tới.Nhưng dần dần từng bước một, Putin nhắc nhở điều chính: việc NATO không mở rộng là vấn đề sống còn đối với Nga. Nếu Ukraina gia nhập liên minh và cố gắng giành lại Crưm bằng các biện pháp quân sự, các nước châu Âu sẽ tự động bị lôi kéo vào cuộc xung đột - trái với ý muốn của họ". Trong một cuộc chiến tranh như vậy, chắc chắn sẽ không có kẻ chiến thắng.Nhà lãnh đạo Nga vẫn đang chờ phản hồi về yêu cầu đảm bảo an ninh. Trong các đề xuất của Moskva “không có một điểm nào là không thể thực hiện được”. Macron cũng nhắc lại ý tưởng của mình: lập trường của châu Âu và Nga rất khác nhau, nhưng cần phải đàm phán và xây dựng một trật tự an ninh và ổn định mới trên lục địa. Và không có sự thay thế nào cho các thỏa thuận Minsk. Cả hai tổng thống đều hoàn toàn đồng ý với điều này.Mối quan tâm của MacronPháp, hiện đang giữ chức chủ tịch EU, theo truyền thống chủ trương đối thoại với Nga. Ngoài ra, sau sự thay đổi quyền lực ở Đức, Paris đang phấn đấu trở thành nước đi đầu trong các cuộc đàm phán an ninh giữa Moskva và phương Tây, và Macron nỗ lực để gia tăng cơ hội của mình trong các cuộc bầu cử sắp tới.Cuộc đua tranh cử đang diễn ra gay cấn, sự ganh đua giữa các ứng cử viên chính được đốt nóng đến mức không tưởng. Mặc dù Macron vẫn chưa chính thức ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai, nhưng theo các cuộc thăm dò dư luận, ông đang dẫn đầu. Nhưng có nhiều người không hài lòng với chính sách đối nội của ông: trên hết, người Pháp chỉ trích cải cách lương hưu và các lệnh cấm thô bạo. Vì vậy, thành công trong chính sách đối ngoại sẽ rất hữu ích.Trong số các đối thủ của Macron, ứng cử viên "Cộng hòa" Valerie Pekress đang có thành tích tốt nhất với 16,5%. Nhân vật cánh hữu Eric Zemmour, người bắt đầu chiến dịch tranh cử quá nhanh và sau đó bị đình trệ, đã đuổi kịp thủ lĩnh của "National Rally" Marine Le Pen, mỗi người có 14%. Nhân tiện xin nhắc lại, chính bà Le Pen ủng hộ Moskva trong vấn đề với Ukraina, cáo buộc Brussels xâm phạm vùng ảnh hưởng của Nga và kích động căng thẳng.Ông Scholz ở đâu?Thủ tướng Đức sẽ sớm bay đến Moskva. Ông có một cuộc chạy marathon ngoại giao lớn: đàm phán ở Mỹ và Nga, sau đó là cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Pháp và Ba Lan ở Berlin, đàm phán với Tổng thống Litva, cũng như thủ tướng của Estonia và Latvia.Gần đây, Olaf Scholz đã bị chỉ trích nặng nề ở EU, ở Washington và chính ở Đức. Các nhà báo thắc mắc người đứng đầu chính phủ Đức đang làm gì trong khi Macron liên tục gọi điện cho Putin. Thậm chí còn có một hashtag truyện tranh tên là WoIstScholz (“Scholz ở đâu?”).Ông hiện đang thăm Washington. Trọng tâm là triển vọng tương tác với Moskva và cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina. Berlin lo ngại việc Washington bị mất lòng tin với tư cách là một đồng minh không đáng tin cậy trên trường quốc tế. "Đó là một chuyến đi muộn màng", Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đối lập, nói với thủ tướng.Thật vậy, Scholz đã đến Washington 2 tháng sau khi lên nắm quyền. Người tiền nhiệm Angela Merkel vào năm 2005 đã thu xếpđể thăm cả Hoa Kỳ và Nga trong thời gian này. Và Gerhard Schroeder bay đến Nhà Trắng 2 tuần rưỡi sau đó.Thủ tướng Đức cũng bị chỉ trích vì lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Ông tránh nói về đường ống dẫn khí "Dòng Bắc- 2” khi thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống Nga có thể có. Ông chỉ thận trọng lưu ý "không có gì bị loại trừ". Ngay cả trong hàng ngũ đảng Dân chủ Xã hội, vốn có truyền thống thân thiện với Moskva, phe "diều hâu" vẫn thường xuyên lên tiếng, kêu gọi đe dọa đóng cửa "Dòng Bắc- 2” hoặc thảo luận cách khác để giúp Ukraina.Ngoài ra, Berlin kiên quyết chống lại việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev. Hầu hết người dân Đức, theo các nhà xã hội học, ủng hộ quyết định của chính phủ. Pháp cũng đang làm như vậy: trong 8 năm xung đột ở Donbass, chính quyền Ukraina chỉ nhận được từ Paris trực thăng dân sự và một số thiết bị radar.Khi "định dạng Norman" xuất hiện, Berlin đảm nhận vai trò lãnh đạo từ phương Tây. Khi đó bà Angela Merkel nắm quyền. Và Pháp tiếp bước sau Đức. Paris hiện nay nắm lấy vai trò dẫn đầu.
https://kevesko.vn/20220208/o-ukraina-lo-ngai-ve-chuyen-tham-cua-macron-sau-cuoc-gap-voi-putin-13619316.html
https://kevesko.vn/20220207/ong-stoltenberg-nato-xem-xet-kha-nang-tang-cuong-luc-luong-o-phia-dong-13616337.html
https://kevesko.vn/20220208/an-pham-my-khuyen-khong-nen-de-mat-f-35-vi-ukraina-trong-cuoc-chien-voi-nga-13624512.html
https://kevesko.vn/20211125/matxcova-keu-goi-paris-va-berlin-thuc-giuc-kiev-tuan-thu-cac-thoa-thuan-minsk-12623540.html
https://kevesko.vn/20220208/trung-quoc-len-tieng-phan-doi-viec-mo-rong-nato-13620648.html
https://kevesko.vn/20220208/biden-de-doa-ket-lieu-dong-chay-phuong-bac--2-13617687.html
pháp
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/08/13625646_250:0:2981:2048_1920x0_80_0_0_0f62e544de5477579127dfe370ab49af.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
pháp, emmanuel macron, nga, vladimir putin, ukraina, xung đột, hội nghị hội đồng nga-nato, thế giới, chính trị, quan điểm-ý kiến, dòng chảy phương bắc-2
pháp, emmanuel macron, nga, vladimir putin, ukraina, xung đột, hội nghị hội đồng nga-nato, thế giới, chính trị, quan điểm-ý kiến, dòng chảy phương bắc-2
Những ngày quyết định đang đến. Putin giải thích những gì với Macron trong gần 6 giờ?
16:29 08.02.2022 (Đã cập nhật: 13:06 09.02.2022) Cuộc hội đàm giữa Vladimir Putin và Emmanuel Macron bắt đầu vào thứ Hai và kết thúc vào thứ Ba. Ngay giữa chiến dịch tranh cử, Paris đang đảm nhận vai trò cường quốc châu Âu và hứa hẹn một "giải pháp lịch sử" cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Một số đề xuất đưa ra được Điện Kremlin đánh giá là thực sự "khả thi".
Song song với sự kiện đó, không muốn bị gạt ra ngoài vòng dàn xếp ngoại giao, Olaf Scholz đã gặp Joe Biden tại Washington. Ngay sau đó, Thủ tướng Đức cũng sẽ có mặt tại Moskva.
Trước chuyến thăm Moskva, trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Journal du Dimanche, Emmanuel Macron đã nói về những lý do khiến tình hình Ukraina trở nên xấu đi. Một trong số đó là việc không diễn ra
hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO. Tổng thống Pháp lưu ý chỉ có những cuộc gặp trực tiếp mới giúp tránh được đụng độ quân sự, bởi vì mục tiêu của Nga "không phải là Ukraina, mà là việc làm rõ các quy tắc".
Trước đây, Macron đã đề xuất định dạng lại hệ thống an ninh châu Âu để bao gồm cả Moskva trong đó. Nhưng đề nghị này đã không được trả lời. Lần này, nhà lãnh đạo Pháp một lần nữa lưu ý không thể bình thường hóa tình hình quốc tế nếu không đối thoại với Nga.
“Chúng ta phải bảo vệ những người anh em châu Âu của mình bằng cách đưa ra một sự cân bằng mới cho phép duy trì hòa bình và chủ quyền. Điều này phải được thực hiện với sự tôn trọng nước Nga và sự hiểu biết về những đau thương trong lịch sử hiện đại của dân tộc và đất nước vĩ đại này", ông nhấn mạnh.
Macron đến Moskva muộn 40 phút, khi đã sau 5 giờ chiều. Máy bay của ông đứng nửa giờ trên đường băng ở Vnukovo. Đã mấy lần có người lên xuống máy bay, nhưng vị khách quý vẫn chưa đi ra ngoài. Thậm chí trước chuyến bay, ông đã nói chuyện điện thoại với Joe Biden, khẳng định ủng hộ chủ quyền của Ukraina.
“Emmanuel thân mến, tôi rất vui khi được gặp bạn”, Vladimir Putin chào ông tại Điện Kremlin.
Hai tổng thống đã trao đổi một vài câu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Macron cũng gọi chủ nhà bằng "bạn" và bằng tên riêng. Khoảng cách giữa hai tổng thống là một chiếc bàn lớn, nơi tiếp đón tất cả các vị khách của Điện Kremlin. Sau nghi thức, họ lui vào dùng bữa - làm việc. Gần nửa đêm giới báo chí mới được tiếp cận.
Cuộc đàm phán, kéo dài gần 6 giờ, rõ ràng không dễ dàng. Trong bài phát biểu khai mạc, Putin nhấn mạnh yêu cầu về
việc bảo đảm an ninh từ NATO, và sau đó mới xem xét đến tình hình ở quốc gia láng giềng. Nhận thấy điểm dừng chân tiếp theo của Tổng thống Pháp là ở thủ đô Ukraina, ông đã liệt kê những vấn đề của giới lãnh đạo Kiev hiện nay: không tuân thủ các nghĩa vụ được giao, phân biệt đối xử với người dân Nga, đàn áp các đối thủ chính trị. Và ông Putin thậm chí còn trêu đùa một chút về Piotr Poroshenko, người bị nghi ngờ là phản quốc ở quê hương của mình - đề nghị cho ông ta tị nạn, như người tiền nhiệm Viktor Yanukovych.
Nhưng hoàn toàn không có một chút bóng gió nào, ông nhiều lần cảm ơn đồng nghiệp Pháp về chuyến thăm, dành thời gian và mong muốn giải quyết khủng hoảng. Đây là một sứ mệnh cao cả, ông Putin nhấn mạnh. Một số đề xuất "hoàn toàn khả thi để làm cơ sở cho các bước tiếp theo về Ukraina". Chúng sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong những ngày tới.
Nhưng dần dần từng bước một, Putin nhắc nhở điều chính: việc NATO không mở rộng là vấn đề sống còn đối với Nga. Nếu Ukraina gia nhập liên minh và cố gắng giành lại Crưm bằng các biện pháp quân sự, các nước châu Âu sẽ tự động bị lôi kéo vào cuộc xung đột - trái với ý muốn của họ".
"Các bạn thậm chí sẽ không có thời gian để chớp mắt. Tất nhiên, ngài Tổng thống không muốn điều này và tôi cũng không muốn", - ông Putin cảnh báo.
Trong một cuộc chiến tranh như vậy, chắc chắn sẽ không có kẻ chiến thắng.
Nhà lãnh đạo Nga vẫn đang chờ phản hồi về yêu cầu đảm bảo an ninh. Trong các đề xuất của Moskva “không có một điểm nào là không thể thực hiện được”.
Hơn nữa, không thể trì hoãn câu trả lời: "Trong 30 năm qua, chúng tôi đã cố gắng thuyết phục không làm điều đó một, hai, ba — nhưng họ chỉ đơn giản là hoàn toàn không quan tâm đến những mối quan ngại, yêu cầu, đề xuất của chúng tôi".
Macron cũng nhắc lại ý tưởng của mình: lập trường của châu Âu và Nga rất khác nhau, nhưng cần phải đàm phán và xây dựng một trật tự an ninh và ổn định mới trên lục địa. Và không có sự thay thế nào cho các thỏa thuận Minsk. Cả hai tổng thống đều hoàn toàn đồng ý với điều này.
25 Tháng Mười Một 2021, 18:45
Pháp, hiện đang giữ chức chủ tịch EU, theo truyền thống chủ trương đối thoại với Nga. Ngoài ra, sau sự thay đổi quyền lực ở Đức, Paris đang phấn đấu trở thành nước đi đầu trong các cuộc đàm phán an ninh giữa Moskva và phương Tây, và Macron nỗ lực để gia tăng cơ hội của mình trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Cuộc đua tranh cử đang diễn ra gay cấn, sự ganh đua giữa các ứng cử viên chính được đốt nóng đến mức không tưởng. Mặc dù Macron vẫn chưa chính thức ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai, nhưng theo các cuộc thăm dò dư luận, ông đang dẫn đầu. Nhưng có nhiều người không hài lòng với chính sách đối nội của ông: trên hết, người Pháp chỉ trích cải cách lương hưu và các lệnh cấm thô bạo. Vì vậy, thành công trong chính sách đối ngoại sẽ rất hữu ích.
Trong số các đối thủ của Macron, ứng cử viên "Cộng hòa" Valerie Pekress đang có thành tích tốt nhất với 16,5%. Nhân vật cánh hữu Eric Zemmour, người bắt đầu chiến dịch tranh cử quá nhanh và sau đó bị đình trệ, đã đuổi kịp thủ lĩnh của "National Rally" Marine Le Pen, mỗi người có 14%. Nhân tiện xin nhắc lại, chính bà Le Pen ủng hộ Moskva trong vấn đề với Ukraina, cáo buộc Brussels xâm phạm vùng ảnh hưởng của Nga và kích động căng thẳng.
Thủ tướng Đức sẽ sớm bay đến Moskva. Ông có một cuộc chạy marathon ngoại giao lớn: đàm phán ở Mỹ và Nga, sau đó là cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Pháp và Ba Lan ở Berlin, đàm phán với Tổng thống Litva, cũng như thủ tướng của Estonia và Latvia.
Gần đây, Olaf Scholz đã bị chỉ trích nặng nề ở EU, ở Washington và chính ở Đức. Các nhà báo thắc mắc người đứng đầu chính phủ Đức đang làm gì trong khi Macron liên tục gọi điện cho Putin. Thậm chí còn có một hashtag truyện tranh tên là WoIstScholz (“Scholz ở đâu?”).
Ông hiện đang thăm Washington. Trọng tâm là triển vọng tương tác với Moskva và
cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina. Berlin lo ngại việc Washington bị mất lòng tin với tư cách là một đồng minh không đáng tin cậy trên trường quốc tế. "Đó là một chuyến đi muộn màng", Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đối lập, nói với thủ tướng.
Thật vậy, Scholz đã đến Washington 2 tháng sau khi lên nắm quyền. Người tiền nhiệm Angela Merkel vào năm 2005 đã thu xếpđể thăm cả Hoa Kỳ và Nga trong thời gian này. Và Gerhard Schroeder bay đến Nhà Trắng 2 tuần rưỡi sau đó.
Thủ tướng Đức cũng bị chỉ trích vì lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Ông tránh nói về
đường ống dẫn khí "Dòng Bắc- 2” khi thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống Nga có thể có. Ông chỉ thận trọng lưu ý "không có gì bị loại trừ". Ngay cả trong hàng ngũ đảng Dân chủ Xã hội, vốn có truyền thống thân thiện với Moskva, phe "diều hâu" vẫn thường xuyên lên tiếng, kêu gọi đe dọa đóng cửa "Dòng Bắc- 2” hoặc thảo luận cách khác để giúp Ukraina.
Ngoài ra, Berlin kiên quyết chống lại việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev. Hầu hết người dân Đức, theo các nhà xã hội học, ủng hộ quyết định của chính phủ. Pháp cũng đang làm như vậy: trong 8 năm xung đột ở Donbass, chính quyền Ukraina chỉ nhận được từ Paris trực thăng dân sự và một số thiết bị radar.
Khi "định dạng Norman" xuất hiện, Berlin đảm nhận vai trò lãnh đạo từ phương Tây. Khi đó bà Angela Merkel nắm quyền. Và Pháp tiếp bước sau Đức. Paris hiện nay nắm lấy vai trò dẫn đầu.