JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam

© AFP 2023Nhà máy chế biến khí.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Đăng ký
JERA, liên doanh hai công ty Điện lực Nhật Bản (Tokyo & Chubu) và đối tác Mỹ Exxon Mobil dự kiến sẽ tham gia dự án điện khí LNG 4,5 GW tại Hải Phòng, Việt Nam.
Với chính sách thu hút FDI tốt, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG hàng đầu thế giới như Mỹ và Nhật Bản với những cái tên không hề xa lạ như JERA, JAPEX, Exxon Mobil hay AES Corporation…

JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG ở Việt Nam

Một liên doanh giữa những doanh nghiệp điện lực lớn của Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện khí LNG lớn hàng đầu Việt Nam. Exxon Mobil đang quan tâm dự án này.
Cụ thể, theo Nikkei, liên doanh giữa hai công ty điện lực lớn của Nhật Bản này sẽ tham gia xây dựng “một trong những nhà máy điện chạy bằng khí đốt thiên nhiên (LNG) lớn nhất Đông Nam Á và các cơ sở hạ tầng, cảng để nhập khí đốt tự nhiên hóa lỏng (cơ sở hạ tải LNG) tại Việt Nam.
Như đã biết, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên có thành phần chủ yếu là CH4 - Methane (94,3%), không màu, không mùi, không độc hại, được làm lạnh tại nhiệt độ -162ºC để chuyển sang thể lỏng, do vậy sức chứa cao hơn rất nhiều so với CNG (gấp 2,4 lần).
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
Điện thoại “Made in Vietnam” xuất khẩu kỷ lục, thương mại Việt – Mỹ cán mốc lịch sử
LNG là khí không màu, không mùi, không độc hại và không có tính chất ăn mòn, sử dụng chủ yếu làm nguồn năng lượng phát điện trong các nhà máy nhiệt điện khí.
Do đó, so với xăng, dầu và các loại khí nén thiên nhiên khác, LNG có nhiều thuận lợi như mật độ năng lượng cao hơn, chứa được nhiều hơn, đưa được đi xa hơn và đồng nghĩa với hiệu quả về kinh tế, giảm số lần tiếp nhiên liệu cũng như giảm ô nhiễm môi trường.
Hiện nay trên thế giới, các nhà khai khoáng sẽ khai thác khí thiên nhiên từ các mỏ ở biển khơi. Lượng khí này sẽ được dẫn vào đất liền và làm lạnh ở nhiệt độ -162° Celsius (-260° Fahrenheit) bằng hệ thống xử lý khí chuyên biệt. Quá trình này sẽ tạo ra khí LNG ở dạng lỏng và được chứa trong các bình có dung tích lớn.
JERA, doanh nghiệp liên doanh 50-50 giữa Công ty Điện lực Tokyo và Công ty Điện lực Chubu của Nhật Bản sẽ xây dựng cơ sở phục vụ dự án điện khí LNG quy mô lớn tại Việt Nam này và chịu trách nhiệm cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
Tàu chở dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Vì sao Nhật Bản chọn Việt Nam để hợp tác chia sẻ dầu mỏ?
Dòng khí LNG từ Việt Nam sau đó sẽ được chuyển đến Nhật Bản trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung khí đốt và để đảm bảo an ninh năng lượng.
Theo Nikkei, trong bối cảnh biến động địa chính trị ngày nay, việc tiếp cận nguồn nhiên liệu ngày càng trở thiếu ổn định trước tình hình căng thẳng trong quan hệ Nga - Ukraine cùng nhiều yếu tố tác động khác. Thông qua việc thiết lập một trung tâm sản xuất khí LNG ở Châu Á, các đối tác Nhật Bản và Mỹ đang hướng đến kế hoạch nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định trong tương lai.
Việt Nam là một lựa chọn tốt bởi tính năng động của nền kinh tế, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên, nhân lực phong phú, đảm bảo và có sự cởi mở, thiện chí từ các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương.

Nhà máy LNG ở Hải Phòng dự kiến có quy mô hàng đầu Đông Nam Á

Theo báo Nhật, dự án đầu tư điện khí LNG ở Hải Phòng Việt Nam cũng đang được tập đoàn năng lượng lớn của Mỹ Exxon Mobil theo đuổi.
Exxon Mobil dự kiến sẽ bắt tay với đối tác Nhật Bản với tỷ lệ đầu tư và các chi tiết khác cụ thể của hợp đồng đang được các bên thảo luận.
Lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Các tàu vận chuyển LNG đi châu Á chuyển hướng gấp sang châu Âu vì giá cả tăng cao
Đáng chú ý, dự án có quy mô đặc biệt lớn và giới đầu tư sẽ đổ hàng tỷ USD cho các nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng cũng như cung ứng hệ thống thiết bị đầu cuối phục vụ sản xuất, vận chuyển LNG.
Theo quy hoạch dự án giữa JERA và Exxon, nhà máy sẽ nhập khẩu 6 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm, tương đương với dưới 10% lượng nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản, đến năm 2030.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dự kiến ​​sẽ được mua từ Hoa Kỳ, Úc cũng như các quốc gia mạnh về LNG khác.
Thông qua việc tăng lượng LNG được xử lý, JERA đặt mục tiêu có thể đáp ứng linh hoạt nhu cầu nguồn cung nhờ duy trì phương thức vận chuyển khí từ Việt Nam đến Nhật Bản – tức các tàu chở khí LNG sẽ được áp tải từ quốc gia Đông Nam Á này đến đất nước mặt trời mọc trong trường hợp thiếu hụt khủng hoảng hay thiếu thụt nguồn cung trong nước.
ExxonMobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
ExxonMobil tiếp tục dự án mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam, Trung Quốc không dọa được Mỹ
Công tác thiết kế cơ bản nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 3/2022. Theo đó, một nhà máy điện sẽ được xây dựng ở phía bắc thành phố cảng Hải Phòng với công suất tối đa 4,5GW, trong top nhóm công suất lớn nhất ở Đông Nam Á.
Nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động với quy mô ban đầu vào khoảng 2 GW năm 2026. Cơ sở hạ tầng hạ tải LNG, đường ống và bể chứa cũng sẽ được xây dựng tương ứng.

Khơi dậy tiềm năng phát triển điện khí LNG của Việt Nam

Theo Nikkei, mặc dù nhu cầu năng lượng của Việt Nam đang tăng lên nhưng LNG vẫn chưa được sử dụng rộng rãi với nguyên nhân chủ yếu là do chi phí rất cao trong việc đầu tư phương tiện cất giữ và vận chuyển, cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc chế biến.
Trong số các công ty Nhật Bản, Tokyo Gas và Công ty TNHH thiết bị nặng Marubeni đang có mục tiêu bắt đầu hoạt động nhà máy nhiệt điện LNG tại tỉnh Quảng Ninh vào cuối những năm 2020. Tổng chi phí dự kiến ​​khoảng 2 tỷ USD.
khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Ở Việt Nam đề xuất từ bỏ điện hạt nhân thay bằng nguồn điện khí LNG
Tại Việt Nam, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được đánh giá có vai trò quan trọng trong cải thiện an ninh nguồn cung năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng carbon thấp trong tương lai.
Chính phủ Việt Nam cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế tham gia vào lĩnh vực này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ hơn với giá cả phải chăng, linh hoạt và đáng tin cậy nhằm góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Trong bối cảnh đó, JERA đang mở rộng hoạt động kinh doanh điện, năng lượng ở Đông Nam Á để tăng sản lượng LNG trong bối cảnh tập đoàn phải xử lý tình hình nhu cầu tiêu thụ điện trong nước giảm xuống. Điều này cũng nhằm duy trì khả năng thương lượng về giá cả.
Thời gian hoàn vốn đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung là từ 10 đến 20 năm. JERA cho rằng, khí LNG sẽ cần thiết trong trung và dài hạn như một nhiên liệu cầu nối chuyển tiếp hướng đến các công nghệ khử carbon (phi carbon hóa) điển hình như amoniac hoặc hydro.
Động cơ dành cho Airbus A350-1000 do Rolls-Royce sản xuất tại Triển lãm Hàng không Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Nga sẽ bắt đầu công việc chế tạo động cơ máy bay hydro
Hiện JERA chỉ nhập khẩu khoảng 10% LNG từ đối tác Nga, do cuộc khủng hoảng với Ukraine sẽ có ảnh hưởng gây hạn chế nguồn cung nhiên liệu trong năm nay.
JERA trước đó cũng đã có những thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm phát triển nhà máy điện khí LNG ở quốc gia Đông Nam Á này.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng một trong số các quốc gia có nền tảng vững chắc và đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp khí – điện. Họ cũng là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới với khoảng 68% lượng LNG nhập khẩu được dành cho phát điện. Và trong số này, JERA là người mua LNG lớn nhất và là một đơn vị quản lý, vận hành các cảng tiếp nhận, các nhà máy điện sử dụng LNG với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế, trong đó có lĩnh vực LNG, trước hết là với các nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản.
Cùng với đó, những chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam cũng tạo thuận lợi để nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm cơ hội tham gia thị trường Việt Nam ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có cả năng lượng, điện khí LNG.
Хe Skoda - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Hãng xe CH Séc Skoda đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô chuẩn châu Âu ở Việt Nam
Bộ Công Thương Việt Nam hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế, vận hành kho chứa LNG và hệ thống tái hóa khí trên bờ, trong đó có những yêu cầu an toàn cho quá trình thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, các yêu cầu chung về an ninh và môi trường cho kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định trên bờ, được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
Với sự hợp tác của JERA, Exxon Mobil, án điện khí LNG Hải Phòng sẽ góp tên trong danh sách các dự án nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng hàng đầu Việt Nam như dự án Cà Ná, Vũng Áng – Hà Tĩnh, Vân Phong, Long An, Chân Mây, Sơn Mỹ - Bình Thuận, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hòn Khoai – Cà Mau, Mỹ Giang – Khánh Hòa, Thái Bình, Thanh Hóa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала