https://kevesko.vn/20220312/van-nan-duc-nuoc-beo-co-trong-kinh-doanh-xang-dau-va-vai-tro-quan-ly-cua-nha-nuoc-14191401.html
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Một cách rõ ràng, những tác động khách quan của tình hình thế giới lên giá xăng dầu là rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, làm tốt vai trò quản... 12.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-12T22:12+0700
2022-03-12T22:12+0700
2022-03-12T22:12+0700
kinh tế
kinh doanh
việt nam
xăng
năng lượng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157045_0:53:1011:621_1920x0_80_0_0_de3e9f242fd24210a9575f2f7e8e0aa4.jpg
Việc ban hành các chỉ đạo quyết liệt, những giải pháp tổng thể của ngành công thương và xử lý một cách nghiêm túc sai phạm của các đơn vị kinh doanh xăng dầu có hành vi tiêu cực sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết bài toán xăng dầu trong bối cảnh hiện nay.Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý hiện tượng tiêu cựcĐêm 10/3, có 4 đoàn kiểm tra, giám sát lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã được thành lập để xử lý thông tin phản ánh của người dân về một số cây xăng trên địa bàn thành phố có dấu hiệu ngừng bán hàng, găm giá.Qua quá trình làm việc, đoàn đã phát hiện 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty TNHH tập đoàn Nhật Thu (xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) có hành vi ngừng bán hàng sai qui định. Doanh nghiệp này sau đó bị phạt số tiền 15 triệu đồng.Trong cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng) cũng có quyết định xử phạt Công ty TNHH Trang Phước Lộc (thôn Phú Hiệp 3, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh) với cùng sai phạm tương tự.Trước đó, khi người dân đến cửa hàng xăng dầu Trang Phước Lộc để mua dầu về tưới cà phê thì được trả lời dầu đã hết. Vụ việc được báo cho cơ quan chức năng. Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện còn đến 5.733 lít dầu trong bồn chứa.Những hành vi tiêu cực trên đã trở thành “vấn nạn” trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục tăng cao thời gian qua. Cơ quan quản lý vẫn đang nỗ lực làm mạnh tay hơn nữa nhằm không để những kẻ “đục nước béo cò” có cơ hội trục lợi xung quanh việc tăng giá xăng dầu.Những chỉ đạo quyết liệtNgày 8/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 1155/CT-TTTN về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu với 5 giải pháp, trong đó nhấn mạnh xử lý các sai phạm.Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu ngưng hoặc hạn chế bán hàng mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét đình chỉ hoặc tước Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định.Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động nêu ra các giải pháp mang tính căn cơ, chiến lược hơn để giải bài toán giá xăng dầu, hướng tới việc minh bạch thị trường này.Trong một văn bản khác, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao Vụ Thị trường trong nước quản lý, theo dõi sát diễn biến thị trường, thường xuyên cập nhật, báo cáo Bộ trưởng và xem xét đề nghị sửa đổi là Nghị định 83/2014 và Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu.Đáng chú ý, nghị định số 95 được yêu cầu sửa đổi chỉ sau hơn 2 tháng có hiệu lực. Điều này cho thấy lãnh đạo Công Thương đang theo dõi rất sát những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và giải quyết những vấn đề tồn đọng.Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã lập đoàn thanh tra hơn 30 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ đã báo cáo Chính phủ để điều hành giá xăng dầu linh hoạt hơn theo thị trường, đồng thời triển khai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện đơn vị nào 6 tháng không nhập khẩu, kinh doanh theo đúng chức năng sẽ rút giấy phép.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã phản hồi ý kiến phản ánh về thông tin bịa đặt, kích động rằng xăng dầu tăng giá lên 40.000 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị người dân cập nhật thông tin chính thống từ báo chí và cảnh giác trước các thông tin đồn đoán thiếu căn cứ.Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua ít nhiều có nguyên nhân từ lỗ hổng trong quản lý, xuất phát từ việc không thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành ở nhiều địa phương.Do đó, việc ban hành các chỉ đạo quyết liệt và xử lý một cách nghiêm túc sai phạm của các cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội, Lâm Đồng như vừa qua là hết sức cần thiết.Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng hay những giải pháp tổng thể của ngành công thương cũng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết bài toán xăng dầu trong bối cảnh hiện nay.
https://kevesko.vn/20220311/gia-xang-viet-nam-hom-nay-tang-theo-con-sot-vang-den-the-gioi-14175055.html
https://kevesko.vn/20220311/nguoi-dan-do-xo-di-mua-xang-truoc-gio-dieu-chinh-gia-nguyen-nhan-va-an-hoa-14167981.html
https://kevesko.vn/20220309/gia-xang-dau-viet-nam-se-ra-sao-khi-the-gioi-day-hon-loan-va-kho-doan-14132262.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157045_55:0:954:674_1920x0_80_0_0_59c8f67445bb234f68e13f6076e7e200.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
kinh tế, kinh doanh, việt nam, xăng, năng lượng
kinh tế, kinh doanh, việt nam, xăng, năng lượng
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
MOSKVA (Sputnik) - Một cách rõ ràng, những tác động khách quan của tình hình thế giới lên giá xăng dầu là rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, làm tốt vai trò quản lý Nhà nước là rất cần thiết trong việc điều tiết, giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc tăng giá mặt hàng này.
Việc ban hành các chỉ đạo quyết liệt, những giải pháp tổng thể của ngành công thương và xử lý một cách nghiêm túc sai phạm của các đơn vị kinh doanh xăng dầu có hành vi tiêu cực sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết bài toán xăng dầu
trong bối cảnh hiện nay.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý hiện tượng tiêu cực
Đêm 10/3, có 4 đoàn kiểm tra, giám sát lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã được thành lập để xử lý thông tin phản ánh của người dân về một số cây xăng trên địa bàn thành phố có dấu hiệu
ngừng bán hàng, găm giá.
Qua quá trình làm việc, đoàn đã phát hiện 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty TNHH tập đoàn Nhật Thu (xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) có hành vi ngừng bán hàng sai qui định. Doanh nghiệp này sau đó bị phạt số tiền 15 triệu đồng.
Trong cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng) cũng có quyết định xử phạt Công ty TNHH Trang Phước Lộc (thôn Phú Hiệp 3, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh) với cùng sai phạm tương tự.
Trước đó, khi người dân đến cửa hàng xăng dầu Trang Phước Lộc để mua dầu về tưới cà phê thì được trả lời dầu đã hết. Vụ việc được báo cho cơ quan chức năng. Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện còn đến 5.733 lít dầu trong bồn chứa.
Những hành vi tiêu cực trên đã trở thành “vấn nạn” trong bối cảnh giá xăng dầu
liên tục tăng cao thời gian qua. Cơ quan quản lý vẫn đang nỗ lực làm mạnh tay hơn nữa nhằm không để những kẻ “đục nước béo cò” có cơ hội trục lợi xung quanh việc tăng giá xăng dầu.
Ngày 8/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 1155/CT-TTTN về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu với 5 giải pháp, trong đó nhấn mạnh xử lý các sai phạm.
Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu ngưng hoặc hạn chế bán hàng mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét đình chỉ hoặc tước Giấy xác nhận
đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động nêu ra các giải pháp mang tính căn cơ, chiến lược hơn để giải bài toán giá xăng dầu, hướng tới việc minh bạch thị trường này.
Trong một văn bản khác, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao Vụ Thị trường trong nước quản lý, theo dõi sát diễn biến thị trường, thường xuyên cập nhật, báo cáo Bộ trưởng và xem xét đề nghị sửa đổi là Nghị định 83/2014 và Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, nghị định số 95 được yêu cầu sửa đổi chỉ sau hơn 2 tháng có hiệu lực. Điều này cho thấy lãnh đạo Công Thương đang theo dõi rất sát những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và giải quyết những vấn đề tồn đọng.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã lập đoàn thanh tra hơn 30 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ đã báo cáo Chính phủ để điều hành giá xăng dầu linh hoạt hơn theo thị trường, đồng thời triển khai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện đơn vị nào 6 tháng
không nhập khẩu, kinh doanh theo đúng chức năng sẽ rút giấy phép.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã phản hồi ý kiến phản ánh về thông tin bịa đặt, kích động rằng xăng dầu tăng giá lên 40.000 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị người dân cập nhật thông tin chính thống từ báo chí và cảnh giác trước các thông tin đồn đoán thiếu căn cứ.
Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua ít nhiều có nguyên nhân từ lỗ hổng trong quản lý, xuất phát từ việc không thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành ở nhiều địa phương.
Do đó, việc ban hành các chỉ đạo quyết liệt và xử lý một cách nghiêm túc sai phạm của các cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội, Lâm Đồng như vừa qua là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng hay những giải pháp tổng thể của ngành công thương cũng góp phần không nhỏ trong
việc giải quyết bài toán xăng dầu trong bối cảnh hiện nay.