Việt Nam xuất hơn 132 tỷ USD hàng hóa sang thị trường RCEP

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Đăng ký
Năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường khối các nước thuộc “siêu hiệp định” RCEP trên 132 tỷ USD hàng hóa, nhưng nhập khẩu lên đến 238,5 tỷ USD, tức nhập siêu trên 106 tỷ USD.
Dù được dự báo sẽ trở thành nước có tăng trưởng cao nhất trong các quốc gia RCEP, Việt Nam vẫn phải đối mặt nhiều thách thức như nhập siêu từ RCEP còn lớn (nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và một số rào cản kỹ thuật khác.
Công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH In bao bì YOTO Việt Nam (Bắc Ninh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Lựa chọn đúng đắn của Việt Nam để vươn lên thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới

Nhập siêu 106 tỷ USD từ các nước RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020. Hiệp định này đã chính thức đi vào thực thi từ ngày 1/1/2022.
Các thành viên RCEP đã cùng nhau xây dựng nên một thị trường rộng lớn 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới với tổng GDP lên đến 26.200 tỷ USD (bằng khoảng 30% GDP toàn cầu). Hiệp định giúp loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa 15 nước trên trong vòng 20 năm, đặt ra các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.
Trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP đạt 132,32 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 238,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2020. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu từ các nước RCEP khoảng 106 tỷ USD trong năm 2021. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, Việt Nam sẽ là nước có tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên RCEP sau khi hiệp định này có hiệu lực.
Dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức cho Việt Nam như nhập siêu từ RCEP còn lớn (nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và một số rào cản kỹ thuật khác.
Theo Bộ Công thương, hiện Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành như thép, sợi, gỗ, ...
Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng sôi động ngay từ những ngày đầu năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
PwC: Vì sao Foxconn, Luxshare, Pegatron chọn Việt Nam thay vì các nước khác?
Ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ phòng vệ thương mại với các nước RCEP, phần lớn trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt...
Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, trong Hiệp định RCEP, lĩnh vực phòng vệ thương mại được quy định ở Chương 7, với một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
Nhằm tận dụng các ưu đãi của RCEP, chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi quy định, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT với 04 Chương 15 Điều, trong đó hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định RCEP.
Thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP và Thông tư số 07/2022/TT-BCT, từ đó có thể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi tham gia Hiệp định.

Việt Nam lập nhóm tư vấn trong nước cho UKVFTA

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-BCT về việc thành lập và quy định cơ chế tổ chức, hoạt động của Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam trong khuôn khổ Chương 13 của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).
Thanh long - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi ‘khủng’ từ UKVFTA
Theo đó, DAG Việt Nam được thành lập theo quy định tại Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định UKVFTA.
Các thành viên DAG Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA được quy định tại Phụ lục của Quyết định số 1972/QĐ-BCT ngày 17/8/2021 và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1972/QĐ-BCT cũng đồng thời là thành viên DAG Việt Nam trong khuôn khổ UKVFTA.
Nhóm DAG Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định UKVFTA áp dụng các quy định trong Quyết định số 1972/QĐ-BCT đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của mình.
Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) tạm thời thực hiện chức năng của Ban Thư ký Nhóm DAG Việt Nam trong UKVFTA cho đến khi Ban Thư ký chính thức được thành lập.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (gọi tắt là UKVFTA) được ký chính thức tại London, Vương quốc Anh ngày 29/12/2020. UKVFTA được áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021.
Hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên cơ sở kế thừa các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), có bổ sung một số điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh.
Nhìn chung, các cam kết của Chương 13 Hiệp định UKVFTA đều kế thừa các cam kết của Chương 13 Hiệp định EVFTA, mỗi bên phải thành lập một hoặc các nhóm tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý kiến của nhóm tư vấn trong nước hiện có về vấn đề phát triển bền vững, nhằm đưa ra tư vấn về việc thực hiện nội dung quy định trong chương này.
Nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước được thành lập sẽ bao gồm các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường.
Trước đó, Việt Nam đã thành lập Nhóm DAG Việt Nam trong khuôn khổ Chương 13 Hiệp định EVFTA, với 6 tổ chức thành viên (ghi nhận vào tháng 3/2022), bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đại diện giới sử dụng lao động); Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD); Viện Công nhân – Công đoàn (trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV); Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Xuất khẩu thủy sản tăng trong 2 tháng đầu năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Không có sản phẩm đối đầu, cơ cấu thương mại Việt-Anh bổ sung chặt chẽ cho nhau
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала