Kon Tum: vợ Bí thư Thành ủy được “tạo điều kiện” để có đất 4 mặt tiền

© Depositphotos.com / IlfedeChồng tài liệu trên bàn
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Đăng ký
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TP.Kon Tum đã tùy tiện ban hành các quyết định trái pháp luật, tạo điều kiện để thửa đất của bà Nguyễn Thị Ánh (vợ Bí thư TP.Kon Tum thời điểm năm 2011) có 4 mặt tiền, với lợi thế đặc biệt.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ nhận thấy, ngoài sai phạm về giao đất không qua đấu giá, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn xảy ra nhiều sai phạm khác liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; cấp phép xây dựng; quản lý trật tự xây dựng.

Vợ Bí thư Thành uỷ có đất 4 mặt tiền

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra về công tác thực hiện pháp luật quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng, thanh tra các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài sai phạm về giao đất không qua đấu giá, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn xảy ra nhiều sai phạm khác liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; cấp phép xây dựng; quản lý trật tự xây dựng.
Còng tay và búa của thẩm phán - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Hải Dương: 'Xẻ thịt’ bán đất công, một chủ tịch xã bị khai trừ khỏi Đảng
Cụ thể, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ nhận thấy, việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn TP.Kon Tum còn tùy tiện, vi phạm luật Quy hoạch đô thị.
Việc cấp phép xây dựng còn vi phạm luật Xây dựng 2014, có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng, để xảy ra tình trạng phân lô bán nền trái pháp luật. Có tình trạng công dân sử dụng đất sai mục đích, cho Công ty Cổ phần Trường Long đổ thải trái pháp luật.
Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Ánh (vợ Bí thư Thành ủy TP. Kon Tum thời điểm năm 2011) có thửa đất số 144, tờ bản đồ số 26, diện tích trên 3.739m2. Lô đất này có liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển quỹ đất của dự án làm đường quy hoạch phường Ngô Mây, TP.Kon Tum.
Kết luận nêu rõ, căn cứ đề nghị của UBND phường Ngô Mây tại tờ trình năm 2010, UBND TP.Kon Tum đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đường quy hoạch số 3, đường quy hoạch số 2 và các tuyến giao thông nội bộ số 4, 8, 9, 11, 12 trên địa bàn phường Ngô Mây.
Tuy nhiên, UBND TP.Kon Tum lại không có động thái thu hồi lô đất của bà Nguyễn Thị Ánh theo chủ trương xây dựng tuyến đường theo quy hoạch phường Ngô Mây để tạo quỹ đất đấu giá đã được duyệt trước đó.
Bà Ánh vẫn tiếp tục được sử dụng đất và hưởng lợi từ việc đầu tư tuyến đường (số 2 và số 3) hình thành nên thửa đất có 2 mặt tiền.
UBND TP.Kon Tum sau đó tiếp tục có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đường phường Ngô Mây. Tuy nhiên, theo báo cáo này, đường số 11, 12 nằm sai vị trí so với đồ án quy hoạch xây dựng khu vực phía tây suối Đắk Tod Rech.
UBND TP.Kon Tum khi đó vẫn ra các quyết định thu hồi 280,5m2 diện tích đất của bà Nguyễn Thị Ánh để làm đường giao thông (số 11 là 161,7m2, số 12 là 118,8m2), dù điều này trái với quy hoạch
"Quyết định này thể hiện sự tùy tiện, tạo điều kiện để thửa đất của bà Ánh có 4 mặt tiền như hiện trạng hiện nay với vị trí, lợi thế đặc biệt", Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn (Yên Bái), nơi ông Nông Ích Chấn công tác trước khi bị bắt tạm giam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
'Lửa lò' tiếp tục 'quét' đến Yên Bái: Loạt cán bộ huyện Văn Chấn bị bắt tạm giam
Không những thế, cơ quan thuế TP.Kon Tum chỉ tính tiền sử dụng đất của bà Ánh là 35 triệu đồng. Trong khi đó, theo quy định, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở cho 500m2 là 159 triệu đồng.
Do đó, bà Ánh còn phải nộp bổ sung 124 triệu đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm chính để xảy ra các vi phạm về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách; thủ trưởng, các sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Cục thuế tỉnh; Thành ủy TP.Kon Tum…
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để tiếp tục xử lý.

Các sai phạm khác về việc đấu giá đất tại Kon Tum

Trong kết luận, Thanh tra Chính phủ còn chỉ ra nhiều sai phạm thuộc dự án tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
Dự án có diện tích hơn 179.600 m2, nằm tại phường Trường Chinh, TP.Kon Tum.
Theo đó, việc UBND tỉnh Kon Tum giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá tại dự án này là sai, đã vi phạm điểm c, khoản 3, điều 23 nghị định 151/2017/NĐ-CP và điều 19 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Ngày 18/7/2019, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt kết quả trúng đấu giá và có quyết định về việc bán tài sản công cho người duy nhất đăng ký mua.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
Vợ thượng tá biên phòng bị bắt tạm giam vì có dấu hiệu phạm tội buôn lậu
Ở thời điểm thanh tra vào tháng 8/2020, chủ đầu tư vẫn không thực hiện nghĩa vụ tài chính sau hơn 1 năm trúng đấu giá (tiền nợ trúng đấu giá hơn 204,6 tỉ đồng, chậm nộp từ ngày 4/9/2019 số tiền hơn 98,3 tỉ đồng, chậm nộp từ ngày 4/11/2019 số tiền 204,6 tỉ đồng).
Đến ngày 16/9/2020, Tập đoàn FLC mới nộp tổng số tiền trúng đấu giá hơn 204,6 tỉ đồng và tiền phạt chậm nộp hơn 20.79 tỉ đồng. Dù điều này đã vi phạm quy chế đấu giá tài sản và hợp đồng mua bán tài sản nhưng UBND tỉnh vẫn chưa kiên quyết, quyết liệt trong việc xử lý hủy kết quả đấu giá.
Bên cạnh đó, dù dự án chưa đầu tư hoàn thành, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh vẫn tham mưu cho cấp trên để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Việc tự ý tách thửa hơn 71,6 nghìn mét vuông đất thành 474 thửa và cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với thời hạn lâu dài là trái quy định Luật đất đai.
Giải trình về những sai phạm nêu trên, UBND tỉnh Kon Tum cho rằng tỉnh có địa bàn đặc biệt khó khăn, do đó việc thu hút mời gọi đầu tư không thuận lợi.
Vì vậy, khi có nhà đầu tư lớn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tạo mọi điều kiện với hy vọng việc đầu tư của dự án trọng điểm sẽ mang lại diện mạo mới cho địa phương.
Dù đã nhiều lần đôn đốc nhưng vì đại dịch Covid-19 đang bùng phát, chủ đầu tư bị ảnh hưởng, gặp khó khăn trong tài chính. Trên thực tế, sau khi trúng đấu giá, chủ đầu tư đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình.
Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Tiếp tục 'đốt lò': Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận vừa bị bắt đã từng 'nhúng chàm'
Để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh, UBND tỉnh không hủy kết quả phê duyệt trúng đấu giá. Bên cạnh đó, việc hủy kết quả đấu giá sẽ tiềm ẩn phát sinh vấn đề phức tạp từ thẩm quyền tuyên hủy hợp đồng mua tài sản, các vấn đề về tài sản đã đầu tư…
Thanh tra Chính phủ nhận định, những vi phạm, thiếu sót nêu trên xảy ra có trách nhiệm thuộc Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, tập thể lãnh đạo UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, Hội đồng Thẩm định giá đất tỉnh Kon Tum, chủ đầu tư dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ.
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, nếu có vi phạm tiến độ thì chấm dứt hoạt động, thu hồi đất theo quy định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала