Bất ổn chính trị thế giới ‘bào’ tài sản của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Đăng ký
VN-Index hôm nay mất gần 9 điểm, trong khi cổ phiếu nhóm bluechips, ngân hàng như PNJ, VIC của Vingroup, BID, VCB, VJC, PDR, POW kéo lùi chỉ số thì cổ phiếu thép, dầu khí, phân bón tăng kịch trần.
Đáng chú ý, dù không có hoảng loạn bán tháo, nhưng cổ phiếu nhóm Vingroup lại đứng đầu về tác động tiêu cực lên chỉ số VN-Index, trong đó (VIC) mất 2,7% và VHM giảm 1%. Sau 1 tuần đầy “phong ba bão táp”, diễn biến phiên hôm nay tiếp tục ảnh hưởng đến khối tài sản của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Phạm Thu Hương.
Sắc tím phủ nhóm cổ phiếu ngành thép, dầu khí, hóa chất, nỗ lực gồng VN-Index là nhóm HPG, FPT, TPB, MBB, GVR, trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn như VIC, POW, PDR, PNJ, VJC lại thành lực cản của thị trường phiên giao dịch đầu tuần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu tuần

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên đầu tuần 28/2 chứng kiến thế giằng co ngay khi vừa mở cửa giao dịch.
Sắc tím trần lan tỏa ở các nhóm thép, dầu khí, hóa chất, dù chịu áp lực điều chỉnh thị trường chung.
Đóng cửa phiên ngày 28/2, VN-Index giảm gần 9 điểm - 8,76 điểm (0,58%) còn 1.490 điểm, HNX-Index tăng 0,26 điểm (0,06%) lên 440,42 điểm, UPCoM-Index giảm 0,46 điểm (0,32%) còn 112,3 điểm.
Kết phiên chỉ số giảm 8,76 điểm (-0,58%) xuống 1.490,13 điểm. VN-Index có 252 mã giảm và chỉ 202 mã tăng giá.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Việt Nam: Kiều hối đổ vào chứng khoán, bất động sản tăng cao kỷ lục
Mức tạm khép 1.490 phản ánh ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư trước các biến động chính trường thế giới, đặc biệt là xung đột quan hệ Nga – Ukraina cũng như những lệnh trừng phạt mà phương Tây nhắm vào Moskva nhất là việc loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Thêm nữa, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/2 còn chịu áp lực từ nhóm bluechips vốn hóa lớn thị trường nhất là VIC của tập đoàn Vingroup khiến rổ VN-30 giảm tới 9,27 điểm tương ứng 0,61% còn 1.517,23 điểm tương ứng với 21/30 mã giảm, kéo lùi chỉ số toàn thị trường.
Cụ thể, diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu địa ốc và ngân hàng là hai lực cản lớn nhất của thị trường với mức ảnh hưởng giảm lên Index lần lượt là 4,9 và 4,7 điểm.
Trong đó, sắc đỏ của các bluechips như VIC, BID, VHM, CTG, BCM, VCB, EIB, POW, khiến thị trường lùi sâu dưới ngưỡng tham chiếu. Cổ phiếu BID giảm 1,9% xuống 43.700 đồng, CTG mất 2,1% về 33.150 đồng, EIB lao dốc 3% còn 33.850 đồng hay SSB giảm 2,5% xuống 35.400 đồng.

Chuỗi ‘bão táp” kéo dài với vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thực tế, dù diễn biến trên thị trường không có hoảng loạn bán tháo, tuy nhiên, cổ phiếu họ Vin của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại được xem là yếu tố “ghìm chân” VN-Index.
Trong số nhóm cổ phiếu họ Vin có tác động tiêu cực lên thị trường, cặp VIC về mốc 77.000 VNĐ/cổ phiếu (giảm 2,7%) và VHM của Vinhomes giảm 1% về mức 77.500 VNĐ/cổ phiếu.
Thực tế, trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu nhiều biến động và được đánh giá là quãng thời gian “đầy phong ba bão táp” với khối tài sản của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Ngân hàng Bản Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Chứng khoán Việt Nam sẽ là ‘con hổ’ tiếp theo của châu Á, Ngân hàng Bản Việt lãi lớn
Kết thúc phiên cuối tuần qua, VN-Index đứng mốc 1.498,89 điểm, giảm 5,95 điểm và VIC - tập đoàn Vingroup tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuộc nhóm vốn hoá lớn giảm điểm mạnh nhất tuần rồi.
Cụ thể, VIC tuần trước có đến 3/5 phiên giảm điểm mạnh như 22/2, 24/2 và 25/2 VIC giảm 1.600 đồng, 2.400 đồng và 1.000 đồng/cổ phiếu. Tổng chung, VIC mất 3.100 đồng/cổ phiếu, mốc 79.100 đồng/cổ phiếu.
Được biết, đây là mức vùng giá thấp nhất kể từ tháng 9/2020 trở lại đây. Đồng thời, việc nắm lượng lớn cổ phiếu VIC khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng và vợ là bà Phạm Thu Hương trong tuần qua giảm mạnh.
Cập nhật realtime trên Forbes ngày 28/2 cho thấy khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị sụt giảm nghiêm trọng với mốc 163 triệu USD, mức giảm 2,65%.
© Ảnh : VingroupChủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng
Đối với phiên ngày 28/2, dưới góc nhìn kỹ thuật, nhiều nhà đầu tư đánh giá, VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vùng 1.485 - 1.490 vẫn đang cho phản ứng mỗi khi chỉ số chạm ngưỡng này. VN30-Index thậm chí còn giảm hơn 9 điểm, tiếp tục thu hẹp khoảng cách với chỉ số chính sàn HOSE.
Cổ phiếu thép đem lại sắc xanh và là điểm sáng cho thị trường. HPG (Hòa Phát của tý phủ Trần Đình Long) có tác động tích cực nhất khi tăng giá 2,8% lên 47.200 đồng.
Nhóm cổ phiếu họ dầu khí đón đà tăng trở lại với hai mã PVS, PET tăng kịch trần, PVB bứt phá với tỷ lệ tăng 7%, PVS (+3,3%), PVT (+2,5%), PVD (+2%). Nhóm GAS của PV Gas hay bộ đôi cổ phiếu phân bón DPM, DCM cũng đón làn sóng xanh. Tương tự, một số cổ phiếu phân bón, thép cũng tăng hết biên độ trong phiên hôm nay như SFG, HSG, NKG, TLH, SMC. Cổ phiếu LAS tăng 9,5%, BFC tăng 3,4%.

Thanh khoản thị trường phản ánh tâm lý nhà đầu tư

Theo diễn biến phiên đầu tuần 28/2, việc thanh khoản thị trường suy giảm cho thấy dòng tiền vẫn đang lo ngại trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina, cùng các biến động chính trị thế giới khác.
Phiên hôm nay, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt trên 28.058 tỷ đồng, tương đương hơn 902 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán trên toàn sàn.
Nếu tính riêng trên HoSE thì thanh khoản đạt 23.580 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên cuối tuần trước. Vào cuối phiên sáng nay, việc áp lực bán tăng mạnh đã đẩy nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường đặc biết là tại sàn HoSE giảm giá và tạo ra áp lực rất lớn lên hai chỉ số. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nỗ lực tăng và làn sóng xanh của VN-Index bị hạn chế.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
“Chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm giống Đài Loan năm 1988”
Khối ngoại trong phiên 28/2 cũng bán lượng cổ phiếu trị giá 1.987 tỷ và mua vào chỉ 1.190 tỷ, tương ứng với bán ròng gần 800 tỷ đồng trên sàn TP.HCM.
Các mã bị khối ngoại xả lớn nhất là HPG với giá trị bán 353 tỷ, CTG của VietinBank bị bán ròng 122 tỷ và VIC của Vingroup có giá trị bán ròng 106 tỷ đồng.
Trước phiên giao dịch, các công ty chứng khoán đa phần nghiêng về xu hướng thị trường ở mức trung tính với kịch bản VN-Index dao động tích lũy ở khu vực 1.500 điểm.
Dòng tiền theo nhóm ngành phiên 28/2 cho thấy, mạnh nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Trong đó, HPG (533,6 tỷ đồng); NKG (511,1 tỷ đồng); HSG (439,1 tỷ đồng); TTF (62,4 tỷ đồng); KSB (34,7 tỷ đồng).
Kế đó là nhóm hóa chất DPM (400,9 tỷ đồng); DCM (239,5 tỷ đồng); TSC (212,9 tỷ đồng); LAS (39,8 tỷ đồng); DDV (35,4 tỷ đồng). Tiếp theo là nhóm dầu khí, sáng nhất là PVS (324,6 tỷ đồng); BSR (245,6 tỷ đồng); PVD (182,1 tỷ đồng).
Nhóm chứng khoán cũng đón nhận thanh khoản cao, trong đó VND (272,4 tỷ đồng); SSI (216,4 tỷ đồng); SHS (115,6 tỷ đồng). Nhóm thực phẩm và bán lẻ khá cân bằng – lần lượt HAG (141 tỷ đồng); PAN (95,3 tỷ đồng); ASM (49,7 tỷ đồng) và PET (44,6 tỷ đồng); ABS (39,5 tỷ đồng); PSH (33,4 tỷ đồng); DGW (29,2 tỷ đồng).

Nhóm cổ phiếu nào có thể tăng giá?

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán BIDV (BSC), có ba nhóm ngành và một số cổ phiếu chính có thể được hưởng lợi khi giá cả hàng hóa thế giới tăng cao như hiện nay.
Theo BSC, do xung đột Nga – Ukraina không ảnh hưởng trực tiếp và quá lớn đến kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đang xếp thứ 39 trong các đối tác thương mại của Nga và kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Do thương mại song phương với Ukraina chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam, do đó, tác động là không đáng kể.
Người đàn ông kiểm tra dữ liệu thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Chứng khoán Việt Nam vượt đỉnh mọi thời đại, VCI của bà Thanh Phượng tăng mạnh
BSC nhận định, lo ngại lớn nhất đến từ biến động giá các mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào quan trọng như xăng, dầu, gas trong thời gian tới. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu sẽ được hưởng lợi khi mặt bằng giá một số loại hàng hóa chung tăng lên.
Đồng thời, có ba nhóm ngành có thể được hưởng lợi bao gồm dầu khí, phân đạm và thép. Trong đó, doanh nghiệp thép lớn sẽ có thêm cơ hội xuất khẩu vào thị trường châu Âu, đặc biệt với nhóm tôn mạ đang xuất nhiều sang thị trường này (như Nam Kim, Hoa Sen) nhờ giá cao. Cổ phiếu nhóm phân bón cũng tăng lên nhờ kỳ vọng sản lượng xuất tăng và giá bán neo ở mức cao.
Cổ phiếu nhóm ngành than cũng “sáng cửa” với hàng loạt mã đã tăng hết biên độ và dư mua trần từ sớm như TC6, TDN, TVD, NBC, MDC, THT. Chứng khoán BIDV đánh giá, do biến động địa chính trị thế giới còn ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nên thị trường khó kỳ vọng đà tăng mạnh cao bật trở lại ngay trong ngắn hạn. BSC dự đoán VN-Index dao động trong khoảng 1.485-1.515 điểm trong tuần này từ 2/2-4/3 và không loại trừ còn những nhịp rung lắc, biến động mạnh.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Bảng xếp hạng người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam biến động mạnh
Chứng khoán Đông Á cũng cho thấy, VN-Index cần thời gian để hồi phục về quanh mốc 1.500, trong khi đó, chứng khoán Rồng Việt thì thận trọng hơn cho rằng, thị trường chưa sẵn sàng và áp lực bán có thể gây sức ép kéo lùi đà tăng cho các phiên giao dịch.
Do còn nhiều diễn biến bất định, tiềm ẩn rủi ro, nên các công ty chứng khoán lưu ý giới đầu tư thận trọng, không nên “lướt sóng”, cân nhắc đến nhiều phương diện cũng như hạ tỷ trọng danh mục để giảm thiểu nguy cơ, nhất là đối với việc rót tiền vào các nhóm đang chịu áp lực bán lớn hay dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình bất ổn phức tạp của nền chính trị thế giới hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала