Nóng: Đề xuất Bộ trưởng Công an có quyền ngừng chuyến bay trong tình huống khẩn cấp

© Ảnh : Phan Sáu - TTXVNMáy bay mang số hiệu VN 1551 chở theo 138 hành khách từ Hà Nội đến Khánh Hòa trong sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần
Máy bay mang số hiệu VN 1551 chở theo 138 hành khách từ Hà Nội đến Khánh Hòa trong sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Đăng ký
Ở Việt Nam đang xem xét đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an, trong tình huống, trường hợp khẩn cấp, để bảo vệ an ninh quốc gia, có quyền quyết định ngừng các chuyến bay đi, đến một hoặc một số cửa khẩu đường hàng không, thời hạn không quá 24h.
Bộ Công an cũng đề xuất quản lý chặt hơn khu vực cách ly dẫn ví dụ năm 2016 xảy ra nhiều vụ đoàn du lịch người Trung Quốc mặc áo in bản đồ "đường lưỡi bò/đường chín đoạn" nhập cảnh Việt Nam.

Trừ “quân sự, quốc phòng”

Ngày 24/2, cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết, đơn vị đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không.
Dự thảo đang được gửi lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức và người dân.
Bộ trưởng Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo làm nhiều vụ án điểm
Dự thảo Nghị định có 4 chương, 17 điều, quy định về quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội tại cửa khẩu đường hàng không – không áp dụng đối với khu vực sân bay quân sự và người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh, xuất cảnh để làm nhiệm vụ.
“Sân bay quân sự phục vụ hoạt động xuất nhập cảnh của phương tiện quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”, Bộ Công an lưu ý.
Theo Bộ Công an, việc xây dựng Nghị định này nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung và công tác quản lý cửa khẩu đường hàng không nói riêng, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các lực lượng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không.
“Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động xuất nhập cảnh qua đường hàng không chiếm tỷ lệ ngày càng lớn như hiện nay”, Bộ Công an nêu rõ.
Bộ cũng kỳ vọng dự thảo Nghị định sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm an toàn tuyệt đối hoạt động của cửa khẩu đường hàng không, hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường hàng không thuận lợi về mặt thủ tục nhưng cũng chặt chẽ về quy định.
Qua đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không.
Cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân làm thủ tục bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang thực hiện theo quy định pháp luật về bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Quyền yêu cầu ngừng bay trong trường hợp khẩn cấp

Điều 8 dự thảo quy định rõ cơ quan chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không bao gồm công an cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, người khai thác cảng hàng không theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Chờ “mẻ cá lớn” vụ Việt Á từ Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo nghị định chính là việc Bộ Công an Việt Nam đề xuất trong tình huống khẩn cấp để bảo vệ an ninh quốc gia, bộ trưởng Bộ Công an có quyền quyết định ngừng chuyến bay đi và đến một hoặc một số cửa khẩu đường hàng không - nhưng không quá 24 giờ.
Trường hợp cần kéo dài thời gian tạm ngừng chuyến bay, Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng có biện pháp phù hợp.
Đặc biệt, đối với các chuyến bay do Bộ Ngoại giao cấp phép bay thì phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao về quyết định tạm ngừng.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định cũng nêu khi xảy ra nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xét duyệt cấp phép bay đến cửa khẩu đường hàng không.
Sau đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường lên cấp độ cao nhất, bố trí lực lượng tuần tra, lập chốt kiểm tra an ninh, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không.

Vì sao phải quản lý chặt hơn khu vực cách ly?

Cũng tại dự thảo Nghị định này, Bộ Công an đề xuất một số biện pháp để quản lý chặt hơn đối với khu vực cách ly, nhằm tránh phát sinh vấn đề phức tạp về an ninh.
Theo đó, Bộ Công an nêu định nghĩa khu vực cách ly là khu vực hành khách đã hoàn thành toàn bộ các thủ tục về soi chiếu an ninh, xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch y tế; tiếp cận trực tiếp với tàu bay.
“Bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào tại khu vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự nói chung và an ninh, an toàn của tàu bay, cảng hàng không nói riêng”, Bộ Công an nhận định.
Cơ quan an ninh của Việt Nam cũng đánh giá việc quản lý khu vực cách ly tại cửa khẩu đường hàng không đã được quy định nhưng chưa cụ thể, chặt chẽ.
Quang cảnh buổi họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Bộ Công an nói về ‘đặc quyền’ của ông Chung, ‘hoa hồng’ vụ Việt Á, nghệ sĩ từ thiện
“Đây là khu vực cần quản lý nghiêm ngặt vì quy chế pháp lý đối với hành khách trong khu vực này mang tính đặc thù, cần hạn chế tối đa người vào ngoài hành khách xuất nhập cảnh”, Bộ này lý giải.

Từ vụ khách Trung Quốc mặc áo đường lưỡi bò

Dẫn ví dụ năm 2016 xảy ra nhiều vụ đoàn du lịch người Trung Quốc mặc áo in bản đồ "đường lưỡi bò/đường chín đoạn" nhập cảnh Việt Nam, Bộ Công an cho biết, nếu đương sự chưa nhập cảnh (vẫn ở khu vực cách ly), cơ quan chức năng có thể vận dụng quy định xuất nhập cảnh để từ chối nhập cảnh.
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, nếu đương sự hoàn thành thủ tục nhập cảnh (ra khỏi khu vực cách ly) mới bỏ áo khoác ngoài để lộ áo in bản đồ "đường lưỡi bò", Việt Nam sẽ không thể từ chối nhập cảnh và cũng chưa đủ căn cứ buộc xuất cảnh hoặc trục xuất, phải áp dụng các quy định khác để tịch thu áo, xử phạt vi phạm hành chính.
Với cơ sở này Bộ Công an đề xuất người vào, ra khu vực cách ly phải được sự đồng ý, tuân thủ sự hướng dẫn, giám sát, quản lý của công an cửa khẩu.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Bộ trưởng Công an Tô Lâm ra sách về an ninh quốc gia
Tại dự thảo này, Bộ Công an cũng cho rằng, khi có vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội tại cửa khẩu đường hàng không, thì công an cửa khẩu là lực lượng chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm. Sau đó, công an cửa khẩu bàn giao cho đơn vị có thẩm quyền tiếp tục xử lý.
Bên cạnh đó, khi có yêu cầu từ chỉ huy tàu bay nước ngoài về phối hợp xử lý vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, công an cửa khẩu là đơn vị chủ trì phối hợp, xử lý ban đầu.
Khi xác định có người xuất nhập cảnh trái phép trên chuyến bay hoặc để ngăn chặn hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, công an cửa khẩu có quyền cho tạm ngừng chuyến bay chưa cất cánh (chưa vào đường lăn cất cánh) trong 2 giờ. Nếu cần kéo dài thời gian tạm ngừng chuyến bay, Công an cửa khẩu báo cáo bộ trưởng Bộ Công an.
Cơ quan Hải quan thuộc Bộ Tài chính tiếp nhận, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới xảy ra tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала