Sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam với Apple

© AP Photo / Kathy Willens Bóng người trước logo của công ty Apple.
 Bóng người trước logo của công ty Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Đăng ký
Dù Samsung vẫn là công ty có thị phần di động cao nhất tại Việt Nam, Apple mới là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Nhiều yếu tố thuận lợi cùng chiến lược kinh doanh hợp lý đã giúp “ông lớn” công nghệ Mỹ chiếm được vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng Việt.
Sau thời gian dài kìm nén do các đợt giãn cách vì dịch Covid-19, nhu cầu về smartphone của người tiêu dùng đã tăng vọt trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Thị trường smartphone vẫn phát triển sau đại dịch

Theo báo cáo của Counterpoint Research, trong quý IV/2021, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam đã tăng 104% so với quý trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty nghiên cứu thị trường này ghi nhận, các đợt giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã dồn nén nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, doanh số smartphone đã tăng vọt so với khoảng thời gian trong năm, mặc cho những khó khăn về kinh tế, chuỗi cung ứng cũng như biến chủng Omicron mới xuất hiện.
Nhà máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Các nhà bảo vệ môi trường: Google, Amazon, Ikea và Apple đang đậy nắp quan tài của hành tinh
Tại Việt Nam, thị trường smartphone xưa nay chủ yếu là các kênh bán hàng trực tiếp. Các biện pháp giãn cách, phong tỏa trong đợt dịch vừa qua đã tác động mạnh tới chuỗi phân phối thiết bị di động. Kết quả là trong quý III/2021, lượng smartphone bán ra đã giảm về mức thấp nhất năm.
"Có nhiều điểm lợi khi mở rộng kênh bán lẻ tại Việt Nam. Do đặc điểm dân số, nhiều người dùng Việt Nam vẫn muốn có trải nghiệm “sờ và cảm nhận” khi mua một chiếc smartphone”, chuyên gia Glen Cardoza của Counterpoint Research cho biết.
Theo ông Ivan Lam, một chuyên viên cấp cao khác của Counterpoint Research, có nhiều yếu tố tích cực đã giúp doanh số smartphone tăng trở lại trong quý IV/2021. Trong đó, quan trọng nhất là tỷ lệ phủ vaccine cao đã giúp phục hồi kênh bán hàng trực tiếp.
Tiếp đó, việc Apple tung ra một số sản phẩm đáng chú ý mới như iPhone 13 cũng thu hút người tiêu dùng. Dịp mua sắm Tết Nguyên đán cũng làm tăng nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng của Samsung và các thương hiệu điện thoại Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu khôi phục.
Và cuối cùng, việc các địa phương yêu cầu người dân quét mã QR trên ứng dụng di động để khai báo tình trạng tiêm vaccine đã khiến nhiều người chuyển sang sử dụng smartphone hoặc nâng cấp máy mới.
Logo của Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Người đàn ông Trung Quốc đánh cắp một triệu đô la của Apple

Apple là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất

Cũng theo báo cáo của Counterpoint Research, thương hiệu phát triển nhanh nhất trong quý IV/2021 không ai khác chính là Apple – ông lớn công nghệ Mỹ.
"Apple luôn có một vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng tại Việt Nam. Năm 2021, hãng đã thúc đẩy hàng loạt chiến lược phân phối tại Việt Nam", Lam cho biết.
Theo đó, “Táo khuyết” đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử nhằm tăng cường bán hàng trực tuyến, song song với việc phát triển các cửa hàng Mono Store. Bên cạnh đó, việc người tiêu dùng quan tâm hơn đến các smartphone hỗ trợ công nghệ 5G cũng giúp doanh số iPhone 13 tăng cao.
Trong năm 2021, bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19, doanh số smartphone bán ra tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7%. Trong đó, thương hiệu có thị phần cao nhất là Samsung, chiếm 34%. Các thương hiệu tiếp sau lần lượt là Oppo (19%), Xiaomi (13%), Vivo (11%), Apple (9%), Realme (6%) và các nhà sản xuất khác (8%).
AirPods Max  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Tiết lộ tính năng chính của tai nghe Apple mới
Mặc chỉ đứng thứ 5 về thị phần (chiếm 9%), Apple lại là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 119%. Thương hiệu có mức tăng trưởng thứ hai là Vivo với 24%. Xiaomi xếp thứ ba, tăng 19%.
Counterpoint Research đánh giá, thị trường smartphone tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển vào năm 2022, là một trong những thị trường cạnh tranh nhất khu vực Đông Nam Á, cũng như là một trong số các quốc gia châu Á có mức độ sử dụng Internet cao nhất.
"Dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19, nhu cầu của người dùng vẫn rất cao. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022", Giám đốc nghiên cứu Counterpoint Research Tarun Pathak cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала