https://kevesko.vn/20220221/nua-the-ky-truoc-mao-trach-dong-tung-phan-boi-nhan-dan-viet-nam-13836069.html
Nửa thế kỷ trước Mao Trạch Đông từng phản bội nhân dân Việt Nam
Nửa thế kỷ trước Mao Trạch Đông từng phản bội nhân dân Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Cách đây 50 năm, vào tháng 2 năm 1972 đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Quan sát viên Piotr... 21.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-21T17:31+0700
2022-02-21T17:31+0700
2022-02-21T17:31+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam
trung quốc
đài loan
hoa kỳ
chính trị
quan hệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13834851_0:0:2629:1480_1920x0_80_0_0_c4a1f116bdc8111f9a87e8fbb5716f68.jpg
Bắc Kinh phản bội Việt Nam, Washington phản bội Đài LoanCho đến trước năm 1972, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không hề có mối quan hệ chính trị nào, cả thế giới cho rằng hai nước là khắc tinh của nhau không thể hòa giải. Nhưng vào đầu những năm 1970, cả hai quốc gia này đều có kẻ thù chung là Liên Xô. Washington những muốn lợi dụng chính sách chống Liên Xô của Mao Trạch Đông để củng cố vị thế của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Còn Mao cũng muốn có Hoa Kỳ là đối tác trong cuộc đấu chống Liên Xô, vốn lúc đó đang duy trì đội quân lớn trên biên giới Trung-Xô.Ngoài ra người Trung Quốc cũng có quan tâm lợi ích kinh tế - được nhận các khoản đầu tư từ nước Mỹ. Trong khi đó chính giới Washington trông đợi rằng sự phát triển mối liên hệ kinh tế với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến một «diễn biến hòa bình» trong các tầng lớp xã hội ở CHND Trung Hoa để họ từ bỏ con đường phát triển theo hướng XHCN.Và còn hai vấn đề nữa mà lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sôi nổi bàn bạc. Thứ nhất là Đài Loan, mà Washington khi đó công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Trung Quốc và ủng hộ hòn đảo bằng mọi cách, kể cả bằng sức mạnh của vũ khí. Đối với Bắc Kinh, Đài Loan là một tỉnh của CHND Trung Hoa, tạm thời tách biệt. Vấn đề thứ hai là cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tổng thống Nixon muốn Mao Trạch Đông gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Hà Nội phải đồng ý với những điều khoản của Mỹ về chấm dứt chiến tranh.Chuyến công du của Nixon đến Trung Quốc kết thúc bằng việc ký kết Thông cáo chung Thượng Hải, trong đó các bên xác nhận nguyện vọng chung hướng tới bình thường hóa quan hệ. Washington thừa nhận sự hiện hữu của một nước Trung Quốc có đảo Đài Loan là một bộ phận không tách rời.Thoả thuận nằm bên ngoài văn bản là lời hứa của phía Trung Quốc về việc gây áp lực với Hà Nội. Và đã có sức ép như vậy. Đầu tháng 11 năm 1972, trong cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Thương mại Việt Nam DCCH, các đại diện chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng Hà Nội cần nhượng bộ trong việc rút quân chủ lực Bắc Việt ra khỏi miền Nam Việt Nam để ký hiệp định hòa bình với Hoa Kỳ.Đài Loan coi động thái này là sự phản bội của Washington. Còn Hà Nội có dịp thấy rõ sự tráo trở bội phản của ban lãnh đạo Bắc Kinh, và điều này được đề cập trong cuốn sách «Sự thật về quan hệ Việt-Trung 30 năm qua», do Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản năm 1979.Bắc Kinh đâu có quyền nói thay nhân dân Việt NamDiễn biến sự kiện tiếp theo cho thấy rằng bất kể những nỗ lực của bộ sậu Mao Trạch Đông nhằm gây áp lực với Hà Nội, những người cộng sản Việt Nam đã cùng quân dân cả nước phấn đấu giành chiến thắng bọn xâm lược Mỹ theo đúng kế hoạch của riêng Hà Nội.Nhìn lại những thay đổi của thế giới trong 50 năm qua kể từ sau chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc, có thể nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ thế là đã không trở thành đối tác của nhau, mà ngày nay sự đối đầu của họ đang là mối đe dọa với hòa bình thế giới. Vẫn như trước đây, Washington không thể chịu đựng phái Cộng sản Trung Hoa. Vấn đề Đài Loan tiếp tục làm phức tạp quan hệ Trung-Mỹ.Còn Việt Nam thì không chỉ đánh thắng giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, đưa nền kinh tế vươn lên tầm cao chưa từng có, mà còn giữ vững độc lập tự chủ, không để bên ngoài xui giục, và đã bình thường hóa quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220221/trung-quoc-se-ap-dung-cac-bien-phap-chong-lai-my-vi-nuoc-nay-ban-vu-khi-cho-dai-loan-13830831.html
https://kevesko.vn/20210522/kissinger-canh-bao-nguy-co-lap-lai-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-10539651.html
https://kevesko.vn/20220216/hoi-uc-chien-tranh-vi-xuyen-vi-sao-trung-quoc-rut-quan-khoi-viet-nam-nam-1979-13757683.html
trung quốc
đài loan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13834851_0:0:2629:1972_1920x0_80_0_0_96b4f23116d177dd6e1667d9ec0f8ade.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, trung quốc, đài loan, hoa kỳ, chính trị, quan hệ
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, trung quốc, đài loan, hoa kỳ, chính trị, quan hệ
Nửa thế kỷ trước Mao Trạch Đông từng phản bội nhân dân Việt Nam
Cách đây 50 năm, vào tháng 2 năm 1972 đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Quan sát viên Piotr Tsvetov nhắc rằng, cuộc gặp đó kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Thượng Hải, dẫn tới rất nhiều thay đổi không chỉ trong quan hệ giữa hai nước Trung-Mỹ mà còn cả tình hình thế giới.
Bắc Kinh phản bội Việt Nam, Washington phản bội Đài Loan
Cho đến trước năm 1972, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không hề có mối quan hệ chính trị nào, cả thế giới cho rằng hai nước là khắc tinh của nhau không thể hòa giải. Nhưng vào đầu những năm 1970, cả hai quốc gia này đều có kẻ thù chung là Liên Xô. Washington những muốn lợi dụng chính sách chống Liên Xô của Mao Trạch Đông để củng cố vị thế của Hoa Kỳ trong
Chiến tranh Lạnh. Còn Mao cũng muốn có Hoa Kỳ là đối tác trong cuộc đấu chống Liên Xô, vốn lúc đó đang duy trì đội quân lớn trên biên giới Trung-Xô.
Ngoài ra người Trung Quốc cũng có quan tâm lợi ích kinh tế - được nhận các khoản đầu tư từ nước Mỹ. Trong khi đó chính giới Washington trông đợi rằng sự phát triển mối liên hệ kinh tế với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến một «diễn biến hòa bình» trong các tầng lớp xã hội ở CHND Trung Hoa để họ từ bỏ con đường phát triển theo hướng XHCN.
Và còn hai vấn đề nữa mà lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sôi nổi bàn bạc. Thứ nhất là Đài Loan, mà Washington khi đó công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Trung Quốc và ủng hộ hòn đảo bằng mọi cách, kể cả bằng sức mạnh của vũ khí. Đối với Bắc Kinh, Đài Loan là một tỉnh của CHND Trung Hoa, tạm thời tách biệt. Vấn đề thứ hai là cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tổng thống Nixon muốn
Mao Trạch Đông gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Hà Nội phải đồng ý với những điều khoản của Mỹ về chấm dứt chiến tranh.
Chuyến công du của Nixon đến Trung Quốc kết thúc bằng việc ký kết Thông cáo chung Thượng Hải, trong đó các bên xác nhận nguyện vọng chung hướng tới bình thường hóa quan hệ. Washington thừa nhận sự hiện hữu của một nước Trung Quốc có đảo Đài Loan là một bộ phận không tách rời.
Thoả thuận nằm bên ngoài văn bản là lời hứa của phía Trung Quốc về việc gây áp lực với Hà Nội. Và đã có sức ép như vậy. Đầu tháng 11 năm 1972, trong cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Thương mại Việt Nam DCCH, các đại diện chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng Hà Nội cần nhượng bộ trong việc rút quân chủ lực Bắc Việt ra khỏi miền Nam Việt Nam để ký hiệp định hòa bình với Hoa Kỳ.
Chính trị gia-nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger tóm tắt chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc vào tháng 2 năm 1972 như sau: «Chúng tôi đưa quân ra khỏi Đài Loan theo điều kiện giải quyết cuộc chiến ở xứ Đông Dương».
Đài Loan coi động thái này là sự phản bội của Washington. Còn Hà Nội có dịp thấy rõ sự tráo trở bội phản của ban lãnh đạo Bắc Kinh, và điều này được đề cập trong cuốn sách «Sự thật về quan hệ Việt-Trung 30 năm qua», do Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản năm 1979.
Bắc Kinh đâu có quyền nói thay nhân dân Việt Nam
Khi phía Bắc Kinh thông báo với Hà Nội rằng vấn đề chiến tranh Việt Nam đã được thảo luận trong chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam DCCH đã nói thẳng: «Việt Nam là đất nước của chúng tôi, và chúng tôi không cho phép quý vị thảo luận vấn đề Việt Nam với Hoa Kỳ».
Diễn biến sự kiện tiếp theo cho thấy rằng bất kể những nỗ lực của bộ sậu Mao Trạch Đông nhằm gây áp lực với Hà Nội, những người cộng sản Việt Nam đã cùng quân dân cả nước phấn đấu giành chiến thắng bọn xâm lược Mỹ theo đúng kế hoạch của riêng Hà Nội.
Nhìn lại những thay đổi của thế giới trong 50 năm qua kể từ sau chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc, có thể nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ thế là đã không trở thành đối tác của nhau, mà ngày nay sự đối đầu của họ đang là mối đe dọa với hòa bình thế giới. Vẫn như trước đây, Washington không thể chịu đựng phái Cộng sản Trung Hoa. Vấn đề Đài Loan tiếp tục làm phức tạp quan hệ Trung-Mỹ.
Còn Việt Nam thì không chỉ đánh thắng giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, đưa nền kinh tế vươn lên tầm cao chưa từng có, mà còn giữ vững độc lập tự chủ, không để bên ngoài xui giục, và đã bình thường hóa quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.