https://kevesko.vn/20220212/su-tin-nhiem-cua-nguoi-tieu-dung-viet-nam-voi-apple-13698233.html
Sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam với Apple
Sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam với Apple
Sputnik Việt Nam
Dù Samsung vẫn là công ty có thị phần di động cao nhất tại Việt Nam, Apple mới là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Nhiều yếu tố thuận lợi... 12.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-12T19:13+0700
2022-02-12T19:13+0700
2022-02-12T20:57+0700
apple
việt nam
công nghệ
samsung
kinh tế
đông nam á
smartphone
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10221133_0:0:3163:1779_1920x0_80_0_0_5acac13fff4602ed5e67318b2ea9dbb0.jpg
Sau thời gian dài kìm nén do các đợt giãn cách vì dịch Covid-19, nhu cầu về smartphone của người tiêu dùng đã tăng vọt trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.Thị trường smartphone vẫn phát triển sau đại dịchTheo báo cáo của Counterpoint Research, trong quý IV/2021, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam đã tăng 104% so với quý trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.Công ty nghiên cứu thị trường này ghi nhận, các đợt giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã dồn nén nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, doanh số smartphone đã tăng vọt so với khoảng thời gian trong năm, mặc cho những khó khăn về kinh tế, chuỗi cung ứng cũng như biến chủng Omicron mới xuất hiện.Tại Việt Nam, thị trường smartphone xưa nay chủ yếu là các kênh bán hàng trực tiếp. Các biện pháp giãn cách, phong tỏa trong đợt dịch vừa qua đã tác động mạnh tới chuỗi phân phối thiết bị di động. Kết quả là trong quý III/2021, lượng smartphone bán ra đã giảm về mức thấp nhất năm.Theo ông Ivan Lam, một chuyên viên cấp cao khác của Counterpoint Research, có nhiều yếu tố tích cực đã giúp doanh số smartphone tăng trở lại trong quý IV/2021. Trong đó, quan trọng nhất là tỷ lệ phủ vaccine cao đã giúp phục hồi kênh bán hàng trực tiếp.Tiếp đó, việc Apple tung ra một số sản phẩm đáng chú ý mới như iPhone 13 cũng thu hút người tiêu dùng. Dịp mua sắm Tết Nguyên đán cũng làm tăng nhu cầu thị trường.Ngoài ra, chuỗi cung ứng của Samsung và các thương hiệu điện thoại Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu khôi phục.Và cuối cùng, việc các địa phương yêu cầu người dân quét mã QR trên ứng dụng di động để khai báo tình trạng tiêm vaccine đã khiến nhiều người chuyển sang sử dụng smartphone hoặc nâng cấp máy mới.Apple là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhấtCũng theo báo cáo của Counterpoint Research, thương hiệu phát triển nhanh nhất trong quý IV/2021 không ai khác chính là Apple – ông lớn công nghệ Mỹ.Theo đó, “Táo khuyết” đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử nhằm tăng cường bán hàng trực tuyến, song song với việc phát triển các cửa hàng Mono Store. Bên cạnh đó, việc người tiêu dùng quan tâm hơn đến các smartphone hỗ trợ công nghệ 5G cũng giúp doanh số iPhone 13 tăng cao.Trong năm 2021, bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19, doanh số smartphone bán ra tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7%. Trong đó, thương hiệu có thị phần cao nhất là Samsung, chiếm 34%. Các thương hiệu tiếp sau lần lượt là Oppo (19%), Xiaomi (13%), Vivo (11%), Apple (9%), Realme (6%) và các nhà sản xuất khác (8%).Mặc chỉ đứng thứ 5 về thị phần (chiếm 9%), Apple lại là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 119%. Thương hiệu có mức tăng trưởng thứ hai là Vivo với 24%. Xiaomi xếp thứ ba, tăng 19%.Counterpoint Research đánh giá, thị trường smartphone tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển vào năm 2022, là một trong những thị trường cạnh tranh nhất khu vực Đông Nam Á, cũng như là một trong số các quốc gia châu Á có mức độ sử dụng Internet cao nhất.
https://kevesko.vn/20220208/cac-nha-bao-ve-moi-truong-google-amazon-ikea-va-apple-dang-day-nap-quan-tai-cua-hanh-tinh-13603452.html
https://kevesko.vn/20220203/nguoi-dan-ong-trung-quoc-danh-cap-mot-trieu-do-la-cua-apple-13561054.html
https://kevesko.vn/20220207/tiet-lo-tinh-nang-chinh-cua-tai-nghe-apple-moi-13601844.html
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10221133_28:0:2759:2048_1920x0_80_0_0_6bf45cb01ed0b78cdd4431b8df1a814a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
apple, việt nam, công nghệ, samsung, kinh tế, đông nam á, smartphone
apple, việt nam, công nghệ, samsung, kinh tế, đông nam á, smartphone
Sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam với Apple
19:13 12.02.2022 (Đã cập nhật: 20:57 12.02.2022) Dù Samsung vẫn là công ty có thị phần di động cao nhất tại Việt Nam, Apple mới là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Nhiều yếu tố thuận lợi cùng chiến lược kinh doanh hợp lý đã giúp “ông lớn” công nghệ Mỹ chiếm được vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng Việt.
Sau thời gian dài kìm nén do các đợt giãn cách vì dịch Covid-19, nhu cầu về smartphone của người tiêu dùng đã tăng vọt trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Thị trường smartphone vẫn phát triển sau đại dịch
Theo báo cáo của Counterpoint Research, trong quý IV/2021, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam đã tăng 104% so với quý trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty nghiên cứu thị trường này ghi nhận, các đợt giãn cách xã hội do
đại dịch Covid-19 đã dồn nén nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, doanh số smartphone đã tăng vọt so với khoảng thời gian trong năm, mặc cho những khó khăn về kinh tế, chuỗi cung ứng cũng như biến chủng Omicron mới xuất hiện.
Tại Việt Nam, thị trường smartphone xưa nay chủ yếu là các kênh bán hàng trực tiếp. Các biện pháp giãn cách, phong tỏa trong đợt dịch vừa qua đã tác động mạnh tới chuỗi phân phối thiết bị di động. Kết quả là trong quý III/2021, lượng smartphone bán ra đã giảm về mức thấp nhất năm.
"Có nhiều điểm lợi khi mở rộng kênh bán lẻ tại Việt Nam. Do đặc điểm dân số, nhiều người dùng Việt Nam vẫn muốn có trải nghiệm “sờ và cảm nhận” khi mua một chiếc smartphone”, chuyên gia Glen Cardoza của Counterpoint Research cho biết.
Theo ông Ivan Lam, một chuyên viên cấp cao khác của Counterpoint Research, có nhiều yếu tố tích cực đã giúp doanh số smartphone tăng trở lại trong quý IV/2021. Trong đó, quan trọng nhất là tỷ lệ phủ vaccine cao đã giúp phục hồi kênh bán hàng trực tiếp.
Tiếp đó, việc
Apple tung ra một số sản phẩm đáng chú ý mới như iPhone 13 cũng thu hút người tiêu dùng. Dịp mua sắm Tết Nguyên đán cũng làm tăng nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng của Samsung và các thương hiệu điện thoại Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu khôi phục.
Và cuối cùng, việc các địa phương yêu cầu người dân quét mã QR trên ứng dụng di động để khai báo tình trạng tiêm vaccine đã khiến nhiều người chuyển sang sử dụng smartphone hoặc nâng cấp máy mới.
Apple là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất
Cũng theo báo cáo của Counterpoint Research, thương hiệu phát triển nhanh nhất trong quý IV/2021 không ai khác chính là Apple – ông lớn công nghệ Mỹ.
"Apple luôn có một vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng tại Việt Nam. Năm 2021, hãng đã thúc đẩy hàng loạt chiến lược phân phối tại Việt Nam", Lam cho biết.
Theo đó, “Táo khuyết” đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử nhằm tăng cường bán hàng trực tuyến, song song với việc phát triển các cửa hàng Mono Store. Bên cạnh đó, việc người tiêu dùng quan tâm hơn đến các smartphone hỗ trợ
công nghệ 5G cũng giúp doanh số iPhone 13 tăng cao.
Trong năm 2021, bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19, doanh số smartphone bán ra tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7%. Trong đó, thương hiệu có thị phần cao nhất là Samsung, chiếm 34%. Các thương hiệu tiếp sau lần lượt là Oppo (19%), Xiaomi (13%), Vivo (11%), Apple (9%), Realme (6%) và các nhà sản xuất khác (8%).
Mặc chỉ đứng thứ 5 về thị phần (chiếm 9%), Apple lại là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 119%. Thương hiệu có mức tăng trưởng thứ hai là Vivo với 24%. Xiaomi xếp thứ ba, tăng 19%.
Counterpoint Research đánh giá, thị trường smartphone tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển vào năm 2022, là một trong những thị trường cạnh tranh nhất
khu vực Đông Nam Á, cũng như là một trong số các quốc gia châu Á có mức độ sử dụng Internet cao nhất.
"Dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19, nhu cầu của người dùng vẫn rất cao. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022", Giám đốc nghiên cứu Counterpoint Research Tarun Pathak cho biết.