https://kevesko.vn/20220327/vinh-biet-tuong-le-nam-phong--nguoi-linh-cu-ho-dan-day-tran-mac-14416538.html
Vĩnh biệt Tướng Lê Nam Phong – người lính Cụ Hồ dạn dày trận mạc
Vĩnh biệt Tướng Lê Nam Phong – người lính Cụ Hồ dạn dày trận mạc
Sputnik Việt Nam
Sau thời gian lâm trọng bệnh, dù được các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tận tình chăm sóc, Trung tướng Lê Nam Phong đã qua đời vào trưa 26/3, hưởng thọ 95... 27.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-27T15:55+0700
2022-03-27T15:55+0700
2022-03-27T15:59+0700
việt nam
di tích lịch sử
kháng chiến chống mỹ
hồ chí minh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1b/14416790_0:301:1300:1032_1920x0_80_0_0_f80f1360e89d0d2168294b5d2365363d.jpg
Xin vĩnh biệt Trung tướng Lê Nam Phong, một vị tướng tài đức vẹn toàn, một người lính Bộ đội Cụ Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho non sông đất nước, cho dân tộc Việt Nam độc lập, phồn vinh.Trung tướng Lê Nam Phong – vị chiến tướng dạn dày trận mạcTrung tướng Lê Nam Phong, tên thật là Lê Hoàng Thống, sinh năm 1927, quê ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi chưa đầy 17 tuổi, ông đã tham gia làm giao liên cho Huyện ủy Quỳnh Lưu. Tháng 2/1948, ông được kết nạp vào Đảng và nhập ngũ vào Sư đoàn 308 (Quân Tiên phong). Chặng đường hoạt động cách mạng của ông diễn ra liên tục cho đến năm 1997 thì nghỉ hưu.Lê Nam Phong là một vị tướng dạn dày trận mạc với 44 năm có mặt trên khắp các chiến trường trong nước và nước bạn, tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và bảo vệ biên giới phía Bắc.Năm 1954, ông là Đại đội trưởng Đại đội 225, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Trong trận Điện Biên Phủ lịch sử, Đại đội 225 đã dùng bộc phá cảm tử đánh đồi A1 và tham gia bắt sống tướng De Castries.Kể về “36 ngày đêm mưa dầm cơm vắt” khi chiến đấu ở lòng chảo Điện Biên, tướng Phong cho biết, ông cùng đồng đội được giao mở cửa đột phá để các đơn vị thọc sâu vào công đồn.Đơn vị gồm 120 bộc phá viên, được tuyển chọn từ những người ưu tú, nhanh nhẹn để đảm nhiệm công việc dọn đường cho bộ binh mở các đợt tấn công thọc sâu. Việc dọn đường phải đảm bảo nhanh, sạch, thẳng và đúng hướng.Những ngày trên chiến trường Điện Biên, thấy các chiến sĩ đầu lúc nào cũng bê bết bùn, ông cạo trọc tóc rồi vận động anh em cùng cạo. Trong một lần gặp mặt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hỏi ông vì sao lại cạo trọc đầu cả đại đội.Vậy là, cái tên "Phong đầu trọc" cũng bắt nguồn từ đó.Thời chống Mỹ, Trung tướng Lê Nam Phong nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 (hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long). Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ông là Tư lệnh Quân đoàn 1. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 - Bộ Quốc phòng, tham gia hỗ trợ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Năm 1984, ông là hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 – Bộ Quốc phòng.Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Trung tướng Lê Nam Phong có nhiều biệt danh như Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực”, “hùm xám Đông Nam bộ”,… Ông còn được các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 thân mật gọi bằng tên “Bố Năm”.Đóng góp xây dựng Trường Sĩ quan Lục quân 2Thiếu tướng Nguyễn Viết Khai, nguyên Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 (thời Trung tướng Lê Nam Phong làm hiệu trưởng) khẳng định, cuộc đời và chiến trận của tướng Phong là một tấm gương sáng cho các thế hệ người lính noi theo.Theo ông Khai, Trung tướng Lê Nam Phong đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ đối với Trường Sĩ quan Lục quân 2. Với cương vị của mình, ông Phong đã cùng tập thể Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Lục quân 2 xây dựng nên “thương hiệu Trường Sĩ quan Lục quân 2- Đại học Nguyễn Huệ”.Tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 2 là Trường Quân chính sơ cấp Quân Giải phóng Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm ông Phong mới đảm nhiệm vai trò hiệu trưởng, trường thiếu hụt mọi thứ, đặc biệt là trình độ của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên.Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tướng Phong đã chủ động liên kết với Học viện Lục quân và Đại học Mở TP.HCM tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với bản lĩnh và sự quyết đoán của hiệu trưởng Lê Nam Phong, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã trở thành cơ sở giáo dục đủ tiêu chuẩn đào tạo sĩ quan bậc đại học và trên đại học.Vị chiến tướng năm nào nay đã an giấc nghìn thu ở tuổi 95. Rồi đây, ông sẽ gặp lại những đồng đội, chiến sĩ đã nằm lại ở Điện Biên Phủ, ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, ở nơi biên cương địa đầu Tổ quốc và cả những người đã nằm xuống nơi nước bạn.Vĩnh biệt Trung tướng Lê Nam Phong, một vị tướng tài đức vẹn toàn, một người lính Bộ đội Cụ Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho non sông đất nước Việt Nam.
https://kevesko.vn/20210825/dai-tuong-vo-nguyen-giap-trong-ky-uc-cua-nguoi-nga-10985145.html
https://kevesko.vn/20150430/240446.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1b/14416790_0:179:1300:1154_1920x0_80_0_0_f3933f4656f29f1ab7b5028ccc9969bc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, di tích lịch sử, kháng chiến chống mỹ, hồ chí minh
việt nam, di tích lịch sử, kháng chiến chống mỹ, hồ chí minh
Vĩnh biệt Tướng Lê Nam Phong – người lính Cụ Hồ dạn dày trận mạc
15:55 27.03.2022 (Đã cập nhật: 15:59 27.03.2022) Sau thời gian lâm trọng bệnh, dù được các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tận tình chăm sóc, Trung tướng Lê Nam Phong đã qua đời vào trưa 26/3, hưởng thọ 95 tuổi.
Xin vĩnh biệt Trung tướng Lê Nam Phong, một vị tướng tài đức vẹn toàn, một người lính Bộ đội Cụ Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho non sông đất nước, cho dân tộc Việt Nam độc lập, phồn vinh.
Trung tướng Lê Nam Phong – vị chiến tướng dạn dày trận mạc
Trung tướng Lê Nam Phong, tên thật là Lê Hoàng Thống, sinh năm 1927, quê ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi chưa đầy 17 tuổi, ông đã tham gia làm giao liên cho Huyện ủy Quỳnh Lưu. Tháng 2/1948, ông được kết nạp vào Đảng và nhập ngũ vào Sư đoàn 308 (Quân Tiên phong). Chặng đường hoạt động cách mạng của ông diễn ra liên tục cho đến năm 1997 thì nghỉ hưu.
Lê Nam Phong là một vị tướng dạn dày trận mạc với 44 năm có mặt trên khắp các chiến trường trong nước và nước bạn, tham gia
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và bảo vệ biên giới phía Bắc.
Năm 1954, ông là Đại đội trưởng Đại đội 225, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Trong trận Điện Biên Phủ lịch sử, Đại đội 225 đã dùng bộc phá cảm tử đánh đồi A1 và tham gia bắt sống tướng De Castries.
Kể về “36 ngày đêm mưa dầm cơm vắt” khi chiến đấu ở lòng chảo Điện Biên, tướng Phong cho biết, ông cùng đồng đội được giao mở cửa đột phá để các đơn vị thọc sâu vào công đồn.
Đơn vị gồm 120 bộc phá viên, được tuyển chọn từ những người ưu tú, nhanh nhẹn để đảm nhiệm công việc dọn đường cho bộ binh mở các đợt tấn công thọc sâu. Việc dọn đường phải đảm bảo nhanh, sạch, thẳng và đúng hướng.
Những ngày trên
chiến trường Điện Biên, thấy các chiến sĩ đầu lúc nào cũng bê bết bùn, ông cạo trọc tóc rồi vận động anh em cùng cạo. Trong một lần gặp mặt, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã hỏi ông vì sao lại cạo trọc đầu cả đại đội.
“Cạo để hạ quyết tâm đánh thắng giặc Pháp ạ!”, - ông đáp.
Nghe vậy, Đại tướng rất lấy làm thú vị và nói: “Từ nay mình gọi cậu là “Phong đầu trọc”, đừng giận nhé!”.
Vậy là, cái tên "Phong đầu trọc" cũng bắt nguồn từ đó.
Thời chống Mỹ, Trung tướng Lê Nam Phong nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 (hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long). Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ông là Tư lệnh Quân đoàn 1. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 - Bộ Quốc phòng, tham gia hỗ trợ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Năm 1984, ông là hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 – Bộ Quốc phòng.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Trung tướng Lê Nam Phong có nhiều biệt danh như Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực”, “hùm xám Đông Nam bộ”,… Ông còn được các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 thân mật gọi bằng tên “Bố Năm”.
Đóng góp xây dựng Trường Sĩ quan Lục quân 2
Thiếu tướng Nguyễn Viết Khai, nguyên Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 (thời Trung tướng Lê Nam Phong làm hiệu trưởng) khẳng định, cuộc đời và chiến trận của tướng Phong là một tấm gương sáng cho các thế hệ người lính noi theo.
Theo ông Khai, Trung tướng Lê Nam Phong đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ đối với Trường Sĩ quan Lục quân 2. Với cương vị của mình, ông Phong đã cùng tập thể Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Lục quân 2 xây dựng nên “thương hiệu Trường Sĩ quan Lục quân 2- Đại học Nguyễn Huệ”.
Tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 2 là Trường Quân chính sơ cấp
Quân Giải phóng Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm ông Phong mới đảm nhiệm vai trò hiệu trưởng, trường thiếu hụt mọi thứ, đặc biệt là trình độ của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tướng Phong đã chủ động liên kết với Học viện Lục quân và Đại học Mở TP.HCM tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với bản lĩnh và sự quyết đoán của hiệu trưởng Lê Nam Phong, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã trở thành cơ sở giáo dục đủ tiêu chuẩn đào tạo sĩ quan bậc đại học và trên đại học.
Vị chiến tướng năm nào nay đã an giấc nghìn thu ở tuổi 95.
Mọi chiến công của ông, như ông từng nói, “Tất cả đều từ lòng yêu nước, yêu dân, không chấp nhận phận nô lệ, nên mình phải vùng lên”.
Rồi đây, ông sẽ gặp lại những đồng đội, chiến sĩ đã nằm lại ở Điện Biên Phủ, ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, ở nơi biên cương địa đầu Tổ quốc và cả những người đã nằm xuống nơi nước bạn.
Vĩnh biệt Trung tướng Lê Nam Phong, một vị tướng tài đức vẹn toàn,
một người lính Bộ đội Cụ Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho non sông đất nước Việt Nam.