Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể lấn chỗ đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế

© Depositphotos.com / ImtmphotoTiền giấy đô la và nhân dân tệ trên bàn cờ
Tiền giấy đô la và nhân dân tệ trên bàn cờ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đăng ký
Tình hình chính trị quốc tế ngày càng leo thang hiện nay cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Các quốc gia đang thay đổi thái độ đối với đồng đô la Mỹ, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Không ai muốn phụ thuộc vào thế thống trị của Washington

Các biện pháp trừng phạt mà Washington áp dụng đối với Nga bao gồm việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga, lệnh cấm các ngân hàng Nga sử dụng đô la Mỹ. Để bằng cách nào đó thoát khỏi tình trạng này, các doanh nhân và chính trị gia Nga tìm mọi cách để giữ tính thanh khoản không phải bằng đô la mà bằng một số loại tiền tệ khác. Và trên hết, chúng ta đang nói về đồng nhân dân tệ Trung Quốc. Tổng thống Nga Putin từ lâu đã đề xuất tiến hành thanh toán với các đối tác thương mại như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam bằng tiền tệ quốc gia. Có thể nếu ý tưởng này được thực hiện trên quy mô lớn sớm hơn, thì nền kinh tế Nga sẽ dễ dàng chịu đựng các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây.
Các nước khác cũng đang suy nghĩ về việc mở rộng thực tế thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Theo Wall Street Journal, chính quyền Ả Rập Xê Út đang đàm phán với Trung Quốc để bán dầu bằng nhân dân tệ. Nhưng Ả Rập Xê-út là đồng minh của Hoa Kỳ, có nghĩa là nước này không muốn phụ thuộc vào những ý tưởng bất chợt của Washington thông qua đồng đô la.
Biểu đồ giảm giá đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Nhà kinh tế học mô tả hậu quả của việc Mỹ từ chối cung cấp đô la tiền mặt vào Nga

ASEAN dẫn đầu

Các nước ASEAN đã công nhận tính khả thi về kinh tế của việc sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại. Các quốc gia này, cũng như một số nước châu Á khác, đã tham gia vào các giao dịch song phương để thanh toán các khoản bằng tiền tệ quốc gia (hoán đổi), tuân theo thỏa thuận LCS, tức là thỏa thuận thanh toán bằng đồng nội tệ. Thanh toán này làm giảm nhu cầu đối với đô la Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati, phát biểu gần đây tại Hội thảo Bộ trưởng Tài chính G20, cho biết: LCS nên "được đưa vào chương trình nghị sự toàn cầu, vì bằng cách này, các giao dịch tài chính giữa các nước có thể được bảo đảm và giảm rủi ro vì tính chất dễ bị tổn thương toàn cầu về mặt kinh tế do bất ổn tài chính gây ra”.
Các bước quan trọng đã được thực hiện trên con đường này. Giao dịch hoán đổi nội tệ trong phạm vi “ ASEAN Plus 3” (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đạt tương đương 380 tỷ USD Mỹ trong một năm.
Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Chuyên gia đánh giá triển vọng của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la
Indonesia có thể là ví dụ về một quốc gia tích cực sử dụng tiền địa phương trong thanh toán quốc tế, bao gồm cả đồng nhân dân tệ Trung Quốc. Ngân hàng Trung ương Indonesia gần đây đã gia hạn thỏa thuận hoán đổi song phương với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thêm 3 năm.
Tất nhiên, Trung Quốc là nước tích cực nhất trong việc khuyến khích quá trình chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ và các loại tiền tệ quốc gia khác. Trung Quốc cũng giống như các nước châu Á khác, có thể đối mặt với nguy cơ tháo chạy vốn ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách. Hơn nữa, việc thắt chặt như vậy có thể không phải vì lý do kinh tế mà vì lý do chính trị. Mỹ có thể cấm bất kỳ quốc gia nào sử dụng đô la, như họ đã làm với Việt Nam trong những năm 1970 và 1980, hay Iran vào những năm 2000.
Do đó, thật dễ hiểu mối lo ngại của các nhà kinh tế và chính trị gia từ các nước rằng Washington có thể tịch thu dự trữ ngoại hối của bất kỳ quốc gia nào, dựa trên lập trường chính trị của quốc gia đó, như đã làm đối với Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала