Thực hư về ‘siêu vũ khí’ của Vua Quang Trung trong đại thắng quân Thanh mùa Xuân 1789
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNChương trình sân khấu hoá kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2022) tại TP. HCM
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVN
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Gần đây, dư luận vừa trầm trồ thán phục nhưng cũng không ít người tỏ ra hoài nghi về “siêu vũ khí” của quân đội Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đập tan quân Thanh xâm lược chỉ trong vòng 5 ngày.
Được biết, trong bài viết đăng tải mới đây trên VietNamNet ngày 4/2/2022 có nhắc đến hai 2 loại vũ khí khủng khiếp mà quân đội Tây Sơn sở hữu, đó là phốt pho trắng và chất lỏng đặc biệt. Nhờ vào những loại vũ khí này và tài thao lược quân sự kiệt xuất của vua Quang Trung, quân đội Tây Sơn đã làm nên chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1789.
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNChương trình sân khấu hoá kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2022) tại TP. HCM
Chương trình sân khấu hoá kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2022) tại TP. HCM
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVN
Tồn tại vũ khí sát thương hàng loạt hàng trăm năm trước?
Theo sử sách nhà Thanh (Trung Quốc) ghi lại về trận chiến với quân Tây Sơn nêu rõ “5.000 quân chết trong chốc lát, gần 14 vạn quân chết trong nửa ngày”. Trong khi đó, hầu hết vũ khí của quân đội Tây Sơn là gươm giáo.
Vậy chắc chắn quân đội Việt Nam phải sở hữu loại vũ khí sát thương hàng loạt “vi diệu” thì mới giành được chiến thắng trước quân Thanh trong khi tương quan lực lượng giữa hai bên là không cân bằng.
“Vũ khí trong bài báo hoàn toàn trùng hợp với những hiện vật là hỏa hổ và hỏa cầu ở các bảo tàng trên khắp Việt Nam. Hai vũ khí này chắc chắn phải rất uy lực thì vua Quang Trung, vị tư lệnh của chiến dịch, mới có thể lên kế hoạch sau đó thực hiện thành công kế hoạch đó trong thời gian rất ngắn với số quân ít hơn rất nhiều quân địch. Thêm nữa, quân địch lại phòng thủ trong đồn lũy kiên cố” - Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chia sẻ với VietNamNet.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng nhấn mạnh rằng, từ trước tới nay, có ít thông tin về vũ khí của quân đội Việt, chủ yếu chỉ nói về gươm giáo. Trong khi đó, chính sử sách nhà Thanh nêu quân lệnh thời đó ghi rõ ràng về việc quân Việt bắn hỏa tiễn, hỏa châu tới tấp, ngồi trên voi ném hỏa cầu.
“Đó là siêu vũ khí thì mới có được chiến thắng chóng vánh trước quân Thanh xâm lược đông gấp nhiều lần quân ta. Chắc chắn hỏa hổ, hỏa cầu của quân Việt phải khác biệt, có uy lực đặc biệt mà nhà Thanh không hề tính tới” - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định một lần nữa.
‘Bom phốt pho’ của quân đội Tây Sơn
Về các vụ nổ phốt pho trong trận đánh với quân Thanh, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu giải thích:
“Vết bỏng như thò tay vạc dầu là đặc trưng của bỏng phốt pho, rồi cái chết hoặc mất sức chiến đấu trong chốc lát của quân Thanh mà sử Thanh mô tả cũng trùng hợp với hiệu ứng không có oxy của bom phốt pho mà chính tôi đã gặp phải trong chiến tranh”.
Vị tướng này còn cho biết thêm, cần mở hội thảo, thực hiện thử nghiệm và thu thập thêm bằng chứng để củng cố giả thuyết này.
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNChương trình sân khấu hoá kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2022) tại TP. HCM
Chương trình sân khấu hoá kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2022) tại TP. HCM
© Ảnh : Hồng Giang - TTXVN
Nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng chỉ ra tài cầm quân kiệt xuất của vua Quang Trung nằm ở chỗ, ông đã biết lợi dụng hướng gió thổi để tăng hiệu quả của hỏa hổ.
“Quân ta ném hỏa cầu từ trên voi đang di chuyển mà không đề cập đến việc ném hỏa cầu từ quân lính, điều này lại càng khẳng định hỏa cầu đó chính có chứa phốt pho. Quân Tây Sơn khi tấn công có tính đến hướng gió thổi và điều này lại càng khẳng định là họ biết đến hiệu ứng thiếu oxy của vũ khí phốt pho gây ra. Tôi thấy rằng cách lý giải về việc sản xuất phốt pho trong bài báo là có cơ sở” - Tướng Hiệu phân tích.
Vua Quang Trung có thể đã xoa phốt pho vào mắt, khiến sử sách ghi lại là mắt ông phát sáng trong đêm. Nếu kiểm chứng và thử nghiệm đúng như mô tả về mắt của vua Quang Trung thì đây sẽ là phát hiện rất thú vị về cách sử dụng hóa chất của quân đội Việt Nam thời xa xưa.
Chất lỏng có sức công phá hơn bom Napan là gì?
Theo lý giải của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, chất lỏng đặc biệt được quân Tây Sơn sử dụng có sức công phá hơn cả Napan có thể là Lửa Hy Lạp.
“Công thức chế tạo Lửa Hy Lạp đến nay đã thất truyền nhưng cả thế giới đều biết về sự tồn tại và uy lực của nó. Chất lỏng của quân Tây Sơn thì được chính sử nhà Nguyễn ghi lại” - Tướng Hiệu cho biết.
Thượng tướng cũng đồng tình về mô tả cách sử dụng vũ khí hỏa hổ dựa trên nguyên lý pháo hoa, pháo thăng thiên là hoàn toàn có cơ sở. Theo ông, pháo hoa và pháo thăng thiên đã có từ rất lâu và vua Quang Trung chỉ thay phần lõi mà thôi.
“Rất thuyết phục khi các hình ảnh hỏa hổ, các tư thế sử dụng hỏa hổ trùng hợp với mẫu vật hỏa hổ của quân Tây Sơn trong các bảo tàng” - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh.
Chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh mùa Xuân năm 1789 đã bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. Chiến thắng này còn cho thấy tài chỉ huy quân sự lỗi lạc của vua Quang Trung cũng như kỹ thuật quân sự từ xa xưa của người dân Việt Nam.