https://kevesko.vn/20220219/du-tuyen-bo-ban-than-trong-sach-giam-doc-cdc-thua-thien---hue-van-bi-bat-13808925.html
Dù tuyên bố bản thân trong sạch, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế vẫn bị bắt
Dù tuyên bố bản thân trong sạch, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế vẫn bị bắt
Sputnik Việt Nam
Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên – Huế vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra làm rõ những sai phạm liên quan trong mua bán kit xét... 19.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-19T13:41+0700
2022-02-19T13:41+0700
2022-02-19T13:47+0700
việt nam
bộ y tế việt nam
bị bắt
bộ công an việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/13/13808830_0:19:1277:737_1920x0_80_0_0_d9c12226cf4057bfcd0d3218a78fc4da.jpg
Trong một diễn biến khác, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản gửi các bộ ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế địa phương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch, sớm đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào diện bình ổn giá.Khởi tố giám đốc CDC Thừa Thiên Huế liên quan vụ Việt ÁTheo đó, Đại tá Đặng Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế - xác nhận, Công an tỉnh đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2017.Cũng liên quan đến vụ án trên, Công an tỉnh này cũng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Hà Thúc Nhật - Kế toán trưởng CDC Thừa Thiên Huế để điều tra theo quy định. Các sai phạm của ông Đức và ông Nhật có liên quan trong vụ việc Công ty Việt Á mua bán kit xét nghiệm Covid-19.Cơ quan chức năng đã khám xét nơi làm việc của hai bị can tại trụ sở CDC Thừa Thiên Huế và nơi ở, thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan.Trước đó, qua thời gian xác minh tìm hiểu, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết vị, vật tư hóa chất, quần áo bảo hộ phòng chống dịch Covid-19.Đặc biệt, cơ quan điều tra nhận thấy hai ông Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã vì vụ lợi mà có những vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước.Đến ngày 18/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Đức và ông Nhật để phục vụ điều tra.Bộ Công an trước đó từng nêu tên CDC Thừa Thiên Huế trong danh sách những cơ quan có liên quan trong vụ Việt Á.Hồi cuối năm 2021, trả lời báo chí, ông Hoàng Văn Đức khẳng định ông thậm chí còn tốn tiền khi nhiều nhân viên đến hướng dẫn kỹ thuật test thì hay xin thuốc hút. Ông nói biết rõ "hoa hồng", "lại quả" là những thứ “nhạy cảm”, không bao giờ nghĩ đến từ khi dịch bệnh bùng phát."Cơ quan công an làm việc mà các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua một ly cà phê cho tôi thì tôi đi tù cũng xứng đáng. Đối với tôi cứ theo quy trình thủ tục, nếu đúng thì làm không thôi. Tôi cũng nói nhân viên của mình không được quan tâm những thứ đó, đặc biệt nghiêm cấm, nếu phát hiện ra tôi sẽ xử lý nghiêm", ông Đức khẳng định.Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó đã lập đoàn kiểm tra do Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn khẩn trương xác minh, kiểm tra thông tin tố cáo liên quan đến những khuất tất trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại CDC Thừa Thiên Huế.Ngoài ra, một công ty dược cũng tố cáo có dấu hiệu khuất tất trong việc đấu thầu trang thiết bị y tế chống dịch tại CDC Thừa Thiên Huế.Sớm bình ổn giá kit test Covid-19Bộ Y tế mới đây vừa có văn bản gửi các bộ ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế địa phương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường phối hợp, liên thông cung cấp thông tin về giá nhập khẩu trang thiết bị y tế, trong đó có giá nhập khẩu test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2.Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế sớm nghiên cứu trình Chính phủ đưa trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm) vào diện bình ổn giá trong thời kỳ phòng, chống dịch Covid-19, ra quy định về mức giá trần xét nghiệm Covid-19 với cơ sở y tế tư nhân.Thông qua công tác kiểm tra, Bộ Y tế nhận thấy có một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.Do vậy, Bộ Y tế đề nghị các Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các cơ quan ban, ngành, các tỉnh, thành phố nghiên cứu, phối hợp triển khai một số nội dung, trong đó:Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét bổ sung biên chế cán bộ làm công tác thanh tra y tế từ trung ương đến địa phương.Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, quảng cáo đặc biệt qua hệ thống mạng đối với các sản phẩm trang thiết bị y tế trong đó có các test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2 không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được phép lưu hành.Bộ Thông tin Truyền thông cũng được đề nghị tăng cường hậu kiểm về đăng ký lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế và test xét nghiệm.Bộ Khoa học & Công nghệ, chủ trì, phối hợp Bộ Y tế nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về hoạt động cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế; Chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rà soát, chấn chỉnh hoạt động tiến hành đánh giá, việc cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế theo tiêu chuẩn Quốc tế.Bộ Y tế yêu cầu Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế tăng cường hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm nhanh, xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2.Sở Y tế các địa phương chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về công bố lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, các test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm SARS-CoV-2.Bên cạnh đó, chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các phòng, ban và các lực lượng chức năng tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về công bố lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm nhanh, xét nghiệm SARS-CoV-2.
https://kevesko.vn/20220213/con-ho-chau-a-moi-viet-nam-chuan-bi-cho-buoc-nhay-vot-13691857.html
https://kevesko.vn/20220217/lua-lo-tiep-tuc-quet-den-yen-bai-loat-can-bo-huyen-van-chan-bi-bat-tam-giam-13769100.html
https://kevesko.vn/20220113/vu-no-luong-hay-cuu-lay-ao-blouse-trang-bo-y-te-yeu-cau-giai-quyet-truoc-201-13292316.html
https://kevesko.vn/20211209/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-chuyen-bay-hoi-huong-cho-nguoi-viet-12800438.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/13/13808830_0:0:1275:956_1920x0_80_0_0_8d34c50ee042a5ef1c23c7f360e3b902.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ y tế việt nam, bị bắt, bộ công an việt nam
việt nam, bộ y tế việt nam, bị bắt, bộ công an việt nam
Dù tuyên bố bản thân trong sạch, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế vẫn bị bắt
13:41 19.02.2022 (Đã cập nhật: 13:47 19.02.2022) Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên – Huế vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra làm rõ những sai phạm liên quan trong mua bán kit xét nghiệm Covid-19. Trước đó, vị này từng khẳng định không hề nghĩ đến chuyện “hoa hồng”, “lại quả”, không nhận một đồng của Việt Á.
Trong một diễn biến khác, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản gửi các bộ ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế địa phương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch, sớm đưa
kit xét nghiệm Covid-19 vào diện bình ổn giá.
Khởi tố giám đốc CDC Thừa Thiên Huế liên quan vụ Việt Á
Theo đó, Đại tá Đặng Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế - xác nhận, Công an tỉnh đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2017.
Cũng liên quan đến vụ án trên, Công an tỉnh này cũng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Hà Thúc Nhật - Kế toán trưởng CDC Thừa Thiên Huế để điều tra theo quy định. Các sai phạm của ông Đức và ông Nhật có liên quan trong vụ việc Công ty Việt Á mua bán kit xét nghiệm Covid-19.
Cơ quan chức năng đã khám xét nơi làm việc của hai bị can tại trụ sở CDC Thừa Thiên Huế và nơi ở, thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan.
Trước đó, qua thời gian xác minh tìm hiểu, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết vị, vật tư hóa chất, quần áo bảo hộ phòng chống dịch Covid-19.
Đặc biệt, cơ quan điều tra nhận thấy hai ông Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã vì vụ lợi mà có những vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước.
Đến ngày 18/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Đức và ông Nhật để phục vụ điều tra.
Bộ Công an trước đó từng nêu tên CDC Thừa Thiên Huế trong danh sách những cơ quan có liên quan trong vụ Việt Á.
Hồi cuối năm 2021, trả lời báo chí, ông Hoàng Văn Đức khẳng định ông thậm chí còn tốn tiền khi nhiều nhân viên đến hướng dẫn kỹ thuật test thì hay xin thuốc hút. Ông nói biết rõ "hoa hồng", "lại quả" là những thứ “nhạy cảm”, không bao giờ nghĩ đến từ khi dịch bệnh bùng phát.
"Cơ quan công an làm việc mà các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua một ly cà phê cho tôi thì tôi đi tù cũng xứng đáng. Đối với tôi cứ theo quy trình thủ tục, nếu đúng thì làm không thôi. Tôi cũng nói nhân viên của mình không được quan tâm những thứ đó, đặc biệt nghiêm cấm, nếu phát hiện ra tôi sẽ xử lý nghiêm", ông Đức khẳng định.
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó đã lập đoàn kiểm tra do Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn khẩn trương xác minh, kiểm tra thông tin tố cáo liên quan đến những khuất tất trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại CDC Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, một công ty dược cũng tố cáo có dấu hiệu khuất tất trong việc đấu thầu trang thiết bị y tế chống dịch tại CDC Thừa Thiên Huế.
Sớm bình ổn giá kit test Covid-19
Bộ Y tế mới đây vừa có văn bản gửi các bộ ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế địa phương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường phối hợp, liên thông cung cấp thông tin về giá nhập khẩu trang thiết bị y tế, trong đó có giá nhập khẩu test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế sớm nghiên cứu trình
Chính phủ đưa trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm) vào diện bình ổn giá trong thời kỳ phòng, chống dịch Covid-19, ra quy định về mức giá trần xét nghiệm Covid-19 với cơ sở y tế tư nhân.
Thông qua công tác kiểm tra, Bộ Y tế nhận thấy có một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Do vậy, Bộ Y tế đề nghị các Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các cơ quan ban, ngành, các tỉnh, thành phố nghiên cứu, phối hợp triển khai một số nội dung, trong đó:
Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét bổ sung biên chế cán bộ làm công tác thanh tra y tế từ trung ương đến địa phương.
Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, quảng cáo đặc biệt qua hệ thống mạng đối với các sản phẩm trang thiết bị y tế trong đó có các test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2 không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được phép lưu hành.
Bộ Thông tin Truyền thông cũng được đề nghị tăng cường hậu kiểm về đăng ký lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế và test xét nghiệm.
Bộ Khoa học & Công nghệ, chủ trì, phối hợp Bộ Y tế nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về hoạt động cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho
lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế; Chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rà soát, chấn chỉnh hoạt động tiến hành đánh giá, việc cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế theo tiêu chuẩn Quốc tế.
9 Tháng Mười Hai 2021, 15:36
Bộ Y tế yêu cầu Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế tăng cường hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm nhanh, xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2.
Sở Y tế các địa phương chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về công bố lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, các test xét nghiệm nhanh và xét nghiệm SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các phòng, ban và các lực lượng chức năng tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về công bố lưu hành, duy trì đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm nhanh, xét nghiệm SARS-CoV-2.