https://kevesko.vn/20220218/no-luc-moi-cua-asean-nham-thiet-lap-doi-thoai-voi-myanmar-dan-den-ket-qua-gi-13802848.html
Nỗ lực mới của ASEAN nhằm thiết lập đối thoại với Myanmar dẫn đến kết quả gì?
Nỗ lực mới của ASEAN nhằm thiết lập đối thoại với Myanmar dẫn đến kết quả gì?
Sputnik Việt Nam
ASEAN đang tìm kiếm mối liên hệ với tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Myanmar. Việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực... 18.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-18T22:04+0700
2022-02-18T22:04+0700
2022-02-18T22:04+0700
asean
myanmar
quan điểm-ý kiến
tác giả
rcep
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12991923_0:124:1480:957_1920x0_80_0_0_3baf0326cc1f3dbe446e8c4ed964fb54.jpg
Đại diện đặc biệt của ASEAN dự định thăm Myanmar vào tháng 3 và yêu cầu chính quyền nước này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán với tất cả các bên xung đột. Lập trường này của hiệp hội đã được đưa ra bởi các bộ trưởng ngoại giao của 9 nước thành viên ASEAN. Cuộc họp tại Phnom Penh vào ngày 17 tháng 2, do Campuchia làm chủ tịch lâm thời của hiệp hội, có sự tham dự trực tiếp của các bộ trưởng từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Lào. Bộ trưởng các nước Brunei, Thái Lan và Việt Nam tham gia cuộc họp qua liên lạc video. Ngoại trưởng Myanmar không được mời tham dự cuộc họp với đồng nghiệp, và Myanmar đã không bổ nhiệm đại diện phi chính trị và không cử người này đến cuộc họp.Sự vắng mặt của đại diện Myanmar tại cuộc họp cấp bộ trưởng đã làm gia tăng sự chú ý về việc ASEAN sẽ ứng phó ra sao với cuộc khủng hoảng chính trị với quốc gia này. Các bước tiếp theo là các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Đại diện đặc biệt mới của ASEAN tại Myanmar, Prak Sokhonna, với tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Myanmar, bao gồm cả chính phủ "bóng tối". Các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia và Malaysia, Rento Marsudi và Saifuddin Abdullah, nhấn mạnh về điều này.Zin Mar Aung, người phụ trách quan hệ đối ngoại trong chính phủ ''bóng tối'' của Myanmar, đã cảm ơn trên Twitter về quan điểm này. Về phần mình, Prak Sokhonn đã mời các bên xung đột ở Myanmar coi nhiệm vụ sắp tới của mình là cầu nối để nói chuyện với nhau. Sokhonn cho biết người tiền nhiệm của ông là Đặc phái viên ASEAN về Myanmar, đại diện của Brunei, đã trì trệ do các điều kiện tiên quyết cho chuyến thăm Myanmar. Một trong những điều kiện đó là cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi. Theo Bộ trưởng Campuchia, lần này các nước ASEAN không có điều kiện tiên quyết cho chuyến thăm của đặc phái viên của Hiệp hội tới Myanmar. Prak Sokhonn cũng đảm bảo rằng Campuchia, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quân sự của Myanmar để duy trì niềm tin của các bên."Đồng thuận 5 điểm"Cho đến nay, ASEAN đã không thể khiến Myanmar thực hiện "đồng thuận 5 điểm" đã được thống nhất vào tháng 4 năm ngoái. Tại cuộc họp ở Phnom Penh, cuộc họp đầu tiên dưới thời Campuchia làm chủ tịch ASEAN, các bộ trưởng một lần nữa cố gắng phá vỡ tình thế bế tắc đối với Myanmar. Xét cho cùng, điều thực sự đang bị đe dọa là vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, khả năng hành động trên cơ sở đồng thuận và truyền thống tránh công khai chỉ trích lẫn nhau.Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là Hội nghị đầu tiên kể từ khi Trung Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào cuối tháng 11 năm 2021. Tại Phnom Penh, các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN, quan hệ thương mại và đầu tư và chuỗi cung ứng trong hiệp hội. Điều này sẽ tăng khả năng phục hồi trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Các bên vẫn là đối tác thương mại chính của nhau.Các bộ trưởng ASEAN cũng khẳng định cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả hiệp định RCEP. Nó có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm nay. ASEAN cho rằng: những hy vọng mới gắn liền với cơ chế này nhằm kích thích thương mại tự do và phục hồi hoạt động kinh tế sau đại dịch.Vào ngày diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN, truyền thông phương Tây đưa tin, dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên, rằng New Zealand được cho là sẽ không công nhận chính quyền hiện tại của Myanmar là một bên phê chuẩn RCEP. New Zealand đã thông báo điều đó với các đối tác của họ theo thỏa thuận này.Nikita Maslennikov, chuyên gia từ trung tâm phân tích của Nga - Trung tâm công nghệ chính trị, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đã gọi tình huống này là "căn bệnh thời thơ ấu" của RCEP và gợi ý cách đối phó với nó:Bảy trong số mười quốc gia ASEAN đã phê chuẩn hiệp định RCEP. Điều này Indonesia, Philippines và Myanmar vẫn chưa làm được. Để hiệp định có hiệu lực, sự phê chuẩn của sáu quốc gia ASEAN và ba thành viên khác trong hiệp định này là đủ. Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn văn kiện này.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220203/myanmar-khong-duoc-phep-tham-gia-cuoc-hop-ngoai-truong-asean-13555877.html
https://kevesko.vn/20220114/viet-nam-asean-xem-myanmar-la-thanh-vien-trong-gia-dinh-13321760.html
myanmar
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12991923_20:0:1460:1080_1920x0_80_0_0_998d8ff2205f8c4cb78783c6126fb127.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
asean, myanmar, quan điểm-ý kiến, tác giả, rcep
asean, myanmar, quan điểm-ý kiến, tác giả, rcep
Nỗ lực mới của ASEAN nhằm thiết lập đối thoại với Myanmar dẫn đến kết quả gì?
ASEAN đang tìm kiếm mối liên hệ với tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Myanmar. Việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là ưu tiên của ASEAN. Khủng hoảng ở Myanmar có thể tạo ra những khó khăn tạm thời đối với việc nước này tham gia tổ chức RCEP.
Đại diện đặc biệt của ASEAN dự định thăm Myanmar vào tháng 3 và yêu cầu chính quyền nước này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán với tất cả các bên xung đột. Lập trường này của hiệp hội đã được đưa ra bởi các bộ trưởng ngoại giao của 9 nước
thành viên ASEAN. Cuộc họp tại Phnom Penh vào ngày 17 tháng 2, do Campuchia làm chủ tịch lâm thời của hiệp hội, có sự tham dự trực tiếp của các bộ trưởng từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Lào. Bộ trưởng các nước Brunei, Thái Lan và Việt Nam tham gia cuộc họp qua liên lạc video. Ngoại trưởng Myanmar không được mời tham dự cuộc họp với đồng nghiệp, và Myanmar đã không bổ nhiệm đại diện phi chính trị và không cử người này đến cuộc họp.
Sự vắng mặt của đại diện Myanmar tại cuộc họp cấp bộ trưởng đã làm gia tăng sự chú ý về việc ASEAN sẽ ứng phó ra sao với cuộc khủng hoảng chính trị với quốc gia này. Các bước tiếp theo là các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Đại diện đặc biệt mới của ASEAN tại Myanmar, Prak Sokhonna, với tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Myanmar, bao gồm cả chính phủ "bóng tối". Các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia và Malaysia, Rento Marsudi và Saifuddin Abdullah, nhấn mạnh về điều này.
Zin Mar Aung, người phụ trách quan hệ đối ngoại trong chính phủ ''bóng tối'' của Myanmar, đã cảm ơn trên Twitter về quan điểm này. Về phần mình, Prak Sokhonn đã mời các bên xung đột ở Myanmar coi nhiệm vụ sắp tới của mình là cầu nối để nói chuyện với nhau. Sokhonn cho biết người tiền nhiệm của ông là Đặc phái viên ASEAN về Myanmar, đại diện của Brunei, đã trì trệ do các điều kiện tiên quyết cho chuyến thăm Myanmar. Một trong những điều kiện đó là cuộc gặp với
bà Aung San Suu Kyi. Theo Bộ trưởng Campuchia, lần này các nước ASEAN không có điều kiện tiên quyết cho chuyến thăm của đặc phái viên của Hiệp hội tới Myanmar. Prak Sokhonn cũng đảm bảo rằng Campuchia, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quân sự của Myanmar để duy trì niềm tin của các bên.
Cho đến nay, ASEAN đã không thể khiến Myanmar thực hiện "đồng thuận 5 điểm" đã được thống nhất vào tháng 4 năm ngoái. Tại cuộc họp ở Phnom Penh, cuộc họp đầu tiên dưới thời Campuchia làm chủ tịch ASEAN, các bộ trưởng một lần nữa cố gắng phá vỡ tình thế bế tắc đối với Myanmar. Xét cho cùng, điều thực sự đang bị đe dọa là vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, khả năng hành động trên cơ sở đồng thuận và truyền thống tránh công khai chỉ trích lẫn nhau.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là Hội nghị đầu tiên kể từ khi Trung Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào cuối tháng 11 năm 2021. Tại Phnom Penh, các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN, quan hệ thương mại và đầu tư và chuỗi cung ứng trong hiệp hội. Điều này sẽ tăng khả năng phục hồi trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Các bên vẫn là đối tác thương mại chính của nhau.
Các bộ trưởng ASEAN cũng khẳng định cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả hiệp định RCEP. Nó có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm nay. ASEAN cho rằng: những hy vọng mới gắn liền với cơ chế này nhằm kích thích thương mại tự do và phục hồi hoạt động kinh tế sau đại dịch.
Vào ngày diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN, truyền thông phương Tây đưa tin, dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên, rằng New Zealand được cho là sẽ không công nhận chính quyền hiện tại của Myanmar là một bên phê chuẩn RCEP. New Zealand đã thông báo điều đó với các đối tác của họ theo thỏa thuận này.
Nikita Maslennikov, chuyên gia từ trung tâm phân tích của Nga - Trung tâm công nghệ chính trị, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đã gọi tình huống này là "căn bệnh thời thơ ấu" của RCEP và gợi ý cách đối phó với nó:
''New Zealand không công nhận chế độ ở Myanmar. Nó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức quân đội Myanmar và đình chỉ hoàn toàn mọi hợp đồng với Myanmar. Việc nước này không muốn công nhận việc Myanmar phê chuẩn RCEP không phải ngẫu nhiên mà đó là lập trường chính trị của họ. Nó có thể ngăn cản các bên còn lại của hiệp định tận dụng những lợi ích mà hiệp định mở ra trong lĩnh vực thương mại. Đồng thời, các quốc gia khác sẽ phải đưa ra quyết định của riêng mình, sẽ rất khó để các đối tác RCEP của New Zealand không tính đến lập trường của nước này, do đó, một quyết định tập thể cũng có thể xảy ra. Cách tốt nhất là khuyến nghị Myanmar tạm thời đình chỉ quá trình gia nhập cho đến khi nước này tự giải quyết được tình hình nội bộ. Tất nhiên, tất cả những điều này làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các bước tiếp theo của RCEP. Có hy vọng rằng đây sẽ chỉ là một tình tiết, một "căn bệnh thời thơ ấu" của cơ chế giao dịch triển vọng này. Đây là một thất bại nhỏ trong quá trình thực hiện hiệp định RCEP, tuy nhiên, sau đó, cần cân bằng giữa lợi ích phát triển hợp tác kinh tế và các ưu tiên của chính sách đối ngoại, có tính đến thực tế nhiều nước chưa công nhận chế độ ở Myanmar''.
Bảy trong số mười quốc gia ASEAN đã phê chuẩn hiệp định RCEP. Điều này Indonesia, Philippines và Myanmar vẫn chưa làm được. Để hiệp định có hiệu lực, sự phê chuẩn của sáu quốc gia ASEAN và ba thành viên khác trong hiệp định này là đủ. Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn văn kiện này.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.