https://kevesko.vn/20220211/sau-tet-tinh-trang-khan-xang-la-co-that-13675358.html
Sau Tết, tình trạng 'khan' xăng là có thật?
Sau Tết, tình trạng 'khan' xăng là có thật?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Câu chuyện các cửa hàng xăng dầu tạm ngừng hoạt động với lý do thiếu nguồn cung. Trong khi đó, các cơ quan chức năng cho rằng "có hiện tượng... 11.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-11T08:04+0700
2022-02-11T08:04+0700
2022-02-11T08:04+0700
việt nam
xăng
giá dầu
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0a/13655350_0:257:2731:1793_1920x0_80_0_0_b929e655fa7862956cecb38d0f630e9c.jpg
Như Sputnik đưa tin, kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay (11/2) sẽ quyết định giá xăng "lên” hay đi ngang. Đa số ý kiến cho rằng, xăng lên sẽ kéo hàng loạt mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong khi đó, lương chưa tăng.Nguyên nhân khan hàng diện rộngTheo quy định, giá xăng phải được điều chỉnh sau 10 ngày. Tuy nhiên, lần điều chỉnh giá xăng gần nhất theo kế hoạch là ngày 1/1/2022 lại trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 nên phải lùi lại tới hôm nay (11/2).Sau 10 ngày Tết, các cơ sở kinh doanh xăng dầu cho biết nguồn hàng đã gần cạn, chịu cảnh càng bán càng lỗ. Nếu bán ra vào những ngày này, các cơ sở kinh doanh sẽ chịu lỗ 650 đồng/lít. Chấp nhận kinh doanh phải có lúc lỗ, lúc lãi nhưng hầu hết chủ các cơ sở này đều nói "không có hàng mà bán".Sở Công Thương tại các tỉnh, thành trên toàn quốc cũng đã tiến hành thanh tra tình trạng khan hiếm xăng dầu theo phản ánh của các đầu mối. Tại cuộc họp với Bộ Công Thương ngày 9/2 vừa qua, UBND tỉnh Đăk Lắk và Sở Công Thương TP. HCM báo cáo việc đóng cửa là do hết xăng dầu và không còn nguồn để bán, không có hiện tượng "găm hàng đẩy giá".Đến ngày 10/2, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương mới phát hiện 1 cây xăng còn 7.000 lít nhưng vẫn treo biển hết hàng. Trường hợp tương tự cũng đã bị xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ.Có thể thấy, hiện tượng "găm hàng” là có nhưng rất hiếm. Nguyên nhân chính của việc khan hàng vẫn là việc giá xăng bị “nén” 10 ngày, không điều chỉnh theo mức tăng giá của thị trường thế giới. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chỉ vận hành 60% công suất cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung xảy ra.Câu chuyện lặp lại định kỳ?Còn nhớ, ngay sau kỳ tăng giá ngày 13/5/2020, nguồn cung xăng dầu trên thị trường trở nên khan hiếm. Các doanh nghiệp đầu mối bắt đầu giảm chóng mặt mức chiết khấu cho đại lý, trong khi hầu hết doanh nghiệp muốn mua hàng để dự trữ.Hơn nữa, các nhà máy lọc dầu trước đó cũng trải qua thời kỳ lỗ nặng do phải mua dầu thô với giá cao từ trước, nên cũng chỉ bán hàng theo đúng hợp đồng đã ký, muốn mua thêm cũng khó.Hàng loạt cây xăng tại Hà Nội cùng nhiều tỉnh, thành khác đồng loạt treo biển hết xăng. Khách hàng ngỡ ngàng khi nhiều cây xăng “không có xăng mà bán".Đây cũng là thời kỳ xăng dầu trải qua giai đoạn biến động chưa từng có. Thực tế tình hình sau đó sớm trở lại bình thường ngay sau khi giá bán được nhà điều hành điều chỉnh tăng lên.Dường như tình cảnh này đang lặp lại trong đầu năm 2022, khiến thị trường lâm cảnh khan hàng. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá xăng dầu sẽ tăng khá mạnh vào kỳ điều hành 11/2. Xăng có thể tăng thêm 1.300 đồng/lít.Sau khi điều chỉnh, tình hình khan hiếm xăng dầu hy vọng sẽ được hạ nhiệt trong thời gian tới.
https://kevesko.vn/20220210/phap-phong-noi-lo-gia-xang-tang-sau-ky-dieu-chinh-112-13655384.html
https://kevesko.vn/20220209/loc-dau-dung-quat-phai-tang-cong-suat-viet-nam-co-dang-lo-khung-hoang-xang-dau-13645526.html
https://kevesko.vn/20220121/gia-dau-the-gioi-bien-dong-manh-gia-xang-gia-dau-viet-nam-dong-loat-tang-truoc-tet-13405527.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0a/13655350_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_5d76885d30325b787e42f471d3afc495.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xăng, giá dầu, bộ công thương
việt nam, xăng, giá dầu, bộ công thương
Sau Tết, tình trạng 'khan' xăng là có thật?
HÀ NỘI (Sputnik) - Câu chuyện các cửa hàng xăng dầu tạm ngừng hoạt động với lý do thiếu nguồn cung. Trong khi đó, các cơ quan chức năng cho rằng "có hiện tượng găm hàng đẩy giá”. Vậy đâu mới là sự thật?
Như Sputnik đưa tin,
kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay (11/2) sẽ quyết định giá xăng "lên” hay đi ngang. Đa số ý kiến cho rằng, xăng lên sẽ kéo hàng loạt mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong khi đó, lương chưa tăng.
Nguyên nhân khan hàng diện rộng
Theo quy định, giá xăng phải được điều chỉnh sau 10 ngày. Tuy nhiên, lần điều chỉnh giá xăng gần nhất theo kế hoạch là ngày 1/1/2022 lại trùng với kỳ nghỉ
Tết Nguyên đán 2022 nên phải lùi lại tới hôm nay (11/2).
Sau 10 ngày Tết, các cơ sở kinh doanh xăng dầu cho biết nguồn hàng đã gần cạn, chịu cảnh càng bán càng lỗ. Nếu bán ra vào những ngày này, các cơ sở kinh doanh sẽ chịu lỗ 650 đồng/lít. Chấp nhận kinh doanh phải có lúc lỗ, lúc lãi nhưng hầu hết chủ các cơ sở này đều nói "không có hàng mà bán".
“Các cây xăng xung quanh đóng cửa gần hết, khách đổ xô đến cây xăng của nhà tôi. Nhưng 4 ngày liên tục gọi các đầu mối thì chỉ được cấp 9.000 lít dầu, chia cho 3 cửa hàng, còn xăng thì không có”, chủ một cây xăng bức xúc trước thông tin ‘cây xăng găm hàng chờ tăng giá’ chia sẻ với VietNamNet.
Sở Công Thương tại các tỉnh, thành trên toàn quốc cũng đã tiến hành thanh tra tình trạng khan hiếm xăng dầu theo phản ánh của các đầu mối. Tại cuộc họp với Bộ Công Thương ngày 9/2 vừa qua, UBND tỉnh Đăk Lắk và Sở Công Thương TP. HCM báo cáo việc đóng cửa là do
hết xăng dầu và không còn nguồn để bán, không có hiện tượng "găm hàng đẩy giá".
Đến ngày 10/2, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương mới phát hiện 1 cây xăng còn 7.000 lít nhưng vẫn treo biển hết hàng. Trường hợp tương tự cũng đã bị xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Có thể thấy, hiện tượng "găm hàng” là có nhưng rất hiếm. Nguyên nhân chính của việc khan hàng vẫn là việc giá xăng bị “nén” 10 ngày, không điều chỉnh theo mức tăng giá của thị trường thế giới. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chỉ vận hành 60% công suất cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung xảy ra.
Câu chuyện lặp lại định kỳ?
Còn nhớ, ngay sau kỳ tăng giá ngày 13/5/2020, nguồn cung xăng dầu trên thị trường trở nên khan hiếm. Các doanh nghiệp đầu mối bắt đầu giảm chóng mặt mức chiết khấu cho đại lý, trong khi hầu hết doanh nghiệp muốn mua hàng để dự trữ.
Hơn nữa, các
nhà máy lọc dầu trước đó cũng trải qua thời kỳ lỗ nặng do phải mua dầu thô với giá cao từ trước, nên cũng chỉ bán hàng theo đúng hợp đồng đã ký, muốn mua thêm cũng khó.
Hàng loạt cây xăng tại Hà Nội cùng nhiều tỉnh, thành khác đồng loạt treo biển hết xăng. Khách hàng ngỡ ngàng khi nhiều cây xăng “không có xăng mà bán".
Đây cũng là thời kỳ xăng dầu trải qua giai đoạn
biến động chưa từng có. Thực tế tình hình sau đó sớm trở lại bình thường ngay sau khi giá bán được nhà điều hành điều chỉnh tăng lên.
Dường như tình cảnh này đang lặp lại trong đầu năm 2022, khiến thị trường lâm cảnh khan hàng. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá xăng dầu sẽ tăng khá mạnh vào kỳ điều hành 11/2. Xăng có thể tăng thêm 1.300 đồng/lít.
Sau khi điều chỉnh, tình hình khan hiếm xăng dầu hy vọng sẽ được hạ nhiệt trong thời gian tới.