Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Thế giới mải lo Nga và Ukraina, Quân đội Trung Quốc tập trận gần bờ biển Việt Nam

CC0 / / Biển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2022
Đăng ký
Trong khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào mối quan hệ giữa Nga và Ukraina thì ở Biển Đông, Trung Quốc thông báo sẽ tập trận liên tục hơn một tuần tại khu vực gần bờ biển Việt Nam.
Trung Quốc thường xuyên có các hành vi đơn phương gây căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, điển hình như vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội thường xuyên lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh tập trận, xây dựng các căn cứ quân sự hay có những hành vi gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định chung của khu vực, trái với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc tập trận dài ngày trên Biển Đông

Reuters ngày 5/3 đưa tin cho biết, chính quyền Trung Quốc vừa thông báo sẽ tập trận hơn 1 tuần ở Biển Đông gần bờ biển Việt Nam.
“Chính phủ Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông kéo dài hơn 1 tuần tại khu vực phân giữa tỉnh Hải Nam và Việt Nam. Chính quyền Bắc Kinh ra thông cáo, đồng thời cảnh báo tất cả các tàu biển tránh xa khu vực tập trận”, Reuters nhấn mạnh.
Thực tế, trong khi cả thế giới đang dồn trọng tâm chú ý vào căng thẳng quan hệ giữa Nga – Ukraina, việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố tập trận Biển Đông thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Biển Đông
Việt Nam bác bỏ thông tin trang bị vũ trang cho lực lượng dân quân tự vệ của Việt Nam trên biển Đông
Trung Quốc vẫn âm thầm củng cố sức mạnh hàng hải trong khu vực nhằm “phòng vệ từ xa” trước các nguy cơ ở khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, nhất là trong bối cảnh Mỹ và EU can dự ngày càng sâu với chính sách về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tự do cởi mở của mình. Bắc Kinh luôn cho rằng Mỹ và đồng minh đang thực hiện những hành động khiêu khích và chỉ càng “đổ thêm dầu vào lửa” nếu xung đột nảy sinh.
Bắc Kinh cũng đủ tỉnh táo để cân bằng lợi ích với các đối tác quan trọng trong khu vực như Việt Nam, Campuchia và toàn khối ASEAN, nhắc nhở các bên không để “ngoại nhân” – nước thứ ba can thiệp vào các công việc nội bộ khu vực.
Theo Reuters, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn tuyến hàng hải quan trọng nhưng liên tục trong guồng tranh chấp ở Biển Đông này. Ảnh chụp vệ tinh, nghiên cứu của CSIS cũng cho thấy, hầu hết trên những tuyến vận tải biển chính, Bắc Kinh đều dần dà xây dựng hệ thống đảo nhân tạo và công trình sân bay quân sự trên một số bãi đá ngầm và đảo nhỏ, gây lo ngại lớn trong khu vực, cũng như đối với Mỹ.

Việt Nam nhiều lần phản đối Bắc Kinh

Theo Reuters, trong tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu 4/3, Cục An toàn Hàng hải Hải Nam (Cục Hải sự tỉnh Hải Nam) cho biết, các cuộc tập trận của Quân đội Trung Quốc sẽ bắt đầu cùng ngày (4/3) và kéo dài đến hết 15/3.
Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cũng cung cấp tọa độ một khu vực nơi diễn ra cuộc tập trận, gần thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam và thành phố Huế của Việt Nam.
Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Biển Đông
Mỹ chọc giận Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hưởng lợi?
Cần nhấn mạnh rằng, Tam Á là nơi Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân lớn của PLA.
“Cấm xâm nhập khu vực diễn tập”, Cục Hải sự Hải Nam nêu rõ trong một tuyên bố bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh trên cổng thông tin của mình.
Reuters nhấn mạnh, một phần diện tích khu vực tập trận nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam trước đây trong các tuyên bố chính thức của mình mỗi khi Bắc Kinh tập trận đều thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền EEZ của Hà Nội.
Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi hãng tin về cuộc tập trận.

Từ vụ giàn khoan Hải Dương 981

Năm 2014, căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bị lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 - một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khai thác tài nguyên ngang nhiên ngay ở vùng biển Việt Nam.
Việc Trung Quốc gây ra sự kiện đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây xôn xao dư luận quốc tế và khu vực.
Cảnh sát biển Việt Nam trong cuộc diễu hành ngày hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Sát cánh trên Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ đào tạo
Theo đó, ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía Đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982.
Để bảo vệ giàn khoan cả tỷ USD này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 7 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh.
Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc.
Theo thông tin từ trang thông tin Điện tử Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi nhận thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định.
© Ảnh : Cảnh Sát Biển Việt NamHải Dương 981
Hải Dương 981 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2022
Hải Dương 981
Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Với đường lối ngoại giao khôn khéo và cân bằng của mình, căng thẳng cũng đã nhanh chóng được lãnh đạo hai nước giải quyết, tuy nhiên, vấn đề Biển Đông vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, phức tạp, còn tồn tại quan điểm bất đồng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, đặc biệt là khi Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông điển hình như cuộc tập trận ở căn cứ Hải quân đảo Hải Nam trên đây.
Trong những tuyên bố chính thức được Việt Nam đưa ra trước đó liên quan đến việc Trung Quốc liên tục tập trận, có các hoạt động quân sự, dân sự, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội cho thấy lập trường nhất quán rằng, Việt Nam đều phản đối lối hành xử trái với luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Biển Đông
Chuyên gia Việt Nam: Tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động dày đặc ở Biển Đông
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội.
Những hành vi này của Trung Quốc cũng đi ngược lại lại tinh thần tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông, hay việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chấm dứt, và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, một trong những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала