Trung Quốc và Indonesia kêu gọi hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt tới nền kinh tế toàn cầu

© AFP 2023 / Gon Chai HinQuốc kỳ của Indonesia và Trung Quốc
Quốc kỳ của Indonesia và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Đăng ký
Trung Quốc ủng hộ Indonesia trong việc thúc đẩy những ưu tiên cấp bách và quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20. Bắc Kinh và Jakarta kêu gọi kiềm chế tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt chống Nga đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 16/3 trong cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này ủng hộ Indonesia đóng vai trò quan trọng với tư cách Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với chủ đề năm nay là “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc coi chủ đề này là một đảm bảo quan trọng cho Hội nghị thượng đỉnh thành công ở Bali.

Chỉ có kinh tế, không có chính trị

Indonesia, với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20, đã từ chối chính trị hóa diễn đàn này và không đưa cuộc khủng hoảng Ukraina vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh dự kiến được tổ chức vào ngày 30-31 / 10. Hôm 14/3, bà Diana Triancia, cố vấn Bộ Ngoại giao và điều phối viên của Indonesia tại G20, cho biết rằng, Indonesia, với tư cách là Chủ tịch G20, sẽ tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế. Trung Quốc ủng hộ và hiểu rõ lập trường này của Indonesia.
Một trong những kết quả của cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Indonesia là việc hai bên đạt được thỏa thuận về phản ứng chung đối với cuộc khủng hoảng Ukraina. Họ nói rằng, cần có các biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt chống Nga đối với nền kinh tế toàn cầu. Hai nguyên thủ quốc gia sẵn sàng làm việc cùng nhau để thúc đẩy hòa giải và kích thích các cuộc đàm phán.
Giống như Trung Quốc, Indonesia sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei, Tổng thống Joko Widodo nói rằng, các biện pháp trừng phạt không phải là giải pháp tốt nhất, vì lợi ích của công dân bị hy sinh. Ông kêu gọi đối thoại với Nga thay vì các biện pháp trừng phạt. Trong cùng cuộc phỏng vấn, ông Joko Widodo gọi cả Nga và Ukraina đều là những người bạn của Indonesia.
Ga xe lửa ở Jakarta - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Trung Quốc muốn giúp Indonesia tiếp cận chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ trong khu vực

Trung Quốc và Indonesia có lập trường thống nhất

Tương tác thành công theo chương trình nghị sự chính trị toàn cầu là cơ sở đáng tin cậy cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Indonesia, Giáo sư Wang Qin, chuyên gia tại Viện Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
“Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Indonesia không ngừng được bồi đắp và phát triển, mối quan hệ song phương đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và công nghiệp đang phát triển khá nhanh. Theo tôi, hai nước nên nỗ lực mở rộng hợp tác về những lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật số và kinh tế xanh. Cần phải nói rằng, việc làm sâu sắc thêm tiến trình đối thoại chính trị giữa Trung Quốc và Indonesia đã đặt nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế song phương”.
Hai nguyên thủ quốc gia đã trao đổi về các vấn đề này một ngày sau cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng hai nước. Trong cụộc hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi không cho phép các nước vừa và nhỏ trở thành công cụ trong cuộc đối đầu giữa các cường quốc lớn. Chuyên gia Alexei Drugov của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương thuộc Viện phương Đông học (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét rằng, tuyên bố này của Bộ trưởng Trung Quốc được gửi trực tiếp tới Indonesia với tư cách là nước đảm trách vai trò điều phối giữa ASEAN và Hoa Kỳ.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đại dịch COVID-19
Khôi phục lại chính sách miễn thị thực cho các quốc gia ASEAN
“Trung Quốc muốn ASEAN xa cách với Mỹ trong vấn đề Ukraina. Rõ ràng là tại Hội nghị thượng đỉnh, phía Mỹ sẽ sẽ gây sức ép đối với lãnh đạo các nước ASEAN, thuyết phục họ ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Trung Quốc hiểu rằng, điều này không có lợi cho sự ổn định trong khu vực và nền kinh tế đang hồi sinh của nước này. Tâm lý chống Mỹ rất mạnh ở Indonesia. Người dân nước này hiểu rõ rằng, đằng sau cuộc khủng hoảng Ukraina có những âm mưu của Hoa Kỳ muốn cùng NATO tiến tới biên giới Nga. Trung Quốc muốn để ASEAN vẫn là một thực thể độc lập không chỉ liên quan đến vấn đề Ukraina, mà nói chung, để ASEAN có đủ tiềm lực để tiến hành các cuộc đàm phán mà không có Hoa Kỳ. Điều này rất quan trọng đối với Trung Quốc và toàn khu vực, vì bóng ma xung đột ở Biển Đông vẫn chưa biến mất. Vào thời điểm này vấn đề đó không mang tính cấp thiết, nhưng nó vẫn tồn tại. Và sự khiêu khích của Hoa Kỳ trong khu vực này ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Trong trường hợp này, điều quan trọng đối với cả Indonesia, với tư cách là quốc gia hàng đầu ASEAN, và Trung Quốc là tăng cường các cuộc tiếp xúc chính trị để nhấn mạnh sự hiểu biết lẫn nhau về khủng hoảng Ukraina cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực”.
Ga xe lửa ở Jakarta - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Trung Quốc muốn giúp Indonesia tiếp cận chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ trong khu vực
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала