https://kevesko.vn/20220216/lieu-cac-nha-san-xuat-chip-trung-quoc-co-e-ngai-lenh-trung-phat-cua-my-13744103.html
Liệu các nhà sản xuất chíp Trung Quốc có e ngại lệnh trừng phạt của Mỹ
Liệu các nhà sản xuất chíp Trung Quốc có e ngại lệnh trừng phạt của Mỹ
Sputnik Việt Nam
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đạt doanh thu kỷ lục vào năm ngoái bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Doanh số tăng 39% so với cùng kỳ, trong khi lãi... 16.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-16T05:29+0700
2022-02-16T05:29+0700
2022-02-16T05:29+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
kinh tế
kinh doanh
trung quốc
huawei
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0f/13745407_0:0:3077:1731_1920x0_80_0_0_48a676e4c216b293d0b3e1c65efef13a.jpg
Tuy nhiên, nhu cầu đối với các sản phẩm của SMIC đang tăng với tốc độ kỷ lục, và công ty có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD trong năm nay để mở rộng sản xuất.Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) là nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc đại lục. Công ty hoạt động trên cùng một mô hình với các đối thủ cạnh tranh - TSMC, Samsung, v.v. Họ sản xuất nhiều loại chip theo thiết kế và phát triển của khách hàng. Vào cuối năm 2020, chính quyền Joe Biden, tiếp tục chính sách kiềm chế công nghệ Trung Quốc, được áp dụng dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan đến tổ hợp công nghiệp - quân sự nước này. SMIC cũng bị chế tài. Theo các lệnh trừng phạt, doanh nghiệp Mỹ không thể cung cấp cho các công ty nằm trong “danh sách đen” những công nghệ tiên tiến mà sau này có thể được sử dụng trong công nghiệp quân sự Trung Quốc. Trong trường hợp của SMIC, bất kỳ công nghệ nào của Hoa Kỳ liên quan đến sản xuất chip trong quy trình 10 nanomet trở xuống đều bị cấm chuyển giao.SMIC trước đó tuyên bố các lệnh trừng phạt từ Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển công ty. Thật vậy, Trung Quốc vẫn chưa có năng lực và công nghệ của riêng mình trong phát triển những con chip tiên tiến nhất. Theo một số chuyên gia, các nhà thầu Trung Quốc, bao gồm cả SMIC, mới chỉ có cơ sở công nghệ để sản xuất chip 14 nm. Trong khi đó, các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, chẳng hạn như TSMC, đã sản xuất hơn 60 nghìn tấm silicon mỗi tháng trên công nghệ quy trình 5 nanomet vào năm 2021. Công ty TSMC hứa việc sản xuất chip 3 nm sẽ được hoàn thiện trong năm nay.Chip càng mỏng thì càng tiết kiệm năng lượng đối với mức công suất nhất định hoặc càng có nhiều sức mạnh xử lý hơn đối với cùng một mức tiêu thụ điện. Do đó, những con chip tiên tiến nhất được sử dụng trong các sản phẩm vi điện tử như điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các con chip 14 Nm, 28 Nm và lớn hơn thế nữa dù đã lỗi thời về mặt khoa học, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong công nghệ máy tính, điện tử tiêu dùng, công nghiệp ô tô, v.v. Nói cách khác, nhu cầu về chip thực sự đang tăng lên hàng năm do sự phát triển của thành phần điện tử trong nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bắt buộc phải có các sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến nhất.Lúc đầu, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc là một nhân tố lớn dẫn đến tình trạng thiếu chip toàn cầu. Chẳng hạn, Huawei nhận ra công ty bị đe dọa chặn quyền truy cập vào các công nghệ Mỹ, đã tích cực tăng cường mua chip để sử dụng trong tương lai nhằm đảm bảo các nghĩa vụ của mình trong việc sản xuất và bảo hành thành phẩm. Năm 2019, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty đã mua số chip trị giá 23,45 tỷ USD, tăng 73% so với một năm trước đó. Điều này, kết hợp với các yếu tố khác: sự gia tăng nhu cầu máy tính và thiết bị máy tính do sự chuyển đổi sang chế độ làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng, ngừng sản xuất do các hạn chế dịch tễ học - tất cả những điều này dẫn đến tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.Điều quan trọng là một số lượng đáng kể chip đang thiếu hụt không được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến nhất. Vì vậy, nghịch lý là công ty Trung Quốc SMIC thậm chí còn được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Số lượng đơn đặt hàng bắt đầu tăng nhanh, thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của công ty trong năm 2021. Không giống như các chính trị gia ở Washington, doanh nghiệp Mỹ chú trọng trước hết lợi ích thương mại. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm bán dẫn. Theo Cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm ngoái Trung Quốc đã tăng nhập khẩu chip 23,6% lên 432 tỷ USD, khẳng định vai trò là nhà nhập khẩu chất bán dẫn hàng đầu thế giới.Trung Quốc trở thành cơ sở chính cho các nhà sản xuất chipTuy nhiên, khi Trung Quốc gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu, thì họ trở thành cơ sở chính cho sản xuất thế giới, bao gồm cả các nhà chế tạo chip nước ngoài. Năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như các công ty có vốn nước ngoài, sản xuất tại Trung Quốc nhiều chip hơn 33% so với một năm trước đó - 359,4 tỷ đơn vị. Tất cả những yếu tố này dẫn đến hạn chế tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt Mỹ đối với doanh nghiệp Trung Quốc, Liu Guozhu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Nhân văn thuộc Đại học Chiết Giang, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik,Trung Quốc khởi động việc tự sản xuấtTheo Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hoa Kỳ, trong năm 2021, Trung Quốc đã khởi động 28 dự án mới để thiết lập việc sản xuất của riêng mình. Theo dự báo của Hiệp hội, nếu tiếp tục diễn biến như vậy, hai năm nữa Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp chip lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia Liu Guozhu cảnh báo không nên quá tin tưởng vào vấn đề phát triển công nghệ. Theo ông, Trung Quốc vẫn kém các công ty hàng đầu thế giới 10 năm về công nghệ. Ngoài ra, tính đến nền chính trị của Hoa Kỳ, có thể nhận thấy các lệnh trừng phạt Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc hiện vẫn còn mang tính chất thỏa hiệp, và họ đang cố gắng vận động để gây áp lực công nghệ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.Tất nhiên, về phần mình, các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ nỗ lực hết sức để duy trì hiện trạng. Xét cho cùng, Trung Quốc nhập khẩu nhiều chip mỗi năm nhiều hơn so với dầu thô và ngũ cốc. Điều này có nghĩa là không công ty nào muốn bỏ mất một thị trường đầy hứa hẹn như vậy. Hoa Kỳ, sử dụng quyền tài phán của cánh tay dài, hạn chế kinh doanh với Trung Quốc, kể cả đối với các công ty châu Âu như ASML, công ty cung cấp thiết bị độc đáo trong sản xuất chip. Hiện tại, nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp buộc các công ty phải làm theo ý muốn của Washington. Nhưng mặt khác, cửa sổ cơ hội của họ liên tục bị thu hẹp. Trung Quốc đã tự đặt ra mục tiêu đạt được sự độc lập trong các công nghệ cơ bản, bao gồm cả sản xuất chip và đã phân bổ hơn 1 nghìn tỷ USD cho mục đích này trong vài năm tới. Ví dụ, SMIC thông báo họ sẽ đầu tư 5 tỷ USD trong năm nay để mở 3 nhà máy mới ở Trung Quốc.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220212/eu-muon-chu-quyen-ky-thuat-so-de-khong-phu-thuoc-vao-my-va-trung-quoc-13672177.html
https://kevesko.vn/20211216/trung-quoc-khong-the-som-thay-the-nhap-khau-mach-tich-hop-12900637.html
https://kevesko.vn/20210414/lieu-my-co-the-vuot-dai-loan-ve-san-xuat-chip-dien-tu-10371014.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0f/13745407_348:0:3077:2047_1920x0_80_0_0_5dfff26edd5d3c1228870ada8bd6696a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, kinh doanh, trung quốc, huawei
tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, kinh doanh, trung quốc, huawei
Liệu các nhà sản xuất chíp Trung Quốc có e ngại lệnh trừng phạt của Mỹ
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đạt doanh thu kỷ lục vào năm ngoái bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Doanh số tăng 39% so với cùng kỳ, trong khi lãi ròng tăng 138%. Trước đó, công ty này đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen, đóng cửa quyền tiếp cận của công ty với các công nghệ tiên tiến Mỹ.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với các sản phẩm của SMIC đang tăng với tốc độ kỷ lục, và công ty có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD trong năm nay để mở rộng sản xuất.
Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC)
là nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc đại lục. Công ty hoạt động trên cùng một mô hình với các đối thủ cạnh tranh - TSMC, Samsung, v.v. Họ sản xuất nhiều loại chip theo thiết kế và phát triển của khách hàng. Vào cuối năm 2020, chính quyền Joe Biden, tiếp tục chính sách kiềm chế công nghệ Trung Quốc, được áp dụng dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan đến tổ hợp công nghiệp - quân sự nước này. SMIC cũng bị chế tài. Theo các lệnh trừng phạt, doanh nghiệp Mỹ không thể cung cấp cho các công ty nằm trong “danh sách đen” những công nghệ tiên tiến mà sau này có thể được sử dụng trong công nghiệp quân sự Trung Quốc. Trong trường hợp của SMIC, bất kỳ công nghệ nào của Hoa Kỳ liên quan đến sản xuất chip trong quy trình 10 nanomet trở xuống đều bị cấm chuyển giao.
SMIC trước đó tuyên bố các lệnh trừng phạt từ Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển công ty. Thật vậy, Trung Quốc vẫn chưa có năng lực và công nghệ của riêng mình trong phát triển những con chip tiên tiến nhất. Theo một số chuyên gia, các nhà thầu Trung Quốc, bao gồm cả SMIC, mới chỉ có cơ sở công nghệ để sản xuất chip 14 nm. Trong khi đó, các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới,
chẳng hạn như TSMC, đã sản xuất hơn 60 nghìn tấm silicon mỗi tháng trên công nghệ quy trình 5 nanomet vào năm 2021. Công ty TSMC hứa việc sản xuất chip 3 nm sẽ được hoàn thiện trong năm nay.
Chip càng mỏng thì càng tiết kiệm năng lượng đối với mức công suất nhất định hoặc càng có nhiều sức mạnh xử lý hơn đối với cùng một mức tiêu thụ điện. Do đó, những con chip tiên tiến nhất được sử dụng trong các sản phẩm vi điện tử như điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các con chip 14 Nm, 28 Nm và lớn hơn thế nữa dù đã lỗi thời về mặt khoa học, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong công nghệ máy tính, điện tử tiêu dùng, công nghiệp ô tô, v.v. Nói cách khác, nhu cầu về chip thực sự đang tăng lên hàng năm do sự phát triển của thành phần điện tử trong nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bắt buộc phải có các sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến nhất.
Lúc đầu,
các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc là một nhân tố lớn dẫn đến tình trạng thiếu chip toàn cầu. Chẳng hạn,
Huawei nhận ra công ty bị đe dọa chặn quyền truy cập vào các công nghệ Mỹ, đã tích cực tăng cường mua chip để sử dụng trong tương lai nhằm đảm bảo các nghĩa vụ của mình trong việc sản xuất và bảo hành thành phẩm. Năm 2019, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty đã mua số chip trị giá 23,45 tỷ USD, tăng 73% so với một năm trước đó. Điều này, kết hợp với các yếu tố khác: sự gia tăng nhu cầu máy tính và thiết bị máy tính do sự chuyển đổi sang chế độ làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng, ngừng sản xuất do các hạn chế dịch tễ học - tất cả những điều này dẫn đến tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Điều quan trọng là một số lượng đáng kể chip đang thiếu hụt không được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến nhất. Vì vậy, nghịch lý là công ty Trung Quốc SMIC thậm chí còn được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Số lượng đơn đặt hàng bắt đầu tăng nhanh, thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của công ty trong năm 2021. Không giống như các chính trị gia ở Washington, doanh nghiệp Mỹ chú trọng trước hết lợi ích thương mại. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm bán dẫn. Theo Cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm ngoái Trung Quốc đã tăng nhập khẩu chip 23,6% lên 432 tỷ USD, khẳng định vai trò là nhà nhập khẩu chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
16 Tháng Mười Hai 2021, 20:53
Trung Quốc trở thành cơ sở chính cho các nhà sản xuất chip
Tuy nhiên, khi Trung Quốc gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu, thì họ trở thành cơ sở chính cho sản xuất thế giới, bao gồm cả các nhà chế tạo chip nước ngoài. Năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như các công ty có vốn nước ngoài, sản xuất tại Trung Quốc nhiều chip hơn 33% so với một năm trước đó - 359,4 tỷ đơn vị. Tất cả những yếu tố này dẫn đến hạn chế tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt Mỹ đối với doanh nghiệp Trung Quốc, Liu Guozhu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Nhân văn thuộc Đại học Chiết Giang, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik,
Trung Quốc khởi động việc tự sản xuất
Theo Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hoa Kỳ, trong năm 2021, Trung Quốc đã khởi động 28 dự án mới để thiết lập việc sản xuất của riêng mình. Theo dự báo của Hiệp hội, nếu tiếp tục diễn biến như vậy, hai năm nữa Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp chip lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia Liu Guozhu cảnh báo không nên quá tin tưởng vào vấn đề phát triển công nghệ. Theo ông, Trung Quốc vẫn kém các công ty hàng đầu thế giới 10 năm về công nghệ. Ngoài ra, tính đến nền chính trị của Hoa Kỳ,
có thể nhận thấy các lệnh trừng phạt Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc hiện vẫn còn mang tính chất thỏa hiệp, và họ đang cố gắng vận động để gây áp lực công nghệ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Tất nhiên, về phần mình, các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ nỗ lực hết sức để duy trì hiện trạng. Xét cho cùng, Trung Quốc nhập khẩu nhiều chip mỗi năm nhiều hơn so với dầu thô và ngũ cốc. Điều này có nghĩa là không công ty nào muốn bỏ mất một thị trường đầy hứa hẹn như vậy. Hoa Kỳ, sử dụng quyền tài phán của cánh tay dài, hạn chế kinh doanh với Trung Quốc, kể cả đối với các công ty châu Âu như ASML, công ty cung cấp thiết bị độc đáo trong sản xuất chip. Hiện tại, nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp buộc các công ty phải làm theo ý muốn của Washington. Nhưng mặt khác, cửa sổ cơ hội của họ liên tục bị thu hẹp. Trung Quốc đã tự đặt ra mục tiêu đạt được sự độc lập trong các công nghệ cơ bản, bao gồm cả sản xuất chip và đã phân bổ hơn 1 nghìn tỷ USD cho mục đích này trong vài năm tới. Ví dụ, SMIC thông báo họ sẽ đầu tư 5 tỷ USD trong năm nay để mở 3 nhà máy mới ở Trung Quốc.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.