https://kevesko.vn/20220311/song-vang-lai-noi-can-than-trong-14165159.html
‘Sóng vàng’ lại nổi, cần thận trọng
‘Sóng vàng’ lại nổi, cần thận trọng
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 11/3, giá vàng trong nước được dự đoán sẽ tăng trở lại sau vài ngày “hạ nhiệt”. Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 10/3, giá vàng... 11.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-11T08:09+0700
2022-03-11T08:09+0700
2022-03-11T08:04+0700
việt nam
giá vàng
tăng giá
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/07/14088507_0:193:2957:1856_1920x0_80_0_0_3a121590ff85df820aaac52ab88969aa.jpg
Quay trở lại ‘đường đua’Ghi nhận vào 6h20 sáng ngày 11/3, giá vàng trong nước ngày 11.3 giao dịch quanh ngưỡng 67-70 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới niêm yết trên Kitco mức 1.998,4 USD/oz.Được biết, chốt phiên giao dịch ngày 10/3, tại thị trường trong nước, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào ở mức 67,80 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 69,60 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 1,8 triệu đồng/lượng.Tập đoàn DOJI niêm yết giá mua - bán vàng ở ngưỡng 67,00 – 70,00 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch ngày 10/3. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 3 triệu đồng/lượng.Dựa trên tình hình thực tế, giá vàng trong nước vẫn chênh lệch rất lớn so với giá vàng thế giới, đỉnh điểm là 19 triệu đồng/lượng. Trước diễn biến này, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên đầu cơ, đặc biệt không nên đi vay tiền để đầu tư vào vàng trong giai đoạn hiện nay.Cần thận trọng gì với ‘sóng vàng’?Các chuyên gia kinh tế phân tích, lạm phát tại các quốc gia có nền kinh tế lớn tăng cao, các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina không không mang lại kết quả tích cực là các yếu tố chính làm giá vàng hôm nay bật tăng.Dữ liệu lạm phát của Mỹ và châu Âu nóng lên, nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào vàng.Cụ thể, Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2-2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 40 năm qua. Đây là yếu tố tiếp tục đẩy lạm phát lên cao, có nguy cơ làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi hầu hết các quốc gia đang từng bước vượt qua đại dịch COVID-19.Trước sự “điên đảo” của thị trường thế giới, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đưa ra khuyến cáo:Cũng theo vị chuyên gia này, việc tăng nóng của giá vàng trong nước không có sự bền vững, giá có tăng sẽ có giảm, nên trong ngắn hạn mua vàng lúc này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.Ngoài ra, cũng theo ông Thịnh, từ khi có Nghị định 24/NĐ-CP, vàng đã không còn là vật trung gian thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam, cũng không phải là phương tiện đo lường giá trị của các tài sản lớn.Thực tế, giá vàng tăng cao không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nền kinh tế. Tuy nhiên, giá vàng tăng sẽ tác động CPI cơ bản, từ đó tác động làm giảm giá trị VND so với USD và ngoại tệ khác, tác động tới chỉ số lạm phát của nền kinh tế quốc dân.
https://kevesko.vn/20220310/vang-tang-giam-chong-mat-nguoi-dan-co-nen-dau-tu--14141225.html
https://kevesko.vn/20220309/gia-vang-trong-nuoc-dao-chieu-vang-the-gioi-len-dinh-lich-su-moi-14118835.html
https://kevesko.vn/20220308/sang-83-gia-vang-vuot-len-74-trieu-dongluong-du-bao-se-tiep-tuc-pha-dinh-14104179.html
https://kevesko.vn/20220224/bien-dong-dia-chinh-tri-the-gioi-khien-gia-vang-trong-nuoc-tiep-tuc-vuot-dinh-13884465.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/07/14088507_113:0:2844:2048_1920x0_80_0_0_4918018fdb8b3cb978b7f250cce938aa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, giá vàng, tăng giá
việt nam, giá vàng, tăng giá
‘Sóng vàng’ lại nổi, cần thận trọng
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 11/3, giá vàng trong nước được dự đoán sẽ tăng trở lại sau vài ngày “hạ nhiệt”. Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 10/3, giá vàng trong nước đang ở mức 70 triệu đồng/lượng, chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức rất cao: 14,31 đồng/lượng.
Ghi nhận vào 6h20 sáng ngày 11/3,
giá vàng trong nước ngày 11.3 giao dịch quanh ngưỡng 67-70 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới niêm yết trên Kitco mức 1.998,4 USD/oz.
Được biết, chốt phiên giao dịch ngày 10/3, tại thị trường trong nước, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào ở mức 67,80 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 69,60 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 1,8 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá mua - bán vàng ở ngưỡng 67,00 – 70,00 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch ngày 10/3. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 3 triệu đồng/lượng.
Dựa trên tình hình thực tế, giá vàng trong nước vẫn chênh lệch rất lớn so với giá vàng thế giới, đỉnh điểm là 19 triệu đồng/lượng. Trước diễn biến này, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên đầu cơ, đặc biệt không nên đi vay tiền để đầu tư vào vàng trong giai đoạn hiện nay.
Cần thận trọng gì với ‘sóng vàng’?
Các chuyên gia kinh tế phân tích, lạm phát tại các quốc gia có nền kinh tế lớn tăng cao, các cuộc
đàm phán giữa Nga và Ukraina không không mang lại kết quả tích cực là các yếu tố chính làm giá vàng hôm nay bật tăng.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ và châu Âu nóng lên, nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào vàng.
Cụ thể, Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2-2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 40 năm qua. Đây là yếu tố tiếp tục đẩy lạm phát lên cao, có nguy cơ làm chệch hướng tăng trưởng
kinh tế toàn cầu khi hầu hết các quốc gia đang từng bước vượt qua đại dịch COVID-19.
Trước sự “điên đảo” của thị trường thế giới, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đưa ra khuyến cáo:
“Nhà đầu tư trong nước không nên mua vàng để lướt sóng lúc này bởi lẽ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang quá cao. Nếu “găm” vàng, người mua phải trả với mức giá đắt hơn gần 20 triệu đồng mỗi lượng so với giá thế giới và sẽ gặp rủi ro lớn nếu thị trường đảo chiều. Vì vậy, chỉ nên mua vàng với món nhỏ khi thật sự cần thiết, còn mua đầu tư dài hạn thì hiện không phải là thời điểm thích hợp, chỉ mua khi chênh lệch giá giữa hai thị trường ở mức hợp lý là khoảng 2-3 triệu đồng/lượng”.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc tăng nóng của giá vàng trong nước không có sự bền vững, giá có tăng sẽ có giảm, nên trong ngắn hạn mua vàng lúc này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài ra, cũng theo ông Thịnh, từ khi có Nghị định 24/NĐ-CP, vàng đã không còn là vật trung gian thanh toán trong nền kinh tế
Việt Nam, cũng không phải là phương tiện đo lường giá trị của các tài sản lớn.
Thực tế, giá vàng tăng cao không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nền kinh tế. Tuy nhiên, giá vàng tăng sẽ tác động CPI cơ bản, từ đó tác động làm giảm giá trị VND so với USD và ngoại tệ khác, tác động tới chỉ số lạm phát của nền kinh tế quốc dân.