https://kevesko.vn/20220210/loai-rua-co-nguy-co-tuyet-chung-13656776.html
Loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng
Loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Loài rùa đang có nguy cơ tuyệt chủng do chất thải nhựa tràn vào đại dương. Đây là kết luận của các nhà khoa học từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập... 10.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-10T11:10+0700
2022-02-10T11:10+0700
2022-02-10T11:10+0700
báo chí thế giới
khoa học
con rùa
rác
ô nhiễm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/788/21/7882142_0:180:1920:1260_1920x0_80_0_0_bb2ee8578d9147f3f58d8ee61655d8ed.jpg
Các chuyên gia đã tìm thấy 64 con rùa trên bờ biển hai thành phố Faur Hakkan và Kalba ở nước này và kiểm tra chúng để đánh giá mức độ nguy hiểm của rác thải nhựa đối với sinh vật biển. Kết quả cho thấy 75% số rùa biển xanh (còn gọi là đồi mồi dứa) đã chết và 57% rùa đầu to đã chết ăn phải rác thải nhựa khi còn sống: túi ni lông, nắp chai và những mảnh lưới đánh cá.Họ tìm thấy 325 mảnh nhựa trong một con rùa, còn trong một con khác có tới 32 mẩu lưới đánh cá. Khi ở trong cơ thể động vật những chất thải này có thể phá hoạt các cơ quan, gây tắc ruột và hình thành khí gas. Hậu quả là sinh vật ấy không thể ăn được nữa và chết đói. Tác giả nghiên cứu Fadi Yagmour và các đồng nghiệp cảnh báo rằng nhựa có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài bò sát.Đồi mồi, cũng như rùa biển xanh và rùa đầu to đều được xếp vào diện quý hiếm. Chính những loài sinh vật này thường nhầm lẫn rác thải với thức ăn quen thuộc của chúng: rùa xanh ăn túi ni lông vì trông giống sứa, rùa đầu to nuốt nắp chai và các vật nhỏ khác vì hình dáng những vật đó giống những con ốc biển. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những con rùa còn non ăn nhiều rác hơn do thiếu kinh nghiệm.Năm 1985, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về những con rùa bị chết ở UAE. Kết quả cho thấy không có con rùa nào được tìm thấy ở bờ vịnh Omanlại ăn phải nhựa. Ngay từ khi đó UAE đã biến thành một trung tâm thương mại hiện đại nổi tiếng về văn hóa tiêu thụ. Quá trình khử mặn sử dụng nhiều carbon đã làm tàn lụi phần lớn thảm thực vật, còn các đảo nhân tạo được xây dựng ở thế kỷ trước đã phá hủy các rạn san hô tự nhiên và hang sinh sống của loài rùa.
https://kevesko.vn/20220118/cac-nha-khoa-hoc-argentina-lay-ra-10-loai-nhua-tu-mot-con-rua-13351425.html
https://kevesko.vn/20211005/theo-doi-duong-di-cua-hang-nghin-tan-rac-thai-nhua-o-dia-trung-hai-11152864.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/788/21/7882142_0:0:1920:1440_1920x0_80_0_0_49301fe72169eb9233421c1f8f908857.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, khoa học, con rùa, rác, ô nhiễm
báo chí thế giới, khoa học, con rùa, rác, ô nhiễm
Loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng
MOSKVA (Sputnik) - Loài rùa đang có nguy cơ tuyệt chủng do chất thải nhựa tràn vào đại dương. Đây là kết luận của các nhà khoa học từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), báo The Washington Post đưa tin.
Các chuyên gia đã tìm thấy 64 con rùa trên bờ biển hai thành phố Faur Hakkan và Kalba ở nước này và kiểm tra chúng để đánh giá
mức độ nguy hiểm của rác thải nhựa đối với sinh vật biển. Kết quả cho thấy 75% số rùa biển xanh (còn gọi là đồi mồi dứa) đã chết và 57% rùa đầu to đã chết ăn phải rác thải nhựa khi còn sống: túi ni lông, nắp chai và những mảnh lưới đánh cá.
Họ tìm thấy 325 mảnh nhựa trong một con rùa, còn trong một con khác có tới 32 mẩu lưới đánh cá. Khi ở trong cơ thể động vật những chất thải này có thể phá hoạt các cơ quan, gây tắc ruột và hình thành khí gas. Hậu quả là sinh vật ấy không thể ăn được nữa và chết đói. Tác giả nghiên cứu Fadi Yagmour và các đồng nghiệp cảnh báo rằng nhựa có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài bò sát.
Đồi mồi, cũng như rùa biển xanh và rùa đầu to đều được xếp vào diện quý hiếm. Chính những loài sinh vật này thường nhầm lẫn rác thải với thức ăn quen thuộc của chúng: rùa xanh ăn túi ni lông vì trông giống sứa, rùa đầu to nuốt nắp chai và các vật nhỏ khác vì hình dáng những vật đó giống những con ốc biển. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những con rùa còn non ăn nhiều rác hơn do thiếu kinh nghiệm.
“Nếu chúng ta mất đi những loài rùa này thì hệ sinh thái địa phương sẽ chết. Các nhà bảo tồn ở UAE đang cố gắng chống lại tình trạng loài bò sát đang dần biến mất. Họ tìm những con vật bị bệnh, cứu sống và phục hồi chức năng cho chúng”, - Abdulkarim Wettan, một nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn ở Muscat cho biết.
Năm 1985,
các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về những con rùa bị chết ở UAE. Kết quả cho thấy không có con rùa nào được tìm thấy ở bờ vịnh Omanlại ăn phải nhựa. Ngay từ khi đó UAE đã biến thành một trung tâm thương mại hiện đại nổi tiếng về văn hóa tiêu thụ. Quá trình khử mặn sử dụng nhiều carbon đã làm tàn lụi phần lớn thảm thực vật, còn các đảo nhân tạo được xây dựng ở thế kỷ trước đã phá hủy các rạn san hô tự nhiên và hang sinh sống của loài rùa.
“Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra sự suy thoái của hệ sinh thái biển ở Vịnh Ba Tư”, - ông Christian Henderson, chuyên gia sinh thái chính trị học tại Đại học Leiden cho biết.