Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tinh vi lao động xuất khẩu nước ngoài

© AFP 2023 / Nhac NguyenNgười lao động trong thời gian nghỉ giải lao ở Hà Nội
Người lao động trong thời gian nghỉ giải lao ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi quyết định đi làm việc ở ngoài, tránh tình trạng rơi vào “bẫy” lừa đảo của các công ty “ma”.

‘Thủ đoạn rất tinh vi’

Đây là nhận định của ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), vừa đưa ra mới đây trong bối cảnh thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam dần khởi sắc sau khi Việt Nam mở cửa trở lại.
Xuất phát từ thực tế nhiều người lao động mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt nhưng không phải trải qua thủ tục tuyển chọn, đào tạo kỹ năng ngoại ngữ hay kỹ năng nghề, các đối tượng đã lợi dụng điểm yếu này để thực hiện hành vi lừa đảo dưới nhiều hình thức.
Công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH In bao bì YOTO Việt Nam (Bắc Ninh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Việt Nam ‘khởi sắc’ thị trường xuất khẩu lao động

“Có những hình thức, thủ đoạn rất tinh vi mà phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng mới phát hiện được. Các đối tượng này thường lập thành công ty, có văn phòng và đội ngũ nhân viên như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo”, ông Nguyễn Gia Liêm cho biết.

Thậm chí, các đối tượng này còn đầu tư vào xây dựng trang website quảng bá về hoạt động của doanh nghiệp và hình ảnh tuyển chọn, đào tạo người lao động và nơi người lao động làm việc ở nước ngoài. Điều này càng khiến cho người lao động dễ dàng tin tưởng, mắc bẫy doanh nghiệp “ma”.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Các nhà sản xuất điện tử ở Trung Quốc và Việt Nam lại lo thiếu lao động sau dịp nghỉ Tết âm lịch

Hướng giải quyết như thế nào?

Như Sputnik đã thông tin, sau hơn hai năm lao đao vì đại dịch COVID-19, thị trường xuất khẩu lao động lại “nhộn nhịp” trở lại, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) dự đoán năm nay, 2 thị trường chủ lực này sẽ tiếp tục thu hút người lao động Việt Nam đến làm việc.
Nắm rõ được tâm lý nóng vội sau thời gian chờ đợi dài, các đối tượng đã nhằm vào nhu cầu muốn đi làm việc của người lao động bằng mọi giá, sự nhận thức về pháp luật và thông tin việc làm ngoài nước còn hạn chế của người lao động.
Trước tình hình trên, Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định mới được ban hành trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2020
Việt Nam quyết không đưa người lao động đi nước ngoài bằng mọi giá
Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) (Luật số 69), có hiệu lực từ 1/1/2022 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn Luật đã được ban hành, trong đó quy định chặt chẽ về các điều kiện yêu cầu đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Luật và các văn bản hướng dẫn cũng quy định rõ chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường, ngành, nghề và công việc cụ thể.
Việc tuyên truyền này bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức và người dân, cộng đồng để nâng cao nhận thức trong việc chấp hành quy định pháp luật.
Ngoài ra, Bộ LĐTBXH cũng sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Niềm tin của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hợp tác về lao động tốt đẹp Việt – Nga
“Với các quy định chi tiết, rõ ràng về các khoản chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các văn bản pháp luật nói trên sẽ là cơ sở để người lao động và các cơ quan, tổ chức và người dân giám sát việc thu tiền của doanh nghiệp đối với người lao động”, Ông Nguyễn Gia Liêm cho biết thêm.
Để tránh bị lừa đảo đi làm việc ở nước ngoài, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần trực tiếp liên hệ đến doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ LĐTBXH cấp. Danh sách các doanh nghiệp có Giấy phép trên trang Thông tin Điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Được biết, các nước mở cửa trở lại tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam, cụ thể: Các nước Châu Âu từ năm 2021; Hàn Quốc từ tháng 5/2021 (sau hơn một năm ngừng tiếp nhận lao động đi theo chương trình EPS); Đài Loan (Trung Quốc) mở lại từ ngày 15/2/2022 (đóng cửa từ 19/5/2021); Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3/2022 (sau hơn một năm đóng cửa từ cuối tháng 1/2021).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала