https://kevesko.vn/20220317/chay-dua-voi-thoi-gian-lieu-dn-viet-co-gianh-duoc-quyen-kiem-soat-36-container-dieu-xuat-y-14259539.html
Chạy đua với thời gian, liệu DN Việt có giành được quyền kiểm soát 36 container điều xuất Ý?
Chạy đua với thời gian, liệu DN Việt có giành được quyền kiểm soát 36 container điều xuất Ý?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển xung quanh vụ nghi lừa đảo 36 container điều xuất sang Ý. Hơn... 17.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-17T10:05+0700
2022-03-17T10:05+0700
2022-03-17T10:07+0700
việt nam
lừa đảo
hạt điều
xuất khẩu
bộ công thương
bộ giao thông vận tải
italia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/01/13984156_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_bcfd116380b6664bfaacdae925c1431c.jpg
Tiến thoái lưỡng nanTrao đổi với báo chí gần đây nhất, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cập nhật tình trạng của các container xuất khẩu điều đến Ý.Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp và Vinacas “đau đầu” hiện nay chính là cách giải quyết các container này như thế nào, kể cả trong trường hợp giành lại được quyền kiểm soát. Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Vinacas, cho biết:Theo ông Nhựt, nếu chọn kéo hàng về, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển lượt đi là 14.000 USD/container và chi phí lượt về chưa xác định được cộng với các loại phí lưu container, lưu cảng trong thời gian hàng phong tỏa.Phương án tìm khách hàng mới để bán cũng không dễ vì số lượng hàng lớn so và thuộc phân khúc điều nhân chất lượng cao. Ngoài ra, bán trong hoàn cảnh bị động nên người bán dễ bị người mua ép giá, chưa kể những chi phí phát sinh về vận tải, phí cảng, thay đổi bao bì theo yêu cầu người mua mới.Chạy đua với thời gianThông tin từ Vinacas cho biết, đại diện Công ty môi giới Kim Hạnh Việt đã chủ động gửi thông tin giải trình đến Vinacas, hiện chưa có cơ sở để xác định đơn vị này lừa đảo. Các hãng tàu và cơ quan chức năng của Ý đã có hỗ trợ để phong tỏa một số container điều cập cảng tại Ý.Tuy nhiên, theo quy định, việc phong tỏa này có giới hạn về thời gian. Do đó, các doanh nghiệp vẫn chạy đua với thời gian để tìm kiếm thông tin về các bộ chứng từ gốc. Các doanh nghiệp cũng đã thuê luật sư tại Ý để tư vấn các thủ tục pháp lý, trong trường hợp không tìm được bộ chứng từ gốc thì tiến hành các biện pháp xác minh, đối chiếu nhằm xác nhận doanh nghiệp Việt Nam là chủ lô hàng.Theo kế hoạch, Vinacas tiếp tục làm việc với Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải để kiến nghị cơ quan thương mại Italy và các hãng tàu có giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.Các cơ quan chức năng Việt Nam nỗ lực 'giải cứu'Như Sputnik đã đưa tin, Bộ Công thương đã có công hàm gửi Đại sứ quán Ý tại Việt Nam, cử cán bộ đến làm việc với Đại sứ quán, đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để giải quyết vụ việc.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Ý đề nghị các Bộ trưởng của Italia quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ý nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp Ý.Hiện nay vẫn chưa có kết luận về bản chất của vụ việc, tuy nhiên qua vụ việc này, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước.Các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, các nghĩa vụ của mỗi bên, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường v.v.Bộ Công Thương cũng cũng lưu ý các doanh nghiệp về biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro, trong đó có việc mua bảo hiểm đầy đủ và chủ động thuê tàu, kiểm soát các khâu trong chuỗi logistics.
https://kevesko.vn/20220310/cap-nhat-vu-lua-dao-100-container-hat-dieu-viet-nam-xuat-vao-y-14142080.html
https://kevesko.vn/20220315/nghi-an-lua-dao-lich-su-trong-nganh-dieu-viet-nam-thu-tuong-chi-dao-khan-14217272.html
https://kevesko.vn/20220314/cong-an-tp-hcm-dieu-tra-vu-an-lua-dao-tai-cong-ty-tnhh-house-land-14207297.html
https://kevesko.vn/20220309/hang-tram-container-dieu-viet-nam-xuat-vao-y-co-nguy-co-bi-lua-dao-14121593.html
https://kevesko.vn/20220316/bo-truong-bo-cong-thuong-cam-ket-khong-luc-nao-thieu-xang-dau-14237502.html
italia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/01/13984156_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_c1b14eb9c32a416557d277dd3683dbe0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lừa đảo, hạt điều, xuất khẩu, bộ công thương, bộ giao thông vận tải, italia
việt nam, lừa đảo, hạt điều, xuất khẩu, bộ công thương, bộ giao thông vận tải, italia
Chạy đua với thời gian, liệu DN Việt có giành được quyền kiểm soát 36 container điều xuất Ý?
10:05 17.03.2022 (Đã cập nhật: 10:07 17.03.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển xung quanh vụ nghi lừa đảo 36 container điều xuất sang Ý. Hơn nữa, hiện các doanh nghiệp thêm mối lo về các chi phí phát sinh ngày càng tăng cao.
Trao đổi với báo chí gần đây nhất, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cập nhật tình trạng của các container xuất khẩu điều đến Ý.
“Hiện có 36 container đã và đang trên đường tới Italy được xác nhận mất bộ chứng từ gốc, 6 container được doanh nghiệp kịp thời giữ lại ở Singapore và số còn lại đang trên đường vận chuyển đến Ý” - Ông Nhựt cho biết.
Tuy nhiên, điều khiến các
doanh nghiệp và Vinacas “đau đầu” hiện nay chính là cách giải quyết các container này như thế nào, kể cả trong trường hợp giành lại được quyền kiểm soát. Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Vinacas, cho biết:
“Nếu mất trắng 36 container thì thiệt hại của các doanh nghiệp là 162 tỷ đồng còn nếu giành lại được quyền kiểm soát thì doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm phương án để xử lý. Khi đó, các doanh nghiệp phải chọn một trong hai phương án là kéo hàng về lại Việt Nam từ Singapore và Ý, hoặc tìm khách hàng mới để bán”.
Theo ông Nhựt, nếu chọn kéo hàng về, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển lượt đi là 14.000 USD/container và chi phí lượt về chưa xác định được cộng với các loại phí lưu container, lưu cảng trong thời gian hàng phong tỏa.
Phương án tìm khách hàng mới để bán cũng không dễ vì số lượng hàng lớn so và thuộc phân khúc điều nhân chất lượng cao. Ngoài ra, bán trong hoàn cảnh bị động nên người bán dễ bị người mua ép giá, chưa kể những chi phí phát sinh về
vận tải, phí cảng, thay đổi bao bì theo yêu cầu người mua mới.
Thông tin từ Vinacas cho biết, đại diện Công ty môi giới Kim Hạnh Việt đã chủ động gửi thông tin giải trình đến Vinacas, hiện chưa có cơ sở để xác định đơn vị này lừa đảo. Các hãng tàu và cơ quan chức năng của Ý đã có hỗ trợ để
phong tỏa một số container điều cập cảng tại Ý.
Tuy nhiên, theo quy định, việc phong tỏa này có giới hạn về thời gian. Do đó, các doanh nghiệp vẫn chạy đua với thời gian để tìm kiếm thông tin về các bộ chứng từ gốc. Các doanh nghiệp cũng đã thuê luật sư tại Ý để tư vấn các thủ tục pháp lý, trong trường hợp không tìm được bộ chứng từ gốc thì tiến hành các biện pháp xác minh, đối chiếu nhằm xác nhận doanh nghiệp Việt Nam là chủ lô hàng.
Theo kế hoạch, Vinacas tiếp tục làm việc với Cục xúc tiến Thương mại,
Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải để kiến nghị cơ quan thương mại Italy và các hãng tàu có giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
"Đây là vụ việc có dấu hiệu lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành điều, cũng như lĩnh vực xuất khẩu nông sản từ trước đến nay. Qua vụ việc Vinacas cũng đưa ra nhiều cảnh báo, tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường, người mua, nhà môi giới để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tình huống tương tự" - Ông Nhựt thông tin thêm.
Các cơ quan chức năng Việt Nam nỗ lực 'giải cứu'
Như Sputnik đã đưa tin, Bộ Công thương đã có công hàm gửi Đại sứ quán Ý tại Việt Nam, cử cán bộ đến làm việc với Đại sứ quán, đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để giải quyết vụ việc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Ý đề nghị các Bộ trưởng của Italia quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ý nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp Ý.
Hiện nay vẫn chưa có kết luận về bản chất của vụ việc, tuy nhiên qua vụ việc này, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh cơ quan
Thương vụ Việt Nam tại các nước.
Các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, các nghĩa vụ của mỗi bên, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường v.v.
Bộ Công Thương cũng cũng lưu ý các doanh nghiệp về biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro, trong đó có việc mua bảo hiểm đầy đủ và chủ động thuê tàu, kiểm soát các khâu trong chuỗi
logistics.