https://kevesko.vn/20220225/mau-cuong-ron-tu-mot-dua-tre-so-sinh-benh-nhan-duoc-chua-khoi-hiv-mot-cach-bat-thuong-13907741.html
Máu cuống rốn từ một đứa trẻ sơ sinh. Bệnh nhân được chữa khỏi HIV một cách bất thường
Máu cuống rốn từ một đứa trẻ sơ sinh. Bệnh nhân được chữa khỏi HIV một cách bất thường
Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Mỹ thông báo về người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV. Các bác sĩ đã sử dụng một phương pháp điều trị hoàn toàn mới - đơn giản và an... 25.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-25T11:42+0700
2022-02-25T11:42+0700
2022-02-25T11:42+0700
khoa học
sức khoẻ
hiv
aids
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/19/13908116_0:164:3057:1884_1920x0_80_0_0_b97ba588061854c5472c67dd5183b143.jpg
Hai trường hợp đầu tiênVirus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) sử dụng thụ thể CCR5 được gắn trong màng tế bào để lây nhiễm. Ở một số ít người, gen của protein này có chứa đột biến CCR5-Δ32 ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào. Nói một cách đơn giản, những người mang biến thể di truyền này có khả năng miễn dịch với HIV. Ở châu Âu, đột biến CCR5-Δ32 có tần số là 1%. Đột biến này rất hiếm ở đại diện của các chủng tộc khác.Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận hai trường hợp chữa khỏi bệnh nhiễm HIV ở người - vào năm 2007 và 2019. Điều này xảy ra sau khi cấy ghép tủy xương cho bệnh nhân dương tính với HIV bị ung thư máu. Họ được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến CCR5-Δ32, và điều đó đã dẫn đến một tác dụng phụ bất thường.Người đầu tiên là ông Timothy Ray Brown, còn được biết đến với biệt danh "bệnh nhân Berlin", sau khi điều trị đã sống được 12 năm mà không có virus gây suy giảm miễn dịch. Vào năm 2020 ông đã qua đời vì bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu. Người thứ hai - "bệnh nhân London" Adam Castillejo - vẫn còn sống. Sau khi cấy ghép, anh ta ngừng dùng thuốc kháng virus và các bác sĩ của anh ấy không còn tìm thấy virus HIV trong máu.Mặc dù có hai trường hợp thành công, phương pháp cấy ghép tủy xương khó có thể được coi là có triển vọng trong điều trị AIDS. Đầu tiên, bản thân kỹ thuật xâm lấn sâu là rất phức tạp. Thứ hai, ở bệnh nhân có thể phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh ghép chống chủ, khi hệ thống miễn dịch của người nhận phát hiện mảnh ghép là lạ và tìm cách để phá hủy nó.Vì điều này, Timothy Brown suýt chết sau ca cấy ghép. Castillejo đại diện cho một bước tiến tới một phương pháp điều trị ít chuyên sâu hơn, nhưng theo các bác sĩ, ông này giảm hơn 30kg, bị điếc và bị 1 loạt các bệnh nhiễm trùng trong một năm sau ca phẫu thuật. Một số bệnh nhân ung thư khác bị nhiễm HIV đã không sống sót sau một quy trình tương tự - họ chết vì ung thư hoặc bị thải vật ghép.Hiến tặng képCác nhà khoa học không ngừng tìm kiếm những phương pháp đáng tin cậy hơn và ít xâm lấn hơn. Một trong số đó là cấy ghép máu cuống rốn còn gọi là máu dây rốn chảy trong tuần hoàn máu thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, nó chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị ung thư, tiểu đường loại 1, bại não và hàng chục bệnh nghiêm trọng khác.Vào năm 2015, Mạng lưới Quốc tế Nghiên cứu Lâm sàng về Bệnh AIDS ở Bà mẹ, Trẻ em và Thanh thiếu niên (IMPAACT), phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cấy ghép máu và tủy quốc tế (CIBMTR), Nhóm Nghiên cứu Lâm sàng AIDS (ACTG), và một số các tổ chức khác, đã bắt đầu một nghiên cứu quan sát ở Hoa Kỳ về những bệnh nhân nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn với đột biến CCR5-∆32 để điều trị ung thư hoặc các bệnh khác.Trong bản báo cáo sơ bộ được công bố vào năm 2018, các tác giả đã mô tả trường hợp của một phụ nữ Mỹ gốc Phi lớn tuổi. Vào tháng 6 năm 2013, bà được chẩn đoán nhiễm HIV. Sau đó, trong bốn năm, bà đã dùng thuốc ức chế sự sinh sản của virus. Vào tháng 3 năm 2017, các bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, một loại ung thư trong đó các tế bào bạch cầu bị thay đổi, nhân lên nhanh chóng ảnh hưởng đến tủy xương. Thông thường bệnh phát triển nhanh chóng và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong trong vài tháng, đôi khi vài tuần.Tính đến giới tính và chủng tộc, rất khó để chọn người hiến tặng tủy xương – trong danh sách những người phù hợp có chứa đột biến ngăn chặn HIV đều là các nam giới da trắng. Ngoài ra, trong quá trình cấy ghép tủy xương, người hiến tặng cần có hệ thống kháng nguyên bạch cầu ở người (Human Leukocyte Antigen - HLA). Khả năng cấy ghép tế bào gốc sẽ bén rễ tốt phụ thuộc vào điều này. Và điều đó làm phức tạp thêm việc tìm ra người hiến tương thích nhất với người nhận.Sau một đợt hóa trị, cần hành động nhanh chóng, các bác sĩ quyết định sử dụng máu cuống rốn có đột biến CCR5-∆32. So với tế bào gốc từ tủy xương người lớn, máu dây rốn thích nghi tốt hơn, ít cần kết hợp hệ thống HLA hơn và ít gây biến chứng hơn. Thêm vào đó, nó dễ tiếp cận hơn. Ngày nay trên thế giới có hơn 200 ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn.Nhưng, máu cuống rốn có những vấn đề khác. Nếu sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn thì một liều ghép không có số lượng tế bào đủ để điều trị cho một người lớn, vì vậy nó thường được sử dụng để điều trị ung thư trẻ em. Và để các tế bào bắt rễ và thay thế các tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng trong tủy xương phải mất khoảng sáu tuần. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trên thực tế không có khả năng miễn dịch. Đối với những người bị nhiễm trùng mãn tính như HIV, điều này rất nguy hiểm.Để vượt qua khó khăn này và duy trì khả năng miễn dịch của bệnh nhân, các bác sĩ đã quyết định cấy ghép cho bà ấy các tế bào gốc tạo máu (HSCT) từ người cho là anh chị em phù hợp HLA cùng với máu cuống rốn. Điều này làm cho việc cấy ghép ít rủi ro hơn. Sau khoảng ba tháng, các tế bào gốc tạo máu đã thực hiện một chức năng tạm thời, nhường chỗ cho các tế bào máu cuống rốn. Sau đó, tất cả bạch cầu tủy xương được tạo ra từ tế bào gốc máu dây rốn lấy từ chất mang biến thể của gen CCR5.Nữ bệnh nhân đã trải qua ca phẫu thuật rất dễ dàng, bà ấy không bị thải vật ghép hay các phản ứng phụ khác, và bà ấy đã xuất viện vào ngày thứ 17 sau ca cấy ghép.Trong 5 năm qua, theo quy định của cuộc nghiên cứu, các bác sĩ đã quan sát nữ bệnh nhân. Bà ấy đã dùng thuốc kháng virus trong ba năm đầu tiên. Nhiều xét nghiệm siêu nhạy không tìm thấy dấu hiệu các phần tử virus có khả năng sao chép, kháng thể chống lại HIV hoặc các tế bào miễn dịch được lập trình để chống lại HIV. Các tế bào lấy từ bà ấy không thể lây nhiễm trong phòng thí nghiệm. Chỉ sau khi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả tích cực, các nhà khoa học mới thông báo về việc nữ bệnh nhân HIV hoàn toàn hết sạch virus.Người phụ nữ này, giống như hai bệnh nhân khác được chữa khỏi HIV, được gọi là "bệnh nhân New York" – bà ấy đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Weill Cornell ở New York.Triển vọng cho việc sử dụng máu cuống rốnCác nhà khoa học cho rằng, thành công của nghiên cứu mở ra triển vọng mới cho liệu pháp kết hợp điều trị ung thư máu và HIV. Điều này không có nghĩa là phương pháp này có thể được coi là liệu pháp vạn năng. Những rủi ro vẫn còn, nhưng, trong trường hợp này có rủi ro thấp hơn nhiều so với cấy ghép tủy xương. Một lợi thế to lớn khác là mọi người thuộc bất kỳ giới tính, độ tuổi và dân tộc nào đều có khả năng tiếp cận với phương pháp điều trị, vì máu cuống rốn không yêu cầu sự phù hợp nghiêm ngặt về di truyền giữa người tặng và người nhận. Ví dụ, trong trường hợp "bệnh nhân New York", HLA của hai người hiến tặng - máu cuống rốn và tế bào trưởng thành - chỉ tương ứng một phần với của bà ấy, nhưng việc điều trị đã thành công và không có biến chứng.Bác sĩ Koen van Besien của bệnh nhân Weill Cornell, nói với NBC News: Một ưu điểm khác của việc sử dụng máu cuống rốn là tốc độ và sự dễ dàng trong việc tìm kiếm các bất thường di truyền cần thiết trong ngân hàng dữ liệu. Bác sĩ Koen van Besien và các đồng nghiệp của ông đã xem xét hàng nghìn mẫu máu cuống rốn chỉ trong vài ngày. Các bác sĩ có chuyên môn ung bướu sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm được người phù hợp trong các tổ chức đảm nhận việc đăng ký người hiến tủy xương, nơi họ thường tìm người hiến tặng tế bào gốc trưởng thành.Tại sao HIV lại khó chữa?Năm 1996, các nhà khoa học đã phát triển một loại thuốc kháng virus HIV đầu tiên có hiệu quả cao. Khi đó các nhà phát triển cho rằng, nếu đợt điều trị kéo dài lâu, thuốc này sẽ tiêu diệt hoàn toàn virus trong cơ thể. Cho đến nay đã ghi nhận một số trường hợp khi đợt điều trị bắt đầu ngay sau khi nhiễm bệnh, sớm làm giảm các triệu chứng và không bị tái phát, ngay cả khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Nhưng, những người này vẫn mang virus.Trên thực tế, thuốc kháng virus chỉ hoạt động trên các tế bào tái tạo. Sau khi bị nhiễm, protein vỏ được gen env HIV mã hóa cho phép virus gắn vào tế bào mục tiêu và dung hợp vỏ ngoài virus với màng tế bào mục tiêu. Khi chuyển sang trạng thái không hoạt động, chúng sẽ ngừng sản xuất các bản sao virus mới. Sau đó, các loại thuốc không nhận thấy HIV trong một thời gian dài - đôi khi trong nhiều năm. Nhưng, nếu ngừng điều trị, các tế bào miễn dịch có thể khởi động lại bất cứ lúc nào và lại tạo ra một lượng lớn các hạt virus.Hồi phục một cách tự nhiênCác nhà khoa học biết những trường hợp hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự nhân lên của HIV mà không cần bất kỳ loại thuốc nào. Lần đầu tiên một "phương pháp chữa bệnh kỳ diệu" như vậy được các bác sĩ ghi nhận vào năm 2020 ở Hoa Kỳ. Đây là bà Loreen Willenberg, 67 tuổi, người Mỹ, nhiễm HIV năm 1992, đã tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc hoặc ghép tủy xương. Trường hợp thứ hai là vào năm 2021, bệnh nhân người Argentina được gọi là "bệnh nhân Esperanza" vì đến từ Esperanza - thành phố trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "hy vọng". Một người mẹ 30 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2013 và đã sống được 8 năm mà không cần bất kỳ liệu pháp nào. Nhiều phân tích tế bào máu và mô không phát hiện dấu hiệu của HIV.Các nhà miễn dịch học thu thập các dữ kiện tương tự về sự tự điều trị HIV thông qua khả năng miễn dịch tự nhiên. Những người giống như “bệnh nhân Esperanza”, được gọi là "elite controller" (những người kiểm soát tinh anh). Ước tính 1 trong số 200 người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus xuống mức rất thấp mà không cần dùng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, trong hầu hết các trường hợp, ổ chứa virus vẫn ở cấp độ tế bào, mặc dù không có biểu hiện rõ ràng.
https://kevesko.vn/20210720/cac-nha-khoa-hoc-nga-phat-trien-phuong-phap-moi-de-dieu-tri-hiv-10831261.html
https://kevesko.vn/20220207/tim-ra-phuong-phap-dieu-che-vac-xin-hieu-qua-chong-lai-hiv-13599463.html
https://kevesko.vn/20220216/mot-phu-nu-my-duoc-chua-khoi-hiv-nho-te-bao-goc-13748685.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/19/13908116_164:0:2893:2047_1920x0_80_0_0_962a28cd621c4eccfbd27bcc430f7ad9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, sức khoẻ, hiv, aids
khoa học, sức khoẻ, hiv, aids
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) sử dụng thụ thể CCR5 được gắn trong màng tế bào để lây nhiễm. Ở một số ít người, gen của protein này có chứa đột biến CCR5-Δ32 ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào. Nói một cách đơn giản, những người mang biến thể di truyền này có khả năng miễn dịch với
HIV. Ở châu Âu, đột biến CCR5-Δ32 có tần số là 1%. Đột biến này rất hiếm ở đại diện của các chủng tộc khác.
Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận hai trường hợp chữa khỏi bệnh nhiễm HIV ở người - vào năm 2007 và 2019. Điều này xảy ra sau khi cấy ghép tủy xương cho bệnh nhân dương tính với HIV bị ung thư máu. Họ được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến CCR5-Δ32, và điều đó đã dẫn đến một tác dụng phụ bất thường.
Người đầu tiên là ông Timothy Ray Brown, còn được biết đến với biệt danh "bệnh nhân Berlin", sau khi điều trị đã sống được 12 năm mà không có virus gây suy giảm miễn dịch. Vào năm 2020 ông đã qua đời vì bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu.
Người thứ hai - "bệnh nhân London" Adam Castillejo - vẫn còn sống. Sau khi cấy ghép, anh ta ngừng dùng thuốc kháng virus và các bác sĩ của anh ấy
không còn tìm thấy virus HIV trong máu.
Mặc dù có hai trường hợp thành công, phương pháp cấy ghép tủy xương khó có thể được coi là có triển vọng trong điều trị AIDS. Đầu tiên, bản thân kỹ thuật xâm lấn sâu là rất phức tạp. Thứ hai, ở bệnh nhân có thể phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh ghép chống chủ, khi hệ thống miễn dịch của người nhận phát hiện mảnh ghép là lạ và tìm cách để phá hủy nó.
Vì điều này, Timothy Brown suýt chết sau ca cấy ghép. Castillejo đại diện cho một bước tiến tới một phương pháp điều trị ít chuyên sâu hơn, nhưng theo các bác sĩ, ông này giảm hơn 30kg, bị điếc và bị 1 loạt các bệnh nhiễm trùng trong một năm sau ca phẫu thuật. Một số bệnh nhân ung thư khác bị nhiễm HIV đã không sống sót sau một quy trình tương tự - họ chết vì ung thư hoặc bị thải vật ghép.
Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm những phương pháp đáng tin cậy hơn và ít xâm lấn hơn. Một trong số đó là cấy ghép máu cuống rốn còn gọi là máu dây rốn chảy trong tuần hoàn máu thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, nó chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị ung thư, tiểu đường loại 1, bại não và hàng chục bệnh nghiêm trọng khác.
Vào năm 2015, Mạng lưới Quốc tế Nghiên cứu Lâm sàng về Bệnh AIDS ở Bà mẹ, Trẻ em và Thanh thiếu niên (IMPAACT), phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cấy ghép máu và tủy quốc tế (CIBMTR), Nhóm Nghiên cứu Lâm sàng AIDS (ACTG), và một số các tổ chức khác, đã bắt đầu
một nghiên cứu quan sát ở Hoa Kỳ về những bệnh nhân nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn với đột biến CCR5-∆32 để điều trị ung thư hoặc các bệnh khác.
Trong bản báo cáo sơ bộ được công bố vào năm 2018,
các tác giả đã mô tả trường hợp của một phụ nữ Mỹ gốc Phi lớn tuổi. Vào tháng 6 năm 2013, bà được chẩn đoán nhiễm HIV. Sau đó, trong bốn năm, bà đã dùng thuốc ức chế sự sinh sản của virus. Vào tháng 3 năm 2017, các bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, một loại ung thư trong đó các tế bào bạch cầu bị thay đổi, nhân lên nhanh chóng ảnh hưởng đến tủy xương. Thông thường bệnh phát triển nhanh chóng và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong trong vài tháng, đôi khi vài tuần.
Tính đến giới tính và chủng tộc, rất khó để chọn người hiến tặng tủy xương – trong danh sách những người phù hợp có chứa đột biến ngăn chặn HIV đều là các nam giới da trắng. Ngoài ra, trong quá trình cấy ghép tủy xương, người hiến tặng cần có hệ thống kháng nguyên bạch cầu ở người (Human Leukocyte Antigen - HLA). Khả năng cấy ghép tế bào gốc sẽ bén rễ tốt phụ thuộc vào điều này. Và điều đó làm phức tạp thêm việc tìm ra người hiến tương thích nhất với người nhận.
Sau một đợt hóa trị, cần hành động nhanh chóng, các bác sĩ quyết định sử dụng máu cuống rốn có đột biến CCR5-∆32. So với tế bào gốc từ tủy xương người lớn, máu dây rốn thích nghi tốt hơn, ít cần kết hợp hệ thống HLA hơn và ít gây biến chứng hơn. Thêm vào đó, nó dễ tiếp cận hơn. Ngày nay trên thế giới có hơn 200 ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn.
Nhưng, máu cuống rốn có những vấn đề khác. Nếu sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn thì một liều ghép không có số lượng tế bào đủ để điều trị cho một người lớn, vì vậy nó thường được sử dụng để điều trị ung thư trẻ em. Và để các tế bào bắt rễ và thay thế các tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng trong tủy xương phải mất khoảng sáu tuần. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trên thực tế không có khả năng miễn dịch. Đối với những người bị nhiễm trùng mãn tính như HIV, điều này rất nguy hiểm.
Để vượt qua khó khăn này và duy trì khả năng miễn dịch của bệnh nhân, các bác sĩ đã quyết định cấy ghép cho bà ấy các tế bào gốc tạo máu (HSCT) từ người cho là anh chị em phù hợp HLA cùng với máu cuống rốn. Điều này làm cho việc cấy ghép ít rủi ro hơn. Sau khoảng ba tháng, các tế bào gốc tạo máu đã thực hiện một chức năng tạm thời, nhường chỗ cho các tế bào máu cuống rốn. Sau đó, tất cả bạch cầu tủy xương được tạo ra từ tế bào gốc máu dây rốn lấy từ chất mang biến thể của gen CCR5.
Nữ bệnh nhân đã trải qua ca phẫu thuật rất dễ dàng, bà ấy không bị thải vật ghép hay các phản ứng phụ khác, và bà ấy đã xuất viện vào ngày thứ 17 sau ca cấy ghép.
Trong 5 năm qua, theo quy định của cuộc nghiên cứu, các bác sĩ đã quan sát nữ bệnh nhân. Bà ấy đã dùng thuốc kháng virus trong ba năm đầu tiên. Nhiều xét nghiệm siêu nhạy không tìm thấy dấu hiệu các phần tử virus có khả năng sao chép, kháng thể chống lại HIV hoặc các tế bào miễn dịch được lập trình để chống lại HIV. Các tế bào lấy từ bà ấy không thể lây nhiễm trong phòng thí nghiệm. Chỉ sau khi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả tích cực, các nhà khoa học mới
thông báo về việc nữ bệnh nhân HIV hoàn toàn hết sạch virus.
Người phụ nữ này, giống như hai bệnh nhân khác được chữa khỏi HIV, được gọi là "bệnh nhân New York" – bà ấy đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Weill Cornell ở New York.
Triển vọng cho việc sử dụng máu cuống rốn
Các nhà khoa học cho rằng, thành công của nghiên cứu mở ra triển vọng mới cho liệu pháp kết hợp điều trị ung thư máu và HIV. Điều này không có nghĩa là phương pháp này có thể được coi là liệu pháp vạn năng. Những rủi ro vẫn còn, nhưng, trong trường hợp này có rủi ro thấp hơn nhiều so với cấy ghép tủy xương. Một lợi thế to lớn khác là mọi người thuộc bất kỳ giới tính, độ tuổi và dân tộc nào đều có khả năng tiếp cận với phương pháp điều trị, vì máu cuống rốn không yêu cầu sự phù hợp nghiêm ngặt về di truyền giữa người tặng và người nhận. Ví dụ, trong trường hợp "bệnh nhân New York", HLA của hai người hiến tặng - máu cuống rốn và tế bào trưởng thành - chỉ tương ứng một phần với của bà ấy, nhưng việc điều trị đã thành công và không có biến chứng.
Bác sĩ Koen van Besien của bệnh nhân Weill Cornell, nói với NBC News:
“Khả năng sử dụng mô ghép dây rốn tương thích một phần làm tăng đáng kể khả năng tìm được người hiến tặng phù hợp cho những bệnh nhân như vậy”.
Một ưu điểm khác của việc sử dụng máu cuống rốn là tốc độ và sự dễ dàng trong việc tìm kiếm các bất thường di truyền cần thiết trong ngân hàng dữ liệu. Bác sĩ Koen van Besien và các đồng nghiệp của ông đã xem xét hàng nghìn mẫu máu cuống rốn chỉ trong vài ngày. Các bác sĩ có chuyên môn ung bướu sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm được người phù hợp trong các tổ chức đảm nhận việc đăng ký người hiến tủy xương, nơi họ thường tìm người hiến tặng tế bào gốc trưởng thành.
Tại sao HIV lại khó chữa?
Năm 1996, các nhà khoa học đã phát triển một loại thuốc kháng
virus HIV đầu tiên có hiệu quả cao. Khi đó các nhà phát triển cho rằng, nếu đợt điều trị kéo dài lâu, thuốc này sẽ tiêu diệt hoàn toàn virus trong cơ thể. Cho đến nay đã ghi nhận một số trường hợp khi đợt điều trị bắt đầu ngay sau khi nhiễm bệnh, sớm làm giảm các triệu chứng và không bị tái phát, ngay cả khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Nhưng, những người này vẫn mang virus.
Trên thực tế, thuốc kháng virus chỉ hoạt động trên các tế bào tái tạo. Sau khi bị nhiễm, protein vỏ được gen env HIV mã hóa cho phép virus gắn vào tế bào mục tiêu và dung hợp vỏ ngoài virus với màng tế bào mục tiêu. Khi chuyển sang trạng thái không hoạt động, chúng sẽ ngừng sản xuất các bản sao virus mới. Sau đó, các loại thuốc không nhận thấy HIV trong một thời gian dài - đôi khi trong nhiều năm. Nhưng, nếu ngừng điều trị, các tế bào miễn dịch có thể khởi động lại bất cứ lúc nào và lại tạo ra một lượng lớn các hạt virus.
Hồi phục một cách tự nhiên
Các nhà khoa học biết những trường hợp hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự nhân lên của HIV mà không cần bất kỳ loại thuốc nào. Lần đầu tiên một "phương pháp chữa bệnh kỳ diệu" như vậy được các bác sĩ ghi nhận vào năm 2020 ở Hoa Kỳ. Đây là
bà Loreen Willenberg, 67 tuổi, người Mỹ, nhiễm HIV năm 1992, đã tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc hoặc ghép tủy xương. Trường hợp thứ hai là vào năm 2021, bệnh nhân người Argentina được gọi là "bệnh nhân Esperanza" vì đến từ Esperanza - thành phố trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "hy vọng". Một người mẹ 30 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2013 và đã sống được 8 năm mà không cần bất kỳ liệu pháp nào. Nhiều phân tích tế bào máu và mô không phát hiện dấu hiệu của HIV.
Các nhà miễn dịch học
thu thập các dữ kiện tương tự về sự tự điều trị HIV thông qua khả năng miễn dịch tự nhiên. Những người giống như “bệnh nhân Esperanza”, được gọi là "elite controller" (những người kiểm soát tinh anh). Ước tính 1 trong số 200 người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus xuống mức rất thấp mà không cần dùng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, trong hầu hết các trường hợp, ổ chứa virus vẫn ở cấp độ tế bào, mặc dù không có biểu hiện rõ ràng.