Không có sản phẩm đối đầu, cơ cấu thương mại Việt-Anh bổ sung chặt chẽ cho nhau

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNXuất khẩu thủy sản tăng trong 2 tháng đầu năm 2022
Xuất khẩu thủy sản tăng trong 2 tháng đầu năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh năm 2021 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020. Để đạt được kết quả đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA) đóng vai trò quan trọng.
Nếu không tính đến tác động của đại dịch COVID-19, về cơ bản kim ngạch giữa hai nước đã phục hồi được về mức của năm 2019. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh tăng 16,4%, còn Vương quốc Anh xuất khẩu sang Việt Nam tăng 24%.

Lợi thế thương mại của UKVFTA

Theo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định UKVFTA này có lợi thế tương đối mạnh so với hiệp định khác do có khoảng thời gian thực hiện theo EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU khi Anh chưa rời khỏi EU. Vì vậy, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ đã có thời gian làm quen, tạo đà cho kết quả thực hiện UKVFTA tốt hơn.
Đặc biệt, về thương mại giữa Việt Nam và Anh gần như cơ cấu bổ sung tuyệt đối cho nhau, không có sản phẩm đối đầu. Việt Nam cần dược phẩm thì Anh mạnh, Việt Nam xuất khẩu lớn về dệt may thì Anh lại cung cấp nguyên liệu dệt may lớn. Đây chính là lợi thế trong thực thi hiệp định.
'Migrants Welcome Here' banner hanging over Westminster Bridge, London - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Việt Nam ‘chốt deal’ hợp tác kinh tế trị giá hơn 300 triệu bảng với doanh nghiệp Anh
Như Sputnik đã đưa tin, sau 1 năm thực hiện UKVFTA nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nông sản, đã tận dụng được ưu đãi thuế quan sang thị trường này. Nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng trưởng tốt như hạt tiêu, rau quả đã có kim ngạch xuất khẩu tăng tốt.

“Chúng ta có tiền đề rất tốt là 2 bên đều quyết tâm thúc đẩy thực hiện hiệp định thành công. Việc thực thi hiệp định có 2 nhóm chính là nhóm truyền thống đã có, từ đó xây dựng lên tốt hơn. Dệt may, rau quả là những ngành truyền thống mà khi đàm phán hai bên nhìn vào để thúc đẩy. Nhưng về lâu dài không chỉ nhìn vào sản phẩm truyền thống, mà cần hướng vào những lĩnh vực có tiềm năng thực thi trong tương lai” - Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, nêu rõ.

Đóng góp to lớn nhất của Hiệp định này giúp quan hệ thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không bị gián đoạn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, trong hiệp định cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan bổ sung, nhập khẩu miễn thuế một số hàng hóa bổ sung vào Vương quốc Anh, nhiều sản phẩm được bảo hộ tại quốc gia này, tạo tiền đề cho các sản phẩm này thâm nhập sâu vào thị trường Anh.
Quốc kỳ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Tại sao Anh, New Zealand muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam?

Mở ra lĩnh vực hợp tác thương mại mới

Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là các lĩnh vực mà hai bên đã và đang thúc đẩy hợp tác chặt chẽ. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.
Cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Trong khi Anh mạnh về tài chính và công nghệ để hỗ trợ chuyển đổi nguồn năng lượng này. Đây là lĩnh vực hợp tác mới và rất tiềm năng.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo
Việc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ thêm cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo đòn bẩy gia tăng quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh.

“Bởi với CPTPP, không có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam tại thị trường Anh với các sản phẩm cùng có thế mạnh. Anh gia nhập CPTPP tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nhiều hơn cơ hội về ưu đãi thuế quan trong CPTPP. CPTPP là một khối rộng lớn, quy tắc xuất xứ sẽ dễ dàng hơn khi chỉ có Việt Nam và Anh trong UKVFTA” - Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) bình luận.

Ngoài ra, còn có nhiều lĩnh vực tiềm năng khác như hàng không, trung tâm bảo dưỡng Roll Royce, hay trung tâm sản xuất vaccine, dược phẩm. Đây là những lĩnh vực có lợi cho cả hai bên.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5% từ Hàn Quốc

Không phải Hiệp định nào cũng ‘màu hồng’

Mặc dù đem lại được nhiều kết quả đáng khích lệ sau 1 năm thực hiện, tuy nhiên trên thực tế lại có nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu sự chuẩn bị và hiểu biết.
Theo khảo sát của VCCI với tất cả các FTA mà Việt Nam có, chưa đầy 20% doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu kỹ về các hiệp định. Điều này chứng tỏ còn rất nhiều doanh nghiệp chưa biết cơ hội để vận dụng.

“Chúng ta đã biết, như liên quan tới hạn ngạch, vấn đề không chỉ là cam kết hạn ngạch thì bao nhiêu nghìn tấn được hưởng ưu đãi thuế quan, ngoài hạn ngạch thì thế nào, mà còn ở chỗ cơ chế được cấp hạn ngạch thế nào. Phía Anh cơ chế được hưởng hạn ngạch thế nào, còn phía Việt Nam cơ chế được chứng nhận gạo đủ điều kiện là gạo thơm để được hưởng hạn ngạch thế nào” - Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Vì sao Việt Nam là một đối tác hấp dẫn với Anh và Pháp?
Không phải cam kết “suông” mà cần hiểu cơ chế để thực hiện các cam kết. Phần cơ chế này không chỉ doanh nghiệp, mà cơ quan nhà nước còn lúng túng vì còn mới bắt đầu.
Như Nghị định về chứng nhận gạo thơm mới chỉ được ban hành đầu năm 2022 đã chậm một thời gian tương đối dài. Như vậy, những thông tin đó rất cần cho doanh nghiệp. Các cơ quan có thông tin nhiều hơn thì cần hỗ trợ doanh nghiệp sâu hơn.
Thêm nữa là việc tiếp cận thị trường. Theo đại diện VCCI, không phải cứ có hiệp định là chúng ta tự nhiên có khách hàng, có thị trường, có lợi thế, mà phải thông qua thời gian nỗ lực tìm hiểu thông tin về thị trường, nhu cầu của người dùng cũng như các quy chế khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала