https://kevesko.vn/20220222/xung-danh-con-ho-chau-a-moi-quy-mo-gdp-viet-nam-bao-gio-lai-vuot-singapore-13839187.html
Xứng danh con hổ châu Á mới, quy mô GDP Việt Nam bao giờ lại vượt Singapore?
Xứng danh con hổ châu Á mới, quy mô GDP Việt Nam bao giờ lại vượt Singapore?
Sputnik Việt Nam
Top các nền kinh tế lớn theo GDP ở khu vực Đông Nam Á đã lộ diện. GDP Việt Nam đang xếp thứ mấy trong khối ASEAN? Khi nào quy mô kinh tế Việt Nam sẽ vượt... 22.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-22T05:09+0700
2022-02-22T05:09+0700
2022-02-22T05:09+0700
việt nam
kinh tế
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13843195_0:0:2000:1125_1920x0_80_0_0_fbdc273da3f097c5074e76535c4700b8.jpg
Lạm phát kỷ lục ở Mỹ tác động đa chiều đến tỷ giá đồng tiền Việt Nam với USD. Chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam sẽ ra sao năm 2022?GDP Việt Nam xếp thứ mấy trong top các nền kinh tế ASEAN?Thái Lan là nước cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm vừa qua.ASEAN-6 là 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam.Sáng 21/2, Thái Lan đã công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quốc gia trong quý IV và cả năm 2021.Theo đó, số liệu do Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan ghi nhận nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 1,8% (có hiệu chỉnh mùa vụ) trong quý cuối năm so với quý trước đó, vượt mức dự báo tăng 1,4% trong một cuộc thăm dò do Reuters thực hiện. So với cùng kỳ năm 2020, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cao hơn mức dự báo. Tính chung cả năm 2021, nền kinh tế Thái Lan đã đạt mức tăng trưởng 1,6%.Theo số liệu do Singaporecông bố hôm 3/1/2022, đảo quốc sư tử đạt mức tăng trưởng 7,2%trong năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 2010 (khi đó Singapore 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). Trước đó, năm 2020, nước này đã gánh chịu mức tăng trưởng âm 5,4% do đại dịch Covid-19.GDP của Philippines ghi nhận mức tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Tăng trưởng của Philippines trong năm qua được báo cáo là nhanh hơn dự kiến và sẽ còn tăng tốc trong năm 2022.Năm 2021, Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính Indonesia trước đó đưa ra dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%.Cục thống kê Malaysia ghi nhận, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Sau 2 năm dịch bệnh, hàng nghìn người dân Malaysia đã lâm vào cảnh mất việc làm trong khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.Như Sputnik cập nhật, theo số liệu Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020. Con số này thấp hơn so với dự báo của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.Trong quý III năm 2021, nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm phía nam bị đình trệ sản xuất do giãn cách kéo dài. Bên cạnh đó, mức tăng không cao còn do đặt trên nền tảng tăng trưởng dương 2,91% năm 2020.Về thứ hạng, trong năm 2021, Indonesia dẫn đầu tăng trưởng GDP (1099 tỷ USD), thứ 2 là Thái Lan (509 tỷ USD), thứ 3 là Philippines (381 tỷ USD). Singapore xếp thứ 4 (364 tỷ USD), ngay trên Việt Nam (xếp thứ 5, 352 tỷ USD). Đứng cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 là Malaysia (347 tỷ USD).Khi nào quy mô kinh tế Việt Nam vượt Singapore?Hồi năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho rằng, nhờ nguồn FDI mạnh và tăng trưởng năng suất cao, kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới.Theo ngân hàng DBS, kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 với các giả định sau:Thứ nhất, Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tiếp theo và tăng trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1%, sau đó giảm dần xuống 0,5%. Các nền kinh tế khu vực tiếp tục duy trì mức tăng trưởng bình quân hiện tại, với mức tăng của Singapore là 2,5%.Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi Việt Nam nhanh chóng vượt qua Singapore về quy mô kinh tế ngay sau đó 1 năm. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã một lần nữa đẩy Việt Nam về lại vị trí thứ 5 trong năm vừa qua.Tuy nhiên, với đà hồi phục mạnh mẽ, giới chuyên gia tin rằng, kỳ tích này có thể sớm lặp lại.Năm 2022, Việt Nam được kỳ vọng có thể khôi phục tốc độ tăng trưởng 6-7% như thời điểm trước Covid-19, trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế ở ASEAN.Sputnik cũng đã thông tin, hàng loạt ông lớn như Ngân hàng HSBC, Fitch Solutions đã nhận định, năm 2022, kinh tế Việt nam có thể đạt mức 7,0% trong năm 2022, cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Chính phủ đề ra.Ngân hàng Standard Chartered dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng 6,7%.Cùng với đó, Ngân hàng Standard Chartered đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.Việt Nam xứng danh ‘con hổ châu Á mới’Như Sputnik đã thông tin, trong bài viết có tựa đề "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", tờ Business Times (Singapore) đã đưa ra nhận định cho rằng Việt Nam có thể trở thành "con hổ châu Á mới" với 6 lý do.Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là môi trường kích lệ việc khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản. Thứ sáu là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhất ở Đông Á, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể.Các chuyên gia kinh tế của VinaCapital thậm chí gần đây còn ước tính GDP Việt Nam sẽ từ mức 2,6% năm 2021 tăng mạnh lên 7-7,5% vào năm 2022 và nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước thậm chí có thể vượt trên 7,5% vào năm 2022.Theo VinaCapital, tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi sức phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng nội địa và các hoạt động xây dựng của Việt Nam, cũng như nhờ sự tăng trở lại của lượng khách du lịch vào một số thời điểm nào đó ở những tháng sắp tới.VinaCapital cho rằng, xuất khẩu và FDI tiếp tục là động lực cho nền kinh tế Việt Nam. Đơn vị này kỳ vọng lực chảy của dòng vốn ngoại vào Việt Nam vẫn mạnh mẽ trong 2022.Các doanh nghiệp sản xuất dòng sản phẩm công nghệ cao vẫn sôi nổi đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, LG Display đã công bố khoản đầu tư theo kế hoạch 2,2 tỷ USD vào năm 2021, gần gấp đôi tổng vốn đầu tư của công ty này tại Việt Nam.Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam (đồng thời cũng là “nhà tuyển dụng” lớn nhất trong khu vực tư nhân), đã thông báo rằng họ sẽ nâng cấp lên 50% năng lực sản xuất ở Việt Nam cho các thiết bị có tính năng gập lại được, trong khi đó Toshiba cho biết họ sẽ chuyển toàn bộ sản xuất điện tử ở Trung Quốc sang Việt Nam và Nhật Bản. Gần nhất, Samsung đã dồn thêm 920 triệu USD vào nhà máy ở Thái Nguyên.Việc tập đoàn LEGO, Đan Mạch sẽ đầu tư 1 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng nhà máy khai thác trung hòa carbon, sẽ giúp thu hút những nhà đầu tư FDI khác có tiêu chí đặt ESG làm ưu tiên để tìm ra điểm đến để đầu tư.VinaCapital cũng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các công ty Nhật Bản, theo một khảo sát được xuât bản bởi Deloitte vào tháng 9/2021.Điều tạo nên thành công của Việt Nam là vị thế điểm đến thu hút FDI đến từ thực tế rằng chi phí thuê nhân công nhà máy ở Việt Nam chỉ thấp bằng một phần ba ở Trung Quốc, nhưng chất lượng của nguồn lực lao động này thì tương đương với Trung Quốc, dựa theo đánh giá của báo cáo do JETRO và các bên khác thực hiện.Một yếu tố khác là vị trị địa lý của Việt Nam gần với những chuỗi cung ứng ở Châu Á, đặc biệt là trong ngành công nghệ cao.Giám đốc Điều hành HSBC Việt Nam Tim Evans cho biết, chỉ số PMI đầy lạc quan trong tháng 1 của Việt Nam cho thấy nền kinh tế đang phát triển và có thêm nhiều đơn hàng. Chỉ số cũng chứng tỏ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế và niềm tin của các doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh.Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Nguyễn Minh Cường cho biết, những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết đã mở ra rất nhiều cơ hội cho tiếp cận thị trường xuất khẩu của Việt Nam. tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế của các nước cũng sẽ tạo nhu cầu nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam.Tác động đa chiều đến tỷ giá đồng Việt Nam – USDLiên quan đến chính sách tiền tệ, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, áp lực lạm phát đang gia tăng sẽ làm giảm tính linh hoạt trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước.Ngoài ra, sự thay đổi toàn cầu theo hướng thắt chặt tiền tệ cũng hạn chế sự linh hoạt trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4,0% để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2022.Standard Chartered dự báo rằng, tốc độ tăng giá VND sẽ chậm lại, USD/VND đang tiến gần đến giới hạn của biên độ tỷ giá hối đoái và dự báo USD/VND ở mức 22.500 vào giữa năm 2022 và 22.300 vào cuối năm 2022.Thời gian qua, lạm phát tăng kỷ lục tại Hoa Kỳ gây lo ngại ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ (USD).Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ tăng 0,6% vào tháng 1/2022, sau khi tăng 0,6% hồi tháng 12/2021. Theo đó chỉ số này đã tăng tới 7,5% trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 1/2022, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua kể từ năm 1982.So sánh chỉ số tăng lạm phát, CPI của Mỹ và Việt Nam, có thể thấy, Hoa Kỳ chứng kiến đà tăng nhanh hơn. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng chứng minh thực tế này. Năm 2021, CPI Việt Nam cũng tăng khá thấp - 1,84% so với mức 7% của Mỹ năm vừa rồi. CPI tháng 1/2022 chỉ tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI cho đến hết tháng 1/2022 cũng chỉ tăng 1,94%.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sự chênh lệch về tốc độ tăng tỷ giá tiêu dùng cho thấy đồng USD đang có xu hướng mất giá nhanh hơn so với đồng Việt Nam và đây có thể là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá giữa 2 đồng tiền.Sáng 21/2, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.133 đồng/USD, tăng 14 đồng so với cuối tuần qua. Giá USD trên thị trường tự do biến động trái chiều khi giảm nhẹ ở chiều mua vào 5 đồng so với cuối tuần qua, xuống 23.480 đồng/USD nhưng lại tăng thêm 35 đồng ở chiều bán ra, lên 23.550 đồng/USD.Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định, diễn biến tỷ giá giữa 2 đồng tiền thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cán cân thương mại, tình hình đầu tư nước ngoài, kiều hối.Cân bằng chính sách tiền tệ, tỷ giáVề thương mại Việt – Mỹ, như Sputnik nêu trước đó, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%. Trong cả năm 2021 cán cân thương mại hàng hóa đã xuất siêu 4,08 tỷ USD, riêng trong tháng 1/2022 cán cân thương mại xuất siêu 1,39 tỷ USD.TS. Châu Đình Linh, Giảng viên Học viện ngân hàng TP.HCM thông tin với Thời báo Tài chính nhấn mạnh, ngoài các yếu tố lạm phát, cán cân thương mại… thì cũng cần quan sát tác động của dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.Thực tế cũng có các yếu tố có thể tác động là đồng Việt Nam tăng giá so với USD, tuy nhiên, diễn biến cụ thể còn phụ thuộc vào giải pháp điều hành từ phía Ngân hàng Nhà nước.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, diễn biến tỷ giá chung trong cả năm 2021 cho thấy đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đủ.Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, năm 2022 ngành Ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng lưu ý, việc ổn định không đồng nghĩa với cố định, mà ngân hàng sẽ điều hành linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế.Kết quả điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước vài năm gần đây cho thấy phương thức này đã giữ ổn định được tỷ giá trong thời gian qua.
https://kevesko.vn/20220112/standard-chartered-gdp-viet-nam-2022-co-the-tang-67-vnd-dang-on-dinh-13199859.html
https://kevesko.vn/20211112/quoc-hoi-giao-muc-gdp-vao-khoang-6-65-nam-2022-12464864.html
https://kevesko.vn/20211020/viet-nam-no-luc-binh-thuong-moi-thu-tuong-dat-muc-tieu-gpd-cho-nam-2022-12176305.html
https://kevesko.vn/20220213/con-ho-chau-a-moi-viet-nam-chuan-bi-cho-buoc-nhay-vot-13691857.html
https://kevesko.vn/20200630/con-ho-moi-cua-chau-a-viet-nam-duoc-ky-vong-la-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-nam-2050-9194585.html
https://kevesko.vn/20180813/ngan-hang-Qatar-viet-nam-la-con-ho-kinh-te-moi-nhat-cua-chau-a-6016227.html
https://kevesko.vn/20210612/gdp-du-bao-tang-7-viet-nam-van-la-diem-sang-tang-truong-kinh-te-tren-the-gioi-10638579.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13843195_92:0:1864:1329_1920x0_80_0_0_b910b719fcf26b8bf0e014c5afb77453.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, gdp
Lạm phát kỷ lục ở Mỹ tác động đa chiều đến tỷ giá đồng tiền Việt Nam với USD. Chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam sẽ ra sao năm 2022?
GDP Việt Nam xếp thứ mấy trong top các nền kinh tế ASEAN?
Thái Lan là nước cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm vừa qua.
ASEAN-6 là 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Sáng 21/2, Thái Lan đã công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quốc gia trong quý IV và cả năm 2021.
Theo đó, số liệu do Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan ghi nhận nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 1,8% (có hiệu chỉnh mùa vụ) trong quý cuối năm so với quý trước đó, vượt mức dự báo tăng 1,4% trong một cuộc thăm dò do Reuters thực hiện. So với cùng kỳ năm 2020, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cao hơn mức dự báo. Tính chung cả năm 2021, nền kinh tế Thái Lan đã đạt mức tăng trưởng 1,6%.
Theo số liệu do Singaporecông bố hôm 3/1/2022, đảo quốc sư tử đạt mức tăng trưởng 7,2%trong năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 2010 (khi đó Singapore 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). Trước đó, năm 2020, nước này đã gánh chịu mức tăng trưởng âm 5,4% do đại dịch Covid-19.
GDP của Philippines ghi nhận mức tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Tăng trưởng của Philippines trong năm qua được báo cáo là nhanh hơn dự kiến và sẽ còn tăng tốc trong năm 2022.
Năm 2021, Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính Indonesia trước đó đưa ra dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%.
Cục thống kê Malaysia ghi nhận, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Sau 2 năm dịch bệnh, hàng nghìn người dân Malaysia đã lâm vào cảnh mất việc làm trong khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.
12 Tháng Mười Một 2021, 18:28
Như Sputnik cập nhật, theo số liệu Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020. Con số này thấp hơn so với dự báo của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Trong quý III năm 2021, nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm phía nam bị đình trệ sản xuất do giãn cách kéo dài. Bên cạnh đó, mức tăng không cao còn do đặt trên nền tảng tăng trưởng dương 2,91% năm 2020.
Về thứ hạng, trong năm 2021, Indonesia dẫn đầu tăng trưởng GDP (1099 tỷ USD), thứ 2 là Thái Lan (509 tỷ USD), thứ 3 là Philippines (381 tỷ USD). Singapore xếp thứ 4 (364 tỷ USD), ngay trên Việt Nam (xếp thứ 5, 352 tỷ USD). Đứng cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 là Malaysia (347 tỷ USD).
Khi nào quy mô kinh tế Việt Nam vượt Singapore?
Hồi năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho rằng, nhờ nguồn FDI mạnh và tăng trưởng năng suất cao, kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới.
“Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa", DBS Bank nhận định.
Theo ngân hàng DBS, kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 với các giả định sau:
Thứ nhất, Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tiếp theo và tăng trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1%, sau đó giảm dần xuống 0,5%. Các nền kinh tế khu vực tiếp tục duy trì mức tăng trưởng bình quân hiện tại, với mức tăng của Singapore là 2,5%.
20 Tháng Mười 2021, 11:35
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi Việt Nam nhanh chóng vượt qua Singapore về quy mô kinh tế ngay sau đó 1 năm. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã một lần nữa đẩy Việt Nam về lại vị trí thứ 5 trong năm vừa qua.
Tuy nhiên, với đà hồi phục mạnh mẽ, giới chuyên gia tin rằng, kỳ tích này có thể sớm lặp lại.
Năm 2022, Việt Nam được kỳ vọng có thể khôi phục tốc độ tăng trưởng 6-7% như thời điểm trước Covid-19, trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế ở
ASEAN.
Sputnik cũng đã thông tin, hàng loạt ông lớn như Ngân hàng HSBC, Fitch Solutions đã nhận định, năm 2022, kinh tế Việt nam có thể đạt mức 7,0% trong năm 2022, cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Chính phủ đề ra.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng 6,7%.
Cùng với đó, Ngân hàng Standard Chartered đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
Việt Nam xứng danh ‘con hổ châu Á mới’
Như Sputnik đã thông tin, trong bài viết có tựa đề "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", tờ Business Times (Singapore) đã đưa ra nhận định cho rằng Việt Nam có thể trở thành "con hổ châu Á mới" với 6 lý do.
Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là môi trường kích lệ việc khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản. Thứ sáu là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.
“Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu con hổ châu Á mới”, Business Times Singapore nhấn mạnh.
Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhất ở Đông Á, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể.
“Việt Nam đang trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ cho các công ty quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là nơi đầu tư phát triển một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp”, WB khẳng định.
Các chuyên gia kinh tế của VinaCapital thậm chí gần đây còn ước tính GDP Việt Nam sẽ từ mức 2,6% năm 2021 tăng mạnh lên 7-7,5% vào năm 2022 và nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước thậm chí có thể vượt trên 7,5% vào năm 2022.
Theo VinaCapital, tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi sức phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng nội địa và các hoạt động xây dựng của Việt Nam, cũng như nhờ sự tăng trở lại của lượng khách du lịch vào một số thời điểm nào đó ở những tháng sắp tới.
VinaCapital cho rằng, xuất khẩu và FDI tiếp tục là động lực cho nền kinh tế Việt Nam. Đơn vị này kỳ vọng lực chảy của dòng vốn ngoại vào Việt Nam vẫn mạnh mẽ trong 2022.
Các doanh nghiệp sản xuất dòng sản phẩm công nghệ cao vẫn sôi nổi đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, LG Display đã công bố khoản đầu tư theo kế hoạch 2,2 tỷ USD vào năm 2021, gần gấp đôi tổng vốn đầu tư của công ty này tại Việt Nam.
Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam (đồng thời cũng là “nhà tuyển dụng” lớn nhất trong khu vực tư nhân), đã thông báo rằng họ sẽ nâng cấp lên 50% năng lực sản xuất ở Việt Nam cho các thiết bị có tính năng gập lại được, trong khi đó Toshiba cho biết họ sẽ chuyển toàn bộ sản xuất điện tử ở Trung Quốc sang Việt Nam và Nhật Bản. Gần nhất, Samsung đã dồn thêm 920 triệu USD vào nhà máy ở Thái Nguyên.
Việc tập đoàn LEGO, Đan Mạch sẽ đầu tư 1 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng nhà máy khai thác trung hòa carbon, sẽ giúp thu hút những
nhà đầu tư FDI khác có tiêu chí đặt ESG làm ưu tiên để tìm ra điểm đến để đầu tư.
VinaCapital cũng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các công ty Nhật Bản, theo một khảo sát được xuât bản bởi Deloitte vào tháng 9/2021.
Điều tạo nên thành công của Việt Nam là vị thế điểm đến thu hút FDI đến từ thực tế rằng chi phí thuê nhân công nhà máy ở Việt Nam chỉ thấp bằng một phần ba ở Trung Quốc, nhưng chất lượng của nguồn lực lao động này thì tương đương với Trung Quốc, dựa theo đánh giá của báo cáo do JETRO và các bên khác thực hiện.
Một yếu tố khác là vị trị địa lý của Việt Nam gần với những chuỗi cung ứng ở Châu Á, đặc biệt là trong ngành công nghệ cao.
Giám đốc Điều hành HSBC Việt Nam Tim Evans cho biết, chỉ số PMI đầy lạc quan trong tháng 1 của Việt Nam cho thấy nền kinh tế đang phát triển và có thêm nhiều đơn hàng. Chỉ số cũng chứng tỏ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế và niềm tin của các doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh.
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á
ADB Nguyễn Minh Cường cho biết, những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết đã mở ra rất nhiều cơ hội cho tiếp cận thị trường xuất khẩu của Việt Nam. tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế của các nước cũng sẽ tạo nhu cầu nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam.
Tác động đa chiều đến tỷ giá đồng Việt Nam – USD
Liên quan đến chính sách tiền tệ, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, áp lực lạm phát đang gia tăng sẽ làm giảm tính linh hoạt trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, sự thay đổi toàn cầu theo hướng thắt chặt tiền tệ cũng hạn chế sự linh hoạt trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4,0% để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2022.
Standard Chartered dự báo rằng, tốc độ tăng giá VND sẽ chậm lại, USD/VND đang tiến gần đến giới hạn của biên độ tỷ giá hối đoái và dự báo USD/VND ở mức 22.500 vào giữa năm 2022 và 22.300 vào cuối năm 2022.
Thời gian qua, lạm phát tăng kỷ lục tại Hoa Kỳ gây lo ngại ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ (USD).
Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ tăng 0,6% vào tháng 1/2022, sau khi tăng 0,6% hồi tháng 12/2021. Theo đó chỉ số này đã tăng tới 7,5% trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 1/2022, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua kể từ năm 1982.
So sánh chỉ số tăng lạm phát, CPI của Mỹ và Việt Nam, có thể thấy, Hoa Kỳ chứng kiến đà tăng nhanh hơn. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng chứng minh thực tế này. Năm 2021, CPI Việt Nam cũng tăng khá thấp - 1,84% so với mức 7% của Mỹ năm vừa rồi. CPI tháng 1/2022 chỉ tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI cho đến hết tháng 1/2022 cũng chỉ tăng 1,94%.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sự chênh lệch về tốc độ tăng tỷ giá tiêu dùng cho thấy đồng USD đang có xu hướng mất giá nhanh hơn so với đồng Việt Nam và đây có thể là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá giữa 2 đồng tiền.
Sáng 21/2, tỷ giá trung tâm do
Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.133 đồng/USD, tăng 14 đồng so với cuối tuần qua. Giá USD trên thị trường tự do biến động trái chiều khi giảm nhẹ ở chiều mua vào 5 đồng so với cuối tuần qua, xuống 23.480 đồng/USD nhưng lại tăng thêm 35 đồng ở chiều bán ra, lên 23.550 đồng/USD.
Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định, diễn biến tỷ giá giữa 2 đồng tiền thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cán cân thương mại, tình hình đầu tư nước ngoài, kiều hối.
Cân bằng chính sách tiền tệ, tỷ giá
Về thương mại Việt – Mỹ, như Sputnik nêu trước đó, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%. Trong cả năm 2021 cán cân thương mại hàng hóa đã xuất siêu 4,08 tỷ USD, riêng trong tháng 1/2022 cán cân thương mại xuất siêu 1,39 tỷ USD.
TS. Châu Đình Linh, Giảng viên Học viện ngân hàng TP.HCM thông tin với Thời báo Tài chính nhấn mạnh, ngoài các yếu tố lạm phát, cán cân thương mại… thì cũng cần quan sát tác động của dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thực tế cũng có các yếu tố có thể tác động là đồng Việt Nam tăng giá so với USD, tuy nhiên, diễn biến cụ thể còn phụ thuộc vào giải pháp điều hành từ phía Ngân hàng Nhà nước.
“Nhìn chung thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước thường điều hành trên cơ sở cân bằng với các đồng ngoại tệ chủ chốt nhưng thường gắn nhiều với đồng USD”, TS. Linh bày tỏ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, diễn biến tỷ giá chung trong cả năm 2021 cho thấy đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đủ.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, năm 2022 ngành Ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.
Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng lưu ý, việc ổn định không đồng nghĩa với cố định, mà ngân hàng sẽ điều hành linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế.
Kết quả điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước vài năm gần đây cho thấy phương thức này đã giữ ổn định được tỷ giá trong thời gian qua.