https://kevesko.vn/20220320/he-mien-dich-chong-lai-con-dau-tim-cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-mot-quy-luat-thu-vi-14228599.html
Hệ miễn dịch chống lại cơn đau tim. Các nhà khoa học phát hiện ra một quy luật thú vị
Hệ miễn dịch chống lại cơn đau tim. Các nhà khoa học phát hiện ra một quy luật thú vị
Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa quốc gia Siberia (SibSMU) thuộc một nhóm quốc tế đã lần đầu tiên nghiên cứu cơ chế tương tác giữa các tế bào hệ miễn dịch... 20.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-20T05:34+0700
2022-03-20T05:34+0700
2022-03-20T05:34+0700
quan điểm-ý kiến
nhà khoa học
khoa học
xã hội
sức khoẻ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/14/9753032_0:37:1350:796_1920x0_80_0_0_4927c6fd2c6c7b4f143cc879ef726c8e.jpg
Phát minh y học có ý nghĩa to lớnTheo các nhà khoa học, công trình có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của y học. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Personalized Medicine.Theo các chuyên gia, có mối liên hệ giữa tình trạng suy tim nặng và suy giảm chức năng thận trong tình trạng thiếu máu cục bộ, cụ thể là nhồi máu cơ tim. Sự hiện diện của một kết nối như vậy dẫn đến thực tế là sự suy giảm chức năng của một cơ quan làm rối loạn một cơ quan khác.Các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi nhất định trong đại thực bào (macrophage) cả ở thận và cơ tim bị ảnh hưởng. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Chúng chịu trách nhiệm tiêu diệt các phần tử gây bệnh và tham gia vào quá trình chữa lành các mô bị tổn thương. Theo các chuyên gia, việc tìm kiếm một loại đại thực bào nhất định trong cơ thể, mà số lượng và hoạt động của chúng có liên quan đến kết quả điều trị, sẽ giúp tạo ra một bước tiến lớn trong việc phát triển các chiến lược y tế chống viêm để điều trị người bệnh.Kết quả nghiên cứuTheo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học không chỉ xác định nồng độ và quá trình thay đổi các đại thực bào, mà còn cả mối quan hệ của chúng với dữ liệu lâm sàng, bao gồm cả tình trạng bệnh tật. Các nghiên cứu trước đó của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã được thực hiện trên các loài gặm nhấm và mang tính chất thử nghiệm. Các chuyên gia từ Đại học Y khoa quốc gia Siberia đã biến những kết quả này thành thực hành lâm sàng thực tế.Mục tiêu cuối cùng của cuộc nghiên cứu ở giai đoạn này là xác định vai trò và vị trí của hệ thống miễn dịch bẩm sinh trong các quá trình phục hồi chức năng tim và thận đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Các kế hoạch cho tương lai bao gồm việc tìm kiếm các loại tế bào của chuỗi đại thực bào để các bác sĩ có thể thay đổi quá trình phục hồi chức năng cơ tim và thận bằng cách tác động lên chúng.Tham gia nghiên cứu còn có các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia Tomsk (TSU), Viện Nghiên cứu Tim mạch của Đại học Y khoa Tomsk và các chuyên gia từ Đại học Heidelberg (Đức).
https://kevesko.vn/20220221/can-goi-bac-si-chuyen-gia-than-kinh-hoc-neu-cac-trieu-chung-ton-thuong-mach-mau-nao-13815584.html
https://kevesko.vn/20210311/phat-hien-trieu-chung-bat-thuong-bao-hieu-con-dau-tim-10199259.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/14/9753032_0:0:1200:900_1920x0_80_0_0_ef15a9cf43baf32dcdb95da4dae68b95.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, nhà khoa học, khoa học, xã hội, sức khoẻ
quan điểm-ý kiến, nhà khoa học, khoa học, xã hội, sức khoẻ
Hệ miễn dịch chống lại cơn đau tim. Các nhà khoa học phát hiện ra một quy luật thú vị
Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa quốc gia Siberia (SibSMU) thuộc một nhóm quốc tế đã lần đầu tiên nghiên cứu cơ chế tương tác giữa các tế bào hệ miễn dịch trong thận và tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ đưa họ đến gần hơn với điều trị chính xác những người mắc bệnh suy thận và suy tim.
Phát minh y học có ý nghĩa to lớn
Theo các nhà khoa học, công trình có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của y học. Kết quả nghiên cứu đã
được công bố trên tạp chí Journal of Personalized Medicine.
Theo các chuyên gia, có mối liên hệ giữa tình trạng suy tim nặng và suy giảm chức năng thận trong tình trạng thiếu máu cục bộ, cụ thể là nhồi máu cơ tim. Sự hiện diện của một kết nối như vậy dẫn đến thực tế là sự suy giảm chức năng của một cơ quan làm rối loạn một cơ quan khác.
Các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi nhất định trong đại thực bào (macrophage) cả ở thận và cơ tim bị ảnh hưởng. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Chúng chịu trách nhiệm tiêu diệt các phần tử gây bệnh và tham gia vào quá trình chữa lành các mô bị tổn thương. Theo các chuyên gia, việc tìm kiếm một loại đại thực bào nhất định trong cơ thể, mà số lượng và hoạt động của chúng có liên quan đến kết quả điều trị, sẽ giúp tạo ra một bước tiến lớn trong việc phát triển các chiến lược y tế chống viêm để điều trị người bệnh.
"Chúng tôi đã xác định được kiểu hình của các đại thực bào trong thận được kết nối cả với các đại thực bào cơ tim và với diễn biến không thuận lợi của nhồi máu. Có lẽ, trong các cuộc nghiên cứu tiếp theo với số ca bệnh lớn hơn, chính các đại thực bào này sẽ hoạt động như một mục tiêu, và chúng tôi sẽ tác động đến mục tiêu này để thay đổi tiến trình của bệnh và tiên lượng ở bệnh nhân”, - Trưởng Khoa Tim mạch của Đại học Y khoa quốc gia Siberia (SibGMU) Vyacheslav Ryabov cho biết.
Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học không chỉ xác định nồng độ và quá trình thay đổi các đại thực bào, mà còn cả mối quan hệ của chúng với dữ liệu lâm sàng, bao gồm cả tình trạng bệnh tật. Các nghiên cứu trước đó của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã được thực hiện trên các loài gặm nhấm và mang tính chất thử nghiệm. Các chuyên gia từ Đại học Y khoa quốc gia Siberia đã biến những kết quả này thành thực hành lâm sàng thực tế.
"Hiện tại, nghiên cứu cơ bản này nhằm khám phá ra những quy luật. Chúng tôi đang bắt đầu hành trình và đang cố gắng tìm hiểu xem hệ thống miễn dịch bẩm sinh đóng vai trò nào trong sự phát triển và tiến triển của bệnh suy tim và suy thận sau nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này đã giúp chúng tôi tiến lên theo hướng này", - Maria Kercheva, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm/ Trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa quốc gia Siberia cho biết.
Mục tiêu cuối cùng của cuộc nghiên cứu ở giai đoạn này là xác định vai trò và vị trí của hệ thống miễn dịch bẩm sinh trong các quá trình phục hồi chức năng tim và thận đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Các kế hoạch cho tương lai bao gồm việc tìm kiếm các loại tế bào của chuỗi đại thực bào để các bác sĩ có thể thay đổi
quá trình phục hồi chức năng cơ tim và thận bằng cách tác động lên chúng.
Tham gia nghiên cứu còn có các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia Tomsk (TSU), Viện Nghiên cứu Tim mạch của Đại học Y khoa Tomsk và các chuyên gia từ Đại học Heidelberg (Đức).