Bộ trưởng Quốc phòng Anh hứng gạch đá sau ám chỉ bất thành về Nga
© Dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhHội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Anh S. Shoigu và B. Wallace
© Dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
/ Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Các độc giả của tờ Daily Mail đã gay gắt chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, sau khi ông này nhắc nhở về chính sách xoa dịu Đức trước Thế chiến II trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina hôm nay.
Bộ trưởng Anh tuyên bố rằng «trong không khí bốc mùi Munich», ám chỉ về thỏa thuận cho phép Đức Quốc xã sáp nhập vùng Sudetenland vào năm 1938 nhưng vẫn không ngăn chặn được chiến tranh.
«Phương Tây cố gán lỗi cho Nga về tình hình mà chính phương Tây tạo ra. Chúng ta không đủ can trường để đánh nhau với người Nga. Chúng ta quá bận rộn trong việc lựa chọn ngôn từ», - độc giả Benlo nhận xét.
Còn Ranmuji viết rằng tình hình hiện tại là kết quả từ động thái EU can thiệp vào công việc chủ quyền của Ukraina. Không nên phái binh sĩ Anh đến đó. Nếu không, Chính phủ của quý vị sẽ sụp đổ.
«Đúng vậy, Biden đã dàn dựng mọi sự. Biden muốn tên mình được ghi trong sách về các cuộc chiến Tổng thống trước khi ông ấy phải ném bỏ đôi giày trượt», - độc giả có biệt danh Aaronp88 nói.
«Các chính khách kém cỏi của chúng ta chỉ đốt nóng khủng hoảng khi họ cần đánh lạc hướng chú ý khỏi sự tồi tệ của chính mình. Tất cả hoạt động can thiệp quân sự của họ đều đổ vỡ hoàn toàn và gây thiệt hại cho người đóng thuế ở Anh», - Chris South nhắc nhở.
«Nếu Biden bị chứng mất trí nhớ, Johnson dối trá và những cộng sự cùng chí hướng với họ muốn chiến tranh, thì cứ hãy để họ đi. Tổng cộng có bao nhiêu người như thế, khoảng một nghìn chăng? Những người còn lại, kể cả số đang phục vụ trong quân ngũ, đều từ chối giao tranh, chẳng lẽ quý vị không học được gì từ những lần can thiệp trước đây?», - độc giả Lrrr kêu gọi.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây
Thời gian gần đây, quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng. Washington và Brussel cáo buộc Matxcơva chuẩn bị «xâm lược» Ukraina. NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu. Nga bác bỏ tất cả những tuyên bố như vậy và lưu ý rằng Kiev không tuân thủ thỏa thuận Minsk: chính quyền Ukraina tập trung một nửa số quân ở gần tuyến giáp ranh và bắn phá khu dân cư bằng các vũ khí cấm.
Mới đây được biết Hoa Kỳ đã điều thêm 3.000 quân đến Ba Lan và phái 4 khu trục hạm đến châu Âu. Điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần lưu ý rằng mục tiêu của câu chuyện về «sự gây hấn của Matxcơva» thực ra là nhằm bố trí và triển khai nhóm quân nước ngoài sát gần biên giới Nga.