Chuyên gia: Mỹ và Liên minh Châu Âu tự gài mìn trước cửa nhà mình

© AP Photo / Kin CheungPhòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Đăng ký
Trung Quốc tuyên bố không thể chấp nhận được các biện pháp trừng phạt cực kỳ cứng rắn đối với Nga. Trong cuộc điện đàm với người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu Josep Borrell, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất sẽ gây tổn hại cho cả hai bên và gia tăng mâu thuẫn.
Mei Xinyu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu thương mại quốc tế và Hợp tác kinh tế của Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lưu ý rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Liên bang Nga làm suy yếu các thể chế đã lập ra và nền tảng của hệ thống tài chính và thương mại quốc tế.

"Quả bom hạt nhân" kinh tế

Hoa Kỳ và "phương Tây tập thể" đã áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống lại Nga sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu ở Ukraina. Mục tiêu được nêu là tối đa cô lập Nga trước thị trường thế giới, do đó có tác động tàn phá nền kinh tế nước này.
Có lẽ các mục tiêu hủy diệt kinh tế của đất nước đã đạt được, nếu Nga là một quốc gia ít tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng thực tế là, như trong trường hợp vũ khí hạt nhân, khi cả hai sử dụng "vũ khí" sẽ dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ thế giới, thì "quả bom hạt nhân" về kinh tế cũng có tác dụng tương tự.
Nga vẫn là một trong những nhà cung cấp dầu khí lớn nhất thế giới. Nguồn cung cấp của Nga đáp ứng hơn 50% nhu cầu của châu Âu . Giờ đây, các nhà lãnh đạo của các nước châu Âu nhất trí tuyên bố rằng họ sẽ không trả tiền cho các nguồn cung cấp năng lượng của Nga bằng đồng rúp, cách thức thanh toán mà Moskva kiên quyết đưa ra. Và họ có những lựa chọn nào khác trong điều kiện cuộc chiến cấm vận? Chỉ có một là từ bỏ ngành công nghiệp mà không có nguyên liệu thô, và cư dân không có nhiên liệu.
Đối với nhiều thành phần và vật liệu quan trọng khác, Nga vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường toàn cầu. Washington và Brussels liệu có nghĩ rằng Liên bang Nga là nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, nhà cung cấp coban, vanadi và bạch kim lớn thứ hai, nhà cung cấp vàng, niken và lưu huỳnh lớn thứ ba, nhà cung cấp bạc và phốt phát lớn thứ tư, và nhà cung cấp quặng sắt lớn thứ năm. Kể từ ngày 15 tháng 3, EU đã cấm nhập khẩu thép và sắt của Nga, một số cảng châu Âu từ chối tiếp nhận hàng hóa của Nga, bao gồm titan, palađi và các kim loại khác. Do đó, hậu quả: dự trữ nhôm, palađi và các kim loại khác ở mức tối thiểu, giá của chúng trên các sàn giao dịch thế giới đang cập nhật kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Điều thú vị là máy bay của Boeing sẽ tăng giá như thế nào sau khi công ty từ chối các sản phẩm cán titan của Nga, thân máy bay được sản xuất từ nguyên liệu đó. Sự thiếu hụt nguyên liệu này là không thể tránh khỏi, do 45% nguồn cung cấp trên thế giới đến từ Liên bang Nga.
đồng rúp - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Nhà kinh tế Đức nói về sự sụp đổ của châu Âu vì đối đầu với Nga

Trung Quốc bảo vệ sự ổn định

Mỹ và EU đã mất khả năng suy nghĩ hợp lý trong nỗ lực cô lập Nga. Mei Xinyu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu thương mại quốc tế và Hợp tác kinh tế của Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng; Brussels và Washington đã quyết định đặt mìn ngay trên ngõ cạnh nhà riêng của họ:

“Bây giờ Mỹ và EU đã mất khả năng suy nghĩ hợp lý, họ đã quyết định gài mìn trước cánh cửa của chính mình. Tôi tin rằng Trung Quốc phải kiên quyết duy trì hòa bình và ổn định. Chúng ta cần duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga, thể hiện cho thế giới thấy mong muốn hành động hợp lý của chúng ta. Đồng thời, Mỹ và các nước châu Âu, đặc biệt là châu Âu phải nhận ra lợi ích của chính mình càng sớm càng tốt. Không cần thiết phải lặp lại những sai lầm lịch sử”.

Trước đó, hôm thứ Ba, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ, Dai Bing cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt bừa bãi đối với cuộc xung đột ở Ukraina sẽ làm dấy lên những thách thức kinh tế và vấn đề nhân đạo mới. Ông khẳng định: các nước đang phát triển, nơi có phần lớn dân số thế giới sinh sống, không phải là bên của cuộc xung đột này và không nên bị lôi kéo vào cuộc đối đầu và buộc phải gánh chịu hậu quả của các cuộc đụng độ địa chính trị giữa các cường quốc. Nga và Ukraina là hai nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất thế giới, chiếm 1/4 thị trường lúa mì thế giới. Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 40 triệu tấn. Nếu do các lệnh trừng phạt, Liên bang Nga không thể bán ngũ cốc để xuất khẩu, thì điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nước đang phát triển nghèo nhất, nơi mà sự bất ổn trên thị trường lương thực thế giới có thể đơn giản sẽ trở thành thảm họa?
Washington và các đồng minh không muốn trả lời những câu hỏi này. Cũng như họ im lặng về thực tế hành động của họ không tương ứng với bất kỳ cách nào với định đề về trật tự tự do thương mại quốc tế được họ tuyên truyền trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, đề xuất tước bỏ đãi ngộ tối huệ quốc của Nga trong WTO đi ngược lại các nguyên tắc sáng lập của tổ chức này, chuyên gia Mei Xinyu giải thích.
Trụ sở của WTO ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2022
Người đứng đầu WTO dự đoán bạo loạn lương thực vì tình hình xung quanh Ukraina

“Các biện pháp trừng phạt do các nước phương Tây áp đặt chống lại Nga làm xói mòn nền tảng của tương tác kinh tế và xã hội bình thường. Chúng phá hoại không chỉ nền tảng của kinh tế quốc tế, thương mại, hệ thống tài chính, mà còn làm mất uy tín của các định chế thế giới đã được thiết lập. Và điều này tạo ra rủi ro hệ thống. Chúng ta thấy rằng 14 nước thành viên WTO đã tuyên bố cần phải tước bỏ quy chế đãi ngộ tối huệ quốc của Liên bang Nga. Nhưng xét cho cùng, quy chế tối huệ quốc luôn là nguyên tắc cơ bản của GATT, WTO và toàn bộ hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Nếu chúng ta hành động theo tinh thần yêu cầu của Mỹ và các đồng minh, chúng ta sẽ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với thương mại đa phương và hệ thống tài chính toàn cầu. Việc đóng băng dự trữ ngoại hối và vàng của Nga, việc các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với SWIFT vi phạm các nguyên tắc của IMF và các tổ chức quốc tế khác. Những quy tắc này đã từng được xây dựng để thúc đẩy thương mại quốc tế và trao đổi giữa mọi người trên thế giới. Mục tiêu chính là thúc đẩy hòa bình, giảm mâu thuẫn và xung đột. Nhưng kết quả là các biện pháp này lại được sử dụng với mục đích ngược lại - tấn công Nga, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến thực tế là thế giới sẽ chỉ ngày càng rời xa sự ổn định”.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала