https://kevesko.vn/20220222/muu-do-cua-my-tiep-tuc-co-lap-nga-da-that-bai-13852134.html
Mưu đồ của Mỹ tiếp tục cô lập Nga đã thất bại
Mưu đồ của Mỹ tiếp tục cô lập Nga đã thất bại
Sputnik Việt Nam
Trong tuần qua, từ “chiến tranh” đã được nhắc tới nhiều lần, thậm chí ở cấp cao. Trong khuôn khổ gặp gỡ cấp cao Nga-Đức tại Moskva Tổng thống Nga Vladimir... 22.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-22T14:13+0700
2022-02-22T14:13+0700
2022-02-22T14:20+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
chính trị
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13828066_0:107:2048:1259_1920x0_80_0_0_e3882631a729e1731ef06c7c9a503cbb.jpg
Hoa Kỳ và NATO đã bỏ qua và có thái độ không nghiêm túc trước những đề nghị của Nga về đảm bảo an ninh. Cơ sở hạ tầng của NATO đã ở gần biên giới Nga, do đó để bảo đảm an ninh của mình, Nga yêu cầu đảm bảo an ninh bằng pháp lý.Ngày 16/2 đã qua, chiến tranh không xảy ra, như Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố. Nga rút một phần quân sau tập trận. Lãnh đạo và quan chức các nước tiếp tục tới Moskva.Vì sao phương Tây vẫn tiếp tục ra rả về khả năng Nga tấn công Ukraina?Nga đã không tấn công Ukraina vào ngày 16/1, nhưng phương Tây vẫn tiếp tục ra rả về khả năng Nga tấn công Ukraina. Thậm chí, trong những ngày gần đây, báo chí phương Tây còn đăng sơ đồ tấn công Ukraina của quân đội Nga.Mặc dù đã rút các “huấn luyện viên quân sự” khỏi Ukraina nhưng Mỹ và phương Tây vẫn có các động thái khích lệ đối với Kiev để “quân triều đình” gia tăng các hành động quân sự ở miền Đông. Tuyên bố nghi ngờ đối với động thái thu binh của Nga đến từ Mỹ và phương Tây có thể coi là một hành động yểm trợ trực tiếp cho các cuộc động binh của “triều đình Kiev” ở Đông Ukraina.Cuộc hội đàm Vladimir Putin và Olaf Scholz đã thu được những thành công nhất địnhNgược lại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Moskva là điểm dừng chân cuối cùng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau khi ông này đã mở đầu chuyến công cán ngoại giao con thoi bắt đầu từ Washington.Dĩ nhiên là diễn biến tích cực này không phải chỉ do chuyến đi của Thủ tướng Đức Olaf Scholz mà còn là kết quả “cộng hưởng” từ các nỗ lực đối thoại trước đó giữa Nga và phương Tây, sau các chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Anh tới Nga hay một loạt cuộc điện đàm giữa giới lãnh đạo Nga và lãnh đạo các nước.Tuy nhiên, người Nga hiểu rằng, một khi còn có sự can thiệp của Mỹ thì cả Pháp và Đức vẫn không thể nào giải quyết ổn thỏa các vướng mắc tích tụ lại suốt nhiều năm qua. Trong vấn đề này, “hòn đá cản đường” lớn nhất chính là NATO do Mỹ làm “chủ soái”. Nó khiến cho cả Đức lẫn Pháp cũng như các nước trong EU không thể hoàn toàn độc lập, tự chủ khi giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ Châu Âu cũng như nội bộ đất nước họ. Trong khi đó thì Mỹ và Anh vẫn khuyến khích Kiev có những bước phiêu lưu mới ở miền Đông nhằm tiếp tục gây bất ổn cho Nga và “Lục địa già”.Một điều đáng lưu ý rằng trong cuộc họp báo chung Mỹ-Đức, Tổng thống Mỹ thề sẽ “chặt đứt” đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2” (“North Stream 2”). Mặc dù một số nhà báo đã phải che miệng cười thầm vì không biết Mỹ sẽ “chặt đứt” đường ống ấy bằng cách nào nhưng Thủ tướng Đức đã lờ đi. Tại cuộc đàm phán sau đó giữa Thủ tướng Đức với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, hai bên cũng tránh đề cập tới vấn đề này.Dĩ nhiên là Mỹ vẫn còn cố tìm nhiều cách để “chọc gậy bánh xe” đối với sự vận hành “North Stream 2”, nhưng như người Việt Nam thường nói là “ván đã đóng thuyền” hay “gạo đã nấu thành cơm”. Trong cuộc hội đàm với tổng thống Ukraina trước đó tại Kiev, Thủ tướng Olaf Scholz đã đưa ra lời cảnh báo với Ukraina rằng, họ không nên tiếp tục đặt vấn đề trở thành thành viên của NATO vì điều đó sẽ góp phần làm gia tăng căng thẳng. Do đó, cuộc hội đàm Vladimir Putin và Olaf Scholz đã thu được những thành công nhất định.Trong vấn đề “Dòng chảy phương Bắc 2” Mỹ đã thể hiện bản chất “lòng vả cũng như lòng sung”Bộ máy truyền thông Mỹ luôn tung ra những luận điệu rằng, việc “Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động và các dự án hợp tác dầu khí Nga – EU trong tương lai sẽ là những “sợi dây thòng lọng” quàng vào cổ Châu Âu. Tuy nhiên, đằng sau những luận điệu này là hai mục đích của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng như giới tư bản tài phiệt và công nghiệp Mỹ. Một là cô lập Nga hơn nữa, làm giảm sức mạnh thương mại, tài chính và công nghiệp dầu khí của Nga. Hai là để cho Mỹ có thêm thời gian triển khai các hoạt động xâm nhập thị trường khí đốt ở Châu Âu, cạnh tranh với các nguồn dầu khí cơ bản của Châu Âu hiện nay là Nga và Trung Đông.Tuy nhiên, khả năng Mỹ chi phối thị trường khí đốt ở Châu Âu rất khó xảy ra. Trước hết là việc vận chuyển khí đốt từ Bắc Mỹ và Vịnh Mexico sang Châu Âu cho dù bằng cách gì đi nữa thì giá thành chắc chắn sẽ cao hơn khí đốt từ Nga sang Châu Âu. Lợi thế rõ ràng thuộc về khí đốt của Nga do yếu tố cự ly đem lại. Điểm thứ hai là hệ thống vận chuyển và phân phối khí đốt ở Châu Âu đã hoạt động ổn định nhiều năm qua cho đến khi Mỹ “giật dây” làm cuộc đảo chính Maidan 2014, đẩy các nước Tây Âu rơi vào “Mùa Đông lạnh lẽo” năm 2015.Mưu đồ của Mỹ tiếp tục cô lập Nga đã thất bạiTổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 16/2 đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin. Trước đó chừng 2 tuần, đáp lại thông tin Mỹ phản đối chuyến thăm, ông Jair Bolsonaro đã khẳng định: “Brazil là Brazil, Nga là Nga. Tôi có mối quan hệ thân thiện với tất cả… Nếu Joe Biden mời tôi, tôi sẽ sẵn sàng đến thăm Mỹ”.Phương Tây giận dữ điên cuồng, một người chống cộng như Jair Bolsonaro, Tổng thống của Brazil, đồng minh chính của NATO bên ngoài khối, đã đến Moskva và tuyên bố đoàn kết với Nga.Bộ trưởng Ngoại giao Carlos França gọi cuộc họp 2 + 2 là thẳng thắn, cởi mở và rất hiệu quả. Ông đã nói: “Chúng tôi rời đi với một kế hoạch hành động đã có sẵn.Có một điều rất đáng chú ý, đó là ông Fernando Marquez, chủ sở hữu phòng thí nghiệm Uniao Química, đã có mặt trong đoàn tùy tùng của ngài Tổng thống Jair Bolsonaro. Ông Fernando Marquez đã tới Moskva để ký kết hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V ở Brazil. Và điều này diễn ra sau khi các nhà chức trách Brazil gần đây đã "thọc gậy bánh xe" chính quyền các bang muốn độc lập sản xuất Sputnik V.Mặc dù là một quốc gia Nam Mỹ, nhưng Brazil có vị thế khác hẳn với các quốc gia khác. Về lịch sử, Brazil vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha, không dính dáng với Tây Ban Nha nên không bị Hiệp ước Paris 1898 chi phối khi Tây Ban Nha buộc phải “bán” một loạt các thuộc địa của mình ở Châu Mỹ La tinh và tây Thái Bình Dương cho Mỹ. Thứ hai, Brazil là quốc gia có truyền thống văn hóa nổi tiếng thế giới cũng như có diện tích, dân số, nguồn lực kinh tế và xã hội, tiềm lực quân sự, quốc phòng lớn nhất ở Châu Mỹ La Tinh. Do vậy, trong khi quan hệ Đông – Tây có lúc căng, lúc chùng, Brazil vẫn giữ được vị thế trung lập, không theo phe nào và luôn duy trì quan hệ cân bằng giữa ba cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc.Bên cạnh nhà đầu tư lớn vào Brazil là Trung Quốc, Nga cũng là đối tác chiến lược của Brazil và có nhiều quan hệ hợp tác làm ăn với Brazil. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa hai bên còn khiêm tốn ở mức 7,62 tỷ USD (năm 2021), nhưng Nga là nước cung cấp tới 60% lượng phân bón nhập khẩu vào Brazil cũng như có nhiều dự án hợp tác song phương với Brazil trên các lĩnh vực nông nghiệp, điện năng, dầu khí và quốc phòng… Bên cạnh đó, Brazil còn là thành viên của khối BRICS, một liên minh kinh tế có tính “mở” cao giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
https://kevesko.vn/20220222/my-tu-choi-cung-cap-vu-khi-hat-nhan-cho-ukraina-13850801.html
https://kevesko.vn/20220222/ong-blinken-goi-viec-cong-nhan-dnr-va-lnr-la-su-tan-cong-vao-chu-quyen-cua-ukraina-13848000.html
https://kevesko.vn/20220222/tong-thong-putin-ukraina-hien-dai-hoan-toan-do-nga-tao-ra-13845459.html
https://kevesko.vn/20220217/ukraina-noi-ho-thanh-cong-chan-duoc-dong-chay-phuong-bac---2-13767826.html
https://kevesko.vn/20220209/brazil-xac-nhan-tong-thong-bolsonaro-bi-my-gay-suc-ep-truoc-chuyen-tham-nga-13635147.html
https://kevesko.vn/20201001/tong-thong-bolsonaro-nhac-lai-chu-quyen-cua-brazil-truoc-nhung-loi-de-doa-cua-biden-9541792.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13828066_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_9f1d347f2576d8e70567872d9aa6b051.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, chính trị, thế giới
tác giả, quan điểm-ý kiến, chính trị, thế giới
Hoa Kỳ và NATO đã bỏ qua và có thái độ không nghiêm túc trước những đề nghị của Nga về đảm bảo an ninh. Cơ sở hạ tầng của NATO đã ở gần biên giới Nga, do đó để bảo đảm an ninh của mình, Nga yêu cầu đảm bảo an ninh bằng pháp lý.
Ngày 16/2 đã qua, chiến tranh không xảy ra, như
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố. Nga rút một phần quân sau tập trận. Lãnh đạo và quan chức các nước tiếp tục tới Moskva.
Vì sao phương Tây vẫn tiếp tục ra rả về khả năng Nga tấn công Ukraina?
Nga đã không tấn công Ukraina vào ngày 16/1, nhưng phương Tây vẫn tiếp tục ra rả về khả năng Nga tấn công Ukraina. Thậm chí, trong những ngày gần đây, báo chí phương Tây còn đăng sơ đồ
tấn công Ukraina của quân đội Nga.
“Việc Mỹ và phương Tây tiếp tục tuyên bố về cái gọi là khả năng “tấn công” của Nga và đòi kiểm chứng việc Nga rút quân chẳng qua chỉ là chuyện “đâm lao thì phải theo lao”. Để khỏi bị bẽ mặt trước “thiên hạ”, “Chú SAM” và phe cánh thấy cần phải tiếp tục “câu chuyện huyễn hoặc” của họ thêm một thời gian nữa để xoa dịu dư luận đang bất bình trước các thông tin thất thiệt mà họ đưa ra cho đến khi để nó “tự chìm vào quên lãng” hoặc bị những sự kiện mới “phủ trùm” lên”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Mặc dù đã rút các “huấn luyện viên quân sự” khỏi Ukraina nhưng Mỹ và phương Tây vẫn có các động thái khích lệ đối với Kiev để “quân triều đình” gia tăng các hành động quân sự ở miền Đông. Tuyên bố nghi ngờ đối với động thái thu binh của Nga đến từ Mỹ và phương Tây có thể coi là một hành động yểm trợ trực tiếp cho các cuộc động binh của “triều đình Kiev” ở Đông Ukraina.
“Chính hàng trăm vụ pháo kích với hàng nghìn quả đạn pháo và rocket các loại của quân đội chính phủ Ukraina dội xuống hai địa bàn Lugansk và Donetsk trong mấy ngày gần đây mới là nguyên nhân làm cho miền Đông Ukraina lại trở lại là “một thùng thuốc súng” chứ không phải là các cuộc tập trận của quân đội Nga tại hai địa bàn quân khu miền Tây và miền Nam Nga” - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Cuộc hội đàm Vladimir Putin và Olaf Scholz đã thu được những thành công nhất định
Ngược lại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Moskva là điểm dừng chân cuối cùng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau khi ông này đã mở đầu chuyến công cán ngoại giao con thoi bắt đầu từ Washington.
“Kết quả đàm phán Nga-Đức tại Moskva cho thấy Đức và Pháp cùng có chung quan điểm, lập trường để giải quyết các mối quan hệ với Nga cũng như làm giảm căng thẳng ở Ukraina. Đó là việc lãnh đạo hai nước này đều nhấn mạnh mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh ở châu Âu thông qua đối thoại và đàm phán ngoại giao, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại giữa các nước EU với Nga”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Dĩ nhiên là diễn biến tích cực này không phải chỉ do chuyến đi của Thủ tướng Đức Olaf Scholz mà còn là kết quả “cộng hưởng” từ các nỗ lực đối thoại trước đó giữa Nga và phương Tây, sau các chuyến công du của
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Anh tới Nga hay một loạt cuộc điện đàm giữa giới lãnh đạo Nga và lãnh đạo các nước.
Tuy nhiên, người Nga hiểu rằng, một khi còn có sự can thiệp của Mỹ thì cả Pháp và Đức vẫn không thể nào giải quyết ổn thỏa các vướng mắc tích tụ lại suốt nhiều năm qua. Trong vấn đề này, “hòn đá cản đường” lớn nhất chính là NATO do Mỹ làm “chủ soái”. Nó khiến cho cả Đức lẫn Pháp cũng như các nước trong EU không thể hoàn toàn độc lập, tự chủ khi giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ Châu Âu cũng như nội bộ đất nước họ. Trong khi đó thì Mỹ và Anh vẫn khuyến khích Kiev có những bước phiêu lưu mới ở miền Đông nhằm tiếp tục gây bất ổn cho Nga và “Lục địa già”.
Một điều đáng lưu ý rằng trong cuộc họp báo chung Mỹ-Đức, Tổng thống Mỹ thề sẽ “chặt đứt” đường ống
“Dòng chảy phương Bắc 2” (“North Stream 2”). Mặc dù một số nhà báo đã phải che miệng cười thầm vì không biết Mỹ sẽ “chặt đứt” đường ống ấy bằng cách nào nhưng Thủ tướng Đức đã lờ đi. Tại cuộc đàm phán sau đó giữa Thủ tướng Đức với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, hai bên cũng tránh đề cập tới vấn đề này.
“Qua đây, có thể thấy hai tín hiệu mà cả Đức và Nga muốn ngầm gửi cho đối tác Mỹ: Một là việc triển khai tuyến “Dòng chảy phương Bắc 2” là công việc nội bộ, song phương giữa Đức và Nga. Hai là nhắn nhủ ai đó có ý định can thiệp vào hoạt động của tuyến “North Stream 2” thì sẽ là một hành động vô ích vì đó là kết quả hợp tác không thể đảo ngược được” - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Dĩ nhiên là Mỹ vẫn còn cố tìm nhiều cách để “chọc gậy bánh xe” đối với sự vận hành “North Stream 2”, nhưng như người Việt Nam thường nói là “ván đã đóng thuyền” hay “gạo đã nấu thành cơm”. Trong cuộc hội đàm với tổng thống Ukraina trước đó tại Kiev, Thủ tướng
Olaf Scholz đã đưa ra lời cảnh báo với Ukraina rằng, họ không nên tiếp tục đặt vấn đề trở thành thành viên của NATO vì điều đó sẽ góp phần làm gia tăng căng thẳng. Do đó, cuộc hội đàm Vladimir Putin và Olaf Scholz đã thu được những thành công nhất định.
Trong vấn đề “Dòng chảy phương Bắc 2” Mỹ đã thể hiện bản chất “lòng vả cũng như lòng sung”
Bộ máy truyền thông Mỹ luôn tung ra những luận điệu rằng, việc “Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động và các dự án
hợp tác dầu khí Nga – EU trong tương lai sẽ là những “sợi dây thòng lọng” quàng vào cổ Châu Âu. Tuy nhiên, đằng sau những luận điệu này là hai mục đích của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng như giới tư bản tài phiệt và công nghiệp Mỹ. Một là cô lập Nga hơn nữa, làm giảm sức mạnh thương mại, tài chính và công nghiệp dầu khí của Nga. Hai là để cho Mỹ có thêm thời gian triển khai các hoạt động xâm nhập thị trường khí đốt ở Châu Âu, cạnh tranh với các nguồn dầu khí cơ bản của Châu Âu hiện nay là Nga và Trung Đông.
“Rốt cuộc là Mỹ đã thể hiện bản chất “lòng vả cũng như lòng sung” của họ. Trong khi vu cáo Nga muốn ràng buộc Châu Âu bằng khí đốt từ Nga thì chính Mỹ cũng muốn trói buộc Châu Âu vào khí đốt của Mỹ”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Tuy nhiên, khả năng Mỹ chi phối thị trường khí đốt ở Châu Âu rất khó xảy ra. Trước hết là việc vận chuyển khí đốt từ Bắc Mỹ và Vịnh Mexico sang Châu Âu cho dù bằng cách gì đi nữa thì giá thành chắc chắn sẽ cao hơn khí đốt từ Nga sang Châu Âu. Lợi thế rõ ràng thuộc về khí đốt của Nga do yếu tố cự ly đem lại. Điểm thứ hai là hệ thống vận chuyển và phân phối khí đốt ở Châu Âu đã hoạt động ổn định nhiều năm qua cho đến khi Mỹ “giật dây” làm cuộc đảo chính Maidan 2014, đẩy các nước Tây Âu rơi vào “Mùa Đông lạnh lẽo” năm 2015.
“Dĩ nhiên là người Châu Âu nhận thức rõ vấn đề an ninh năng lượng đặc biệt quan trọng này nên họ không dại gì mà bỏ qua một dự án có khả năng giúp Châu Âu phục hồi kinh tế nhanh hơn trong giai đoạn “Hậu COVID-19”. Chỉ có Washington là không muốn điều này diễn ra. Còn London thì tránh đề cập đến chuyện này vì họ cũng là một bên được hưởng lợi nhờ “North Stream 2” khi các mỏ khí đồng hành ở Biển Bắc đã dần cạn kiệt”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Mưu đồ của Mỹ tiếp tục cô lập Nga đã thất bại
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 16/2 đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin. Trước đó chừng 2 tuần, đáp lại thông tin Mỹ phản đối chuyến thăm, ông
Jair Bolsonaro đã khẳng định: “Brazil là Brazil, Nga là Nga. Tôi có mối quan hệ thân thiện với tất cả… Nếu Joe Biden mời tôi, tôi sẽ sẵn sàng đến thăm Mỹ”.
Phương Tây giận dữ điên cuồng, một người chống cộng như Jair Bolsonaro, Tổng thống của Brazil, đồng minh chính của NATO bên ngoài khối, đã đến Moskva và tuyên bố đoàn kết với Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Carlos França gọi cuộc họp 2 + 2 là thẳng thắn, cởi mở và rất hiệu quả. Ông đã nói: “Chúng tôi rời đi với một kế hoạch hành động đã có sẵn.
Có một điều rất đáng chú ý, đó là ông Fernando Marquez, chủ sở hữu phòng thí nghiệm Uniao Química, đã có mặt trong đoàn tùy tùng của ngài Tổng thống Jair Bolsonaro. Ông Fernando Marquez đã tới Moskva để ký kết hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V ở Brazil. Và điều này diễn ra sau khi các nhà chức trách Brazil gần đây đã "thọc gậy bánh xe" chính quyền các bang muốn độc lập
sản xuất Sputnik V.
Mặc dù là một quốc gia Nam Mỹ, nhưng Brazil có vị thế khác hẳn với các quốc gia khác. Về lịch sử, Brazil vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha, không dính dáng với Tây Ban Nha nên không bị Hiệp ước Paris 1898 chi phối khi Tây Ban Nha buộc phải “bán” một loạt các thuộc địa của mình ở Châu Mỹ La tinh và tây Thái Bình Dương cho Mỹ. Thứ hai, Brazil là quốc gia có truyền thống văn hóa nổi tiếng thế giới cũng như có diện tích, dân số, nguồn lực kinh tế và xã hội, tiềm lực quân sự, quốc phòng lớn nhất ở Châu Mỹ La Tinh. Do vậy, trong khi quan hệ Đông – Tây có lúc căng, lúc chùng, Brazil vẫn giữ được vị thế trung lập, không theo phe nào và luôn duy trì quan hệ cân bằng giữa ba cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Bên cạnh nhà đầu tư lớn vào Brazil là Trung Quốc, Nga cũng là đối tác chiến lược của Brazil và có nhiều quan hệ hợp tác làm ăn với Brazil. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa hai bên còn khiêm tốn ở mức 7,62 tỷ USD (năm 2021), nhưng Nga là nước cung cấp tới 60% lượng phân bón nhập khẩu vào Brazil cũng như có nhiều dự án hợp tác song phương với Brazil trên các lĩnh vực nông nghiệp, điện năng, dầu khí và quốc phòng… Bên cạnh đó, Brazil còn là thành viên của khối BRICS, một liên minh kinh tế có tính “mở” cao giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
“Chuyến thăm Nga của tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn diễn ra và đã thành công bất chấp việc Mỹ liên tục gây sức ép để ngăn cản ngay sau khi Brazil và Nga cùng công bố kế hoạch của hoạt động này ngày 3/12/2021. Mưu đồ của Mỹ tiếp tục cô lập Nga đã thất bại”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.