Ông Vượng Vingroup, vua thép Đình Long, bà Thảo Vietjet và cuộc đua giới siêu giàu Việt

© Depositphotos.com / Dmitry RukhlenkoVàng
Vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng Vingroup, đến nữ tỷ phú tự thân đầu tiên CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, hay vua thép Trần Đình Long, nền kinh tế càng phát triển, danh sách người giàu nhất Việt Nam càng được mở rộng.
Ai giàu nhất Việt Nam? Từ khách sạn dát vàng, biệt thự dát vàng, bò dát vàng, đến siêu xe hàng hiếm thế giới, cuộc đua giới siêu giàu, siêu triệu phú Việt Nam chưa bao giờ hấp dẫn đến thế.

Việt Nam có bao nhiêu người thuộc giới siêu giàu?

Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được ví như “con hổ mới” ở châu Á thì cuộc đua giới siêu giàu và tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam cũng trở nên hấp dẫn hơn.
Với đà phát triển kinh tế mở, năng động, Việt Nam cũng như Trung Quốc hay Ấn Độ, ngày càng có nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhiều siêu triệu phú, tỷ phú đô la (USD).
Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới - ở mức khoảng 31% giai đoạn 2020 – 2025. Điều này có lý do của nó.
Như Sputnik đã thông tin, theo cập nhật mới từ Forbes chốt thời điểm cuối năm 2021, Việt Nam có 6 tỷ phú USD. Tổng tài sản 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam tính đến ngày 23/12/2021 lên tới 19,5 tỷ USD.
Đứng đầu danh sách là tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Vingroup) với tài sản lên tới 7,5 tỷ USD. Nguồn tài sản của ông ở các lĩnh vực bất động sản, ôtô, sản xuất, giáo dục và y tế.
CC BY-SA 4.0 / Hải Nam / Pham Nhat Vuong (cropped photo)Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Phạm Nhật Vượng
Tuy nhiên, cập nhật realtime ngày 23/2/2022, tài sản của ông Vượng có sự sụt giảm nhất định. Theo đó, Chủ tịch Vingroup đang sở hữu 6,4 tỷ USD, đứng thứ 344 người giàu nhất hành tinh (tài sản đã tăng thêm 23 triệu USD).
Kế đó là tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (cập nhật realtime ngày 23/2, “vua thép” của HPG đang có 3,1 tỷ USD, giảm 24 triệu USD tương đương 0,76%), đứng thứ 1444 người giàu nhất hành tinh.
© Ảnh : Typhu.coTrần Đình Long
Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Trần Đình Long
Sau đó là tỷ phú phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank (2,6 tỷ USD). Số liệu cập nhật hôm nay 23/2/2022, ông Long vẫn có 2,6 tỷ, đứng hạng 1931 người giàu nhất thế giới.
Hồi cuối năm ngoái, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet (2,5 tỷ USD), tuy nhiên, cập nhật realtime hiện tại cho thấy, tài sản của Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank hiện là 3 tỷ USD, dù giảm 0,49% tương đương 15 triệu USD nhưng vẫn ở vị trí 1111 người giàu nhất thế giới.
CC BY-SA 4.0 / Kenh14 / Mrs NTPT (cropped photo)Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Tiếp đó là tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan (2,2 tỷ USD – năm 2021, giảm còn 2,1 tỷ USD cập nhật ngày 23/2/2022 (3,74% - hơn 80 triệu USD), đứng thứ 2378 trên bảng xếp hạng người giàu nhất toàn cầu.
Trong danh sách còn có tỷ phú - Chủ tịch HĐQT Ô tô Trường Hải và gia đình (với khối tài sản 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1931).
© Ảnh : Facebook / Trần Bá DươngTỷ phú Trần Bá Dương.
Tỷ phú Trần Bá Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Tỷ phú Trần Bá Dương.

Khách sạn dát vàng, biệt thự dát vàng, bò dát vàng

Báo chí thế giới đã từng rất bất ngờ những công trình hay đặc sản “dát vàng” ở Việt Nam cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của giới siêu giàu – bất kể là “ngầm” hay “nổi” cũng như xu hướng tiêu dùng xa xỉ ngày càng phổ biến.
Các biệt thự “dát toàn vàng” ở Hà Nội, Ninh Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Dương, Cần Thơ hay Nam Định không còn xa lạ với dư luận trong nước.
Hay như khách sạn siêu sang bên bờ hồ Giảng Võ, Hà Nội với 25 tầng nổi, 4 tầng hầm từng làm cho nhiều người dân và du khách bất ngờ.
Khách sạn dát vàng này mang tên Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, một khách sạn được nhiều người trong giới du lịch “phong” là khách sạn “6 sao” tại Hà Nội. Chủ đứng sau công trình này là đại gia Nguyễn Hữu Đường.
Khách tại Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2020
Multimedia
Khách sạn dát vàng Dolce Hanoi Golden Lake mở cửa đón khách
Được biết, khách sạn có 360 phòng tiêu chuẩn 6 sao. Diện tích phòng tiêu chuẩn từ 40 - 48 m2, phòng cao cấp hơn rộng khoảng 70 - 90 m2. Cao cấp nhất là căn suite Tổng thống 184 m2 có thể phục vụ tới 10 khách, phòng penthouse Hoàng gia 170 m2.
Khách sạn này còn nổi tiếng với món “bò dát vàng” trứ danh. Theo giới thiệu, đây là nhà hàng đầu tiên ở Hà Nội phục vụ các món bò dát vàng nổi tiếng trên thế giới. Được chuẩn bị tỉ mỉ bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, bữa tiệc thượng hạng với thực đơn các món bò dát vàng 24K nguyên miếng, từ bò Wagyu Tomahawk trứ danh đến thăn bò Rib Eye các loại.
Đáng chú ý, tổ chức Worldkings và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake là “khách sạn có ngoại thất bằng gạch dát vàng với số lượng trang thiết bị nội thất và các món ăn, đồ uống dát vàng nhiều nhất thế giới”.
Giới truyền thông trong nước cũng như quốc tế choáng ngợp bởi nội thất bên trong huy hoàng cũng như 120.000m2 mặt ngoài của khách sạn đều được dát vàng. Bên trong, trần, phào của sảnh, cửa thang máy... của khách sạn đều được phủ vàng 24k, còn lan can cầu thang mạ vàng 18k. Tất cả “nội, ngoại thất” dát vàng lớn nhất thế giới với tổng mức đầu tư lên tới 100 triệu USD kể cả bồn vệ sinh, bồn tắm, giá treo khăn, vòi hoa sen, công tắc điện, dụng cụ ăn uống…
Điểm đáng nói chính là, ở Việt Nam, còn khá nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, villas, biệt thự “dát vàng” siêu sang rải rác trên khắp đất nước của giới siêu giàu Việt Nam quản lý, làm chủ.
Dự án SwanBay tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Bất động sản nóng thất bại đấu giá đất Thủ Thiêm, ai đứng sau SwanBay Đại Phước?

Thú chơi siêu xe của người Việt ngày càng được nâng cấp

Không phải chỉ có những người siêu giàu, siêu nổi tiếng ở Việt Nam như ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, đại gia Minh nhựa với những chiếc Rolls-Royce đình đám, hay Cường Đô La, danh sách các siêu triệu phú chơi siêu xe được mở rộng đến thiếu gia Phan Thành, đại gia Cường Luxury (Hải Phòng, bầu Thụy, Hiệp gas, Dương “Kon” (Đỗ Bình Dương)…
Theo ông Phạm Thành Lê, Phó Tổng Giám đôc OTV Media, quản trị viên diễn đàn Otofun, một trong những diễn đàn về xe lớn nhất Việt Nam khẳng định, thú chơi xe ôtô và xe sang hay siêu xe ở Việt Nam ngày càng được nâng cấp.
Theo vị này, trước đây thường là các doanh nhân với những chiếc xe siêu sang, nhưng giờ đây dân chơi xe bắt đầu hướng tới những mẫu xe siêu xe.
Những siêu xe không chỉ đắt tiền mà còn có nhiều yếu tố kỹ thuật, mang màu sắc của sự đam mê tốc độ.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Siêu xe Morgan Plus 4 của Cường Đô La gây sốt, VinFast Fadil là xe quốc dân bán chạy nhất
Theo ông Phạm Thành Lê, có một vài ví dụ có thể điểm qua như: Ferrari - hãng siêu xe Italy bắt đầu chính thức bán xe ở Việt Nam, hay McLaren mang chiếc xe độc nhất vô nhị Elva (siêu xe có giá tới 143 tỷ đồng) đến trưng bày ở Việt Nam. Trong đó, doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (biệt danh Minh Nhựa) là người đầu tiên vén màn và giao lưu với McLaren Elva trong hành trình World Tour 2021 dừng chân tại Việt Nam.
Như Sputnik đã thông tin, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu kỷ lục xe nguyên chiếc, trong đó, lượng xe con nhập vào đạt trên 109.728 xe, tăng 45,2% so với cùng kỳ 2020, tức trung bình khoảng 9.000 xe ô tô con cập cảng Việt Nam/tháng.
Trong khi nhu cầu về sử dụng ô tô ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và người có điều kiện sử dụng ô tô “siêu xe” ngày càng nhiều hơn.
Việc các đại gia Việt vẫn sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để rước hàng loạt siêu xe trong năm 2021 là minh chứng. Không ít lần báo chí và dư luận phải trầm trồ khi thấy những chiếc siêu xe lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Một trong những văn phòng của đại lý ô tô Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Nhà phân phối Mercedes-Benz lớn nhất Việt Nam báo lỗ kỷ lục
Xe sang cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố nhiều tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, Đà Nẵng…
“Ông lớn” như Porsche đã kịp nhận sự lớn mạnh nhanh chóng của giới thượng lưu ở Việt Nam.
Họ thấy rằng, giới siêu giàu của Việt Nam có sở thích với siêu xe, hàng hiệu, đồng thời đã khai trương cửa hàng Porsche Studio đầu tiên tại Hà Nội. Thực tế, Porsche chỉ là một trong số những thương hiệu xe hơi lớn toàn cầu đang tranh giành miếng bánh thị trường xe sang Việt Nam.
Ông Arthur Willmann, Giám đốc điều hành của Porsche châu Á - Thái Bình Dương từng khẳng định, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Porsche.
Trong khi đó, BMW và Mercedes-Benz cũng ngày càng xuất hiện phổ biến trên đường phố Hà Nội và TP.HCM. Xu hướng này sẽ còn tăng thêm nhiều hơn nữa.

Người giàu Việt Nam tăng nhanh

Hiện Việt Nam cũng đứng thứ 6 Đông Nam Á về số lượng tỷ phú USD, theo Forbes. Dự báo đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 511 người siêu giàu.
Báo cáo tài sản mới nhất của Knight Frank ước tính tốc độ tăng triệu phú của Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 32%, trong khi tốc độ tăng người siêu giàu với tổng tài sản trên 30 triệu USD là 31%.
Theo Knight Frank, có khoảng 19.500 triệu phú USD tại Việt Nam (những người có tài sản ít nhất 1 triệu USD).
Đến năm 2025, con số đó dự kiến sẽ tăng gần 25%, lên 25.000 người. Với lượng triệu phú này, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á về số triệu phú, sau Singapore, Indonesia và Thái Lan.
Đáng chú ý, nếu chỉ xét số lượng siêu triệu phú, hay còn được gọi là những người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước ASEAN-6 với 390 người.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Xứng danh con hổ châu Á mới, quy mô GDP Việt Nam bao giờ lại vượt Singapore?
Như đã thấy – mọi thứ từ khách sạn dát vàng, biệt thự dát vàng, đến những căn hộ siêu sang, những mẫu xe “supercar” đình đám cho thấy xu hướng gia tăng của giới siêu giàu ở Việt Nam và cuộc đua ngầm trong giới siêu giàu, siêu triệu phú của đất nước chưa bao giờ quyết liệt, mạnh mẽ đến thế.
Lao động trong bài viết của mình gần đây về giới siêu giàu Việt Nam đã dẫn ý kiến của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Vũ Hoàng cho biết, những người siêu giàu hay cá nhân có tài sản ròng cực cao (UHNWI - ultra-high net-worth individual) là những người có tài sản đầu tư ít nhất 30 triệu USD.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong vòng 20 năm lại đây. Kéo theo đó, tốc độ tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, giàu và siêu giàu cũng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.
Bà Trần Nguyễn Thiên Hương, Tổng Biên tập Harper’s Bazaar Việt Nam cho hay, từ trước đến nay, Việt Nam luôn có tầng lớp thượng lưu giàu có, tuy nhiên nhiều gia đình khá giả cất giữ tài sản dưới dạng kim cương và vàng.
“Mặc dù Việt Nam có vẻ là một quốc gia có thu nhập thấp, nhưng vẫn có sự giàu có bên trong”, bà Hương lưu ý.
Những tờ tiền đôla - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Tài sản 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp bội trong đại dịch COVID-19
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала