Thảm sát Mỹ Lai: Tội ác chiến tranh và ký ức kinh hoàng người Mỹ gây ra ở Việt Nam

CC BY 2.0 / -JvL- / Đài tưởng niệm các nạn nhân tại Sơn Mỹ
Đài tưởng niệm các nạn nhân tại Sơn Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
Vụ thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ đến nay vẫn là ký ức kinh hoàng, tội ác chiến tranh khủng khiếp của Quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Đã trôi qua 54 năm, những nhân chứng năm xưa từ cả hai phía đã dần khuất bóng, nhưng những hình ảnh ghê rợn về sự kiện sáng 16/3/1968 thì vẫn luôn còn mãi.
Hôm nay, mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển, nhiều vết thương do chiến tranh, trên đất và trong lòng người, đã được hàn gắn. Nhưng, Mỹ Lai vẫn luôn ở đó trong dòng chảy lịch sử, nhắc nhở tất cả chúng ta trân quý giá trị của hòa bình.

Cựu binh Mỹ gửi 504 bông hồng tưởng niệm 504 người dân vụ thảm sát Mỹ Lai

Sáng 16/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ tưởng niệm 54 năm ngày 504 người dân bị lính Mỹ thảm sát tại Sơn Mỹ (Khu chứng tích Mỹ Lai, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi).
Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh, thành phố, xã Tịnh Khê cùng hàng trăm cán bộ, nhân chứng sống sót, người dân và học sinh đã dâng hương tưởng niệm những người dân vô tội bị giết hại.
Do không thể có mặt ở Sơn Mỹ, ông Bill Kelly, cựu binh Mỹ từng đóng quân ở Đức Phổ, Quảng Ngãi năm 1968-1969 đã gửi 504 bông hồng đến lễ tưởng niệm.
“Sơn Mỹ ngày 16/3/2022, mãi không quên”, ông Kelly viết trong thiệp gửi người dân Sơn Mỹ.
Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã ám ảnh cả phần đời còn lại của Kelly. Sau này, người cựu binh Mỹ vẫn thường xuyên đến Việt Nam tham dự lễ tưởng niệm 504 thường dân Sơn Mỹ. Ông hầu như không bao giờ quên gửi những bông hồng như một phần bù lại nỗi đau mà bản thân và những người đồng đội thuộc Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2019
Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam: từ vụ thảm sát Mỹ Lai đến sự hợp tác quân sự
Cũng trong ngày này, gia đình những nạn nhân của vụ thảm sát cũng làm giỗ tại nhà. Bà Phạm Thị Ân, 78 tuổi, cho biết bà cùng con gái may mắn sống sót nhưng chồng bà mãi mãi ra đi trong sự kiện đẫm máu này. Cứ đến ngày 16/3 hàng năm, gia đình đều làm đám giỗ cho những người đã khuất.
Ngày này 54 năm về trước, quân đội Mỹ xuống tay sát hại 504 thường dân vô tội ở Sơn Mỹ chỉ trong một buổi sáng. Trong số các nạn nhân có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 89 trung niên. Có 247 ngôi nhà bị đốt cháy rụi.
Phóng viên ảnh Ronald Haeberle đã ghi lại được những bức ảnh trong sự kiện này, từ đó giúp đưa vụ việc ra ánh sáng. Thảm sát Mỹ Lai đã trở thành biểu tượng tố cáo tội ác chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968

Ngày 16/3/1968, Đại úy Ernest Medina và Trung úy William Calley chỉ huy một đại đội 105 binh sĩ thuộc sư đoàn Americal tiến vào thôn Mỹ Lai 4 qua trực thăng vận. Từ khi tham chiến tại Việt Nam, đại đội này đã mất 28 lính.
Trước đó 2 ngày, 1 tiểu đội trưởng của đại đội thiệt mạng. Lính Mỹ được tin có 1 đơn vị chủ lực Việt Cộng đang ở đây và bắt đầu hăng máu cho kế hoạch trả thù. Khi tiến vào Mỹ Lai, họ không gặp quân giải phóng. Nhưng, chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, Medina và các binh sĩ trong đội đã tàn sát 407 dân thường, bao gồm người già, phụ nữ, thiếu niên và trẻ sơ sinh vô tội.
Ernest Medina - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2018
Cựu sĩ quan Mỹ được tuyên trắng án trong vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời
Cuộc thảm sát có thể sẽ còn dã man hơn nếu phi công Hugh Thomson Jr. không phát hiện và đáp trực thăng chắn giữa lính Mỹ với các nạn nhân. Hugh Thomson ra lệnh cho phi hành đoàn bắn vào lính Mỹ nếu đội của Medina vẫn tiếp tục bắn vào thường dân. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm đó, 1 đại đội khác đã giết thêm 97 dân thường tại khu vực chỉ nằm w cách đó 1,5 km cách đó 1,5 km.
“Cuộc chiến nào cũng có giết hại thường dân. Ở Việt Nam, đó không phải là chủ trương, không thường xuyên, nhưng cũng không phải là hiếm. Dù vậy, quy mô, chủ đích và cách sát hại trong vụ Mỹ Lai thì khác. Khác là ở chỗ họ giết người Việt Nam ở tầm rất gần, bằng súng và lựu đạn, không phải bằng bom hay pháo. Dùng bom, pháo thì chẳng ai nói gì vì là chuyện thường rồi”, nhà báo Neil Sheehan nhận định.
Trong khi đó, binh nhất Varnado Simpson kể lại bản thân y “không có cảm giác, không có cảm xúc, không gì hết”, đồng thời thừa nhận đã tự mình giết hại khoảng 25 người.
Những binh lính tham gia vụ thảm sát này được yêu cầu đốt sạch, phá sạch, giết sạch. Khi một người đặt câu hỏi “Nếu không gặp Việt Cộng, mà gặp toàn phụ nữ và trẻ em thì sao?”, liền nhận được câu trả lời “bắn hết những gì còn động đậy”, “hãy giết sạch những gì còn sống”.
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2018
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
“Anh ta bắn vào đứa bé với một khẩu AR-15. Nhưng trượt. Chúng tôi cùng cười. Anh ta tiến thêm khoảng 1 mét rồi lại bắn trượt. Chúng tôi cười. Cuối cùng anh ta dí súng vào đầu đứa bé và cho nó ăn kẹo đồng", một lĩnh Mỹ kể lại sự việc ngày hôm đó.
Tuyệt đại đa số nạn nhân trong vụ việc là phụ nữ, người già và trẻ em, thiêu trụi 247 ngôi nhà. Toàn thôn Mỹ Lai chỉ có khoảng 30 người sống sót, bao gồm một số người lên núi đi làm sớm, một số người may mắn nằm dưới đống xác người và khoảng gần 20 người khác được phi công Hugh Thomson Jr. và phi hành đoàn cứu sống.

Có hay không sự trả thù?

Sau này, khi lật lại những gì đã xảy ra, người ta nhận thấy dường như quân đội Mỹ đã cố tình trả thù tàn bạo vào dân thường Việt Nam.
Thứ nhất, trước trận Xuân Mậu Thân 1968, Mỹ chưa gây ra bất kỳ mội vụ thảm sát dân thường nào nổi tiếng. Tuy nhiên, sau Tết Mậu Thân, lính Mỹ đã tiến hành nhiều vụ thảm sát bằng vũ khí bộ binh, mà tiêu biểu nhất trong số đó là vụ thảm sát Sơn Mỹ vào ngày 16/3/1968, giết hại hơn 504 dân thường vô tội.
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2018
Thảm sát Mỹ Lai: Tội ác của quân đội Hoa Kỳ và 50 năm kiếm tìm sự tha thứ
Thứ hai, trước sự kiện Mậu Thân, phần lớn dân thường bị Mỹ giết hại trong chiến tranh chủ yếu bằng bom, pháo. Đây được xem là giết người mà “bàn tay vẫn sạch sẽ”, giết người mà không ai biết hoặc ít người biết, giết người mà không bị cắn rứt lương tâm, bởi suy cho cùng, bom pháo là khó tránh khỏi trong chiến tranh.
Tuy nhiên, sau Mậu Thân, Mỹ đã bắt đầu sử dụng vũ khí bộ binh để tàn sát dân thường. Đây là tội ác tàn bạo đến mức một số quân nhân Mỹ đã phản đối quyết liệt ngay tại hiện trường, cũng như đứng ra làm chứng trước tòa án xét xử tội phạm chiến tranh của quân đội Mỹ sau này.
Ngay buổi sáng diễn ra vụ thảm sát, có ít nhất một lính Mỹ (binh nhất Carter) đã tự bắn vào chân, tự làm bị thương để phản đối và không phảm tham gia sát hại dân thường. Một phi hành đoàn trực thăng do chuẩn úy Hugh Thomson Jr. đã đáp xuống, dọa bắn những lính Mỹ đang gây ra cuộc thảm sát để có thể cứu sống gần 20 người dân.
Thứ ba, một số lính Mỹ tham gia vụ việc cho rằng, họ chỉ tuân theo lệnh chỉ huy, làm nhiệm vụ của một quân nhân. Tuy nhiên, một số khác công khai thừa nhận tham gia cuộc thảm sát để trả thù cho bạn bè, đồng đội đã thiệt mạng. Như vậy động cơ trả thù là khá rõ ràng, dù theo những gì phi công Thompson mô tả, sự kiện này là “sát hại vô cớ và không cần thiết” (nguyên văn: "needless and unnecessary killings").

Những báo cáo dối trá sau vụ việc

Vụ thảm sát bị ém nhẹm bởi Quân đội Hoa Kỳ. Các báo cáo gửi lên cấp trên về cuộc hành quân chỉ cho biết các binh sĩ “đã tiêu diệt 128 Việt cộng trong khi quân đội Mỹ không có thương vong nào”. Tướng Westmoreland còn khen rằng đơn vị Charlie đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi nhận được báo cáo này.
Vụ thảm sát tiếp tục bị giấu kín trong suốt nhiều tháng sau đó. Khi những lời tố giác bắt đầu xuất hiện, một cuộc điều tra đã được mở ra. Tuy nhiên, người ta cho rằng, đại đội Charlie đã giành thắng lợi lớn trong cuộc hành quân và việc đơn vị này “giết lầm 22 dân thường Nam Việt Nam” là điều khó tránh khỏi trong chiến trận. Các báo cáo gửi về Mỹ vẫn khẳng định “Quan hệ giữa quân đội Hoa Kỳ và người dân Nam Việt Nam vẫn vô cùng tuyệt vời”.
Lễ tưởng niệm 81 năm vụ thảm sát Nam Kinh, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Phóng sinh ba nghìn chim bồ câu để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh
Tuy nhiên, tháng 11 năm 1969, nhà báo Ronald L. Haeberle đã công bố vụ việc bằng cách bán các bức ảnh chụp được về vụ thảm sát cho cho một số tờ báo Mỹ và châu Âu. Tờ The Plain Dealer số ra ngày 20/11/1969 đã đăng bức ảnh đầu tiên về cuộc thảm sát.
Vụ việc nhanh chóng được điều tra và đưa ra ánh sáng. Sau đó, quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra kết luận là đơn vị Charlie đã giết nhầm hơn 347 dân thường. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một mình Trung úy Calley bị kết án chung thân, nhưng trên thực tế chỉ phải ở tù vài tháng và bị quản thúc tại gia khoảng 3 năm rồi được trả tự do.

Nỗi đau còn ám ảnh

Sau khi chiến tranh kết thúc, hàng chục nghìn binh sỹ Mỹ đã bị ám ảnh bởi cái gọi là Hội chứng Việt Nam. Điều này còn trở nên nặng nề hơn đối với những binh lính từng tham gia cuộc thảm sát Mỹ Lai. Những con mương đầy xác chêt, những hình ảnh phụ nữ, người già và trẻ em được công khai trên báo chỉ ám ảnh họ một cách dai dẳng.
Binh nhất Varnado Simpson, người thừa nhận đã giết khoảng 25 người, đã mắc phải hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Năm 1977, con trai 10 tuổi của Simpson chết trong một vụ cướp cò súng. Vài năm sau, đến lượt con gái ông chết vì viêm màng não.
Vòng hoa được thả xuống vùng biển Trường Sa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
Thảm sát Gạc Ma. Trung Quốc hèn hạ. Làm sao để không ai có thể ‘động vào’ Việt Nam?
Simpson sống những tháng ngày cuối đời trong ngôi nhà và khung cửa số luôn khép. Cho rằng Chúa đang trừng phạt những tội ác do mình gây ra, cựu binh này đã tự bắn vào đầu mình bằng một khẩu súng trường vào ngày 4/5/1997, kết thúc cuộc đời ở tuổi 48.
Vụ thảm sát đến nay đã trôi qua 54 năm, những nhân chứng năm xưa từ cả hai phía đã dần khuất bóng, nhưng những hình ảnh ghê rợn về sự kiện sáng 16/3/1968 thì vẫn luôn còn mãi.
Hôm nay, mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển, nhiều vết thương do chiến tranh, trên đất và trong lòng người, đã được hàn gắn. Nhưng, Mỹ Lai vẫn luôn ở đó trong dòng chảy lịch sử, nhắc nhở tất cả chúng ta trân quý giá trị của hòa bình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала