Biến động nhân sự cấp cao tại Thế giới Di động, ai là Tân CEO ‘kín tiếng’?

© Ảnh : Facebook account of / Thế giới di độngThế giới di động.
Thế giới di động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chưa từng xuất hiện trên truyền thông, ông Trần Huy Thanh Tùng là Tân Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật mới của Thế giới Di động. Ông Tùng thay ông Trần Kinh Doanh mới từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

Một trong năm ‘khai quốc công thần’ của Thế giới Di động

So với các nhân vật gạo cội khác tại Thế giới di động, ông Trần Huy Thanh Tùng là người khá kín tiếng. Trên thực tế, ông Tùng lại là 1 trong 5 "khai quốc công thần" làm nên lịch sử Thế giới di động gồm: Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng.
Ông Trần Huy Thanh Tùng tốt nghiệp cử nhân kinh tế, làm kế toán trưởng công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam từ 1997-2004. Cho đến năm 2004 gia nhập Thế giới di động vị trí giám đốc tài chính.
Được biết, các cổ đông tại Thế giới Di động đã phải rất vất vả để thuyết phục ông Tùng về công ty này. Ông Nguyễn Đức Tài, một trong 5 người sáng lập “đế chế” Thế giới Di động, từng chia sẻ phải mất tới 6 tháng thuyết phục.
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2022
Đại dịch COVID-19
Cuộc đua giữa FPT Retail, Thế giới Di động và Pharmacity mùa Covid-19
Trong suốt 18 năm gắn bó với Thế giới Di động, ông Tùng đảm nhiệm nhiều vị trí từ thành viên Hội đồng quản trị đến Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán.
Hiện tại, ông Tùng sở hữu 5,315 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, giá trị 775 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Trần Kinh Doanh đang có trong tay 7,728 triệu cổ phiếu, giá trị 1.127 tỷ đồng. Ông Doanh là cổ đông cá nhân lớn thứ 2 của Thế Giới Di Động, chỉ đứng sau Chủ tịch Nguyễn Đức Tài.
Đáng chú ý, vợ ông Tùng cũng sở hữu 2,2 triệu cổ phiếu MWG, vốn hóa khoảng 326,8 tỷ đồng.

Ông Trần Kinh Doanh chia tay Thế giới Di động ra sao?

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, ông Trần Kinh Doanh vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi chức danh thành viên Hội đồng quản trị và đồng thời cũng thôi làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Thế Giới Di Động.
Trước khi quyết định rút lui hoàn toàn khỏi Thế Giới Di Động, ông Trần Kinh Doanh cũng đã xin rút khỏi Bách Hóa Xanh trong những ngày cuối cùng của năm 2021 cũng với lý do các nhân.
Zara - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Sau TopZone, Thế giới Di động ra mắt thương hiệu thời trang 'thách thức' ZARA
Về việc rút lui điều hành của ông Trần Kinh Doanh tại Bách Hóa Xanh, Thế giới Di động cho biết ông Doanh đã hoàn thành nhiều mục tiêu lớn sau 6 năm xây dựng và phát triển chuỗi như lọt vào nhóm ba chuỗi bán lẻ thực phẩm có doanh thu lớn nhất nước, đạt điểm hoà vốn EBITDA (thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao) ở cấp độ công ty.
Ông Trần Kinh Doanh, 49 tuổi, tốt nghiệp ĐH Kinh Tế TP.HCM, chuyên ngành kinh tế học. Ông là một trong năm người gây dựng nên Thế giới Di động, từng giữ nhiều vị trí then chốt trong khối Phát triển kinh doanh từ năm 2007, trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ đưa hệ thống có mặt ở 63 tỉnh thành.

Hướng đi tiếp theo của Thế giới Di động

Sau khi có nhân sự cấp cao mới, Thế giới Di động sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 nhằm xác định hướng phát triển tiếp theo của công ty cổ phần này.
Tại đại hội, Thế Giới Di Động sẽ trình cổ đông thông qua các kết quả năm 2021, như doanh thu 122.958 tỷ đồng, lợi nhuận 4.901 tỷ đồng, quy mô vượt 5.300 cửa hàng, doanh thu online 14.370 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động đánh giá, năm 2021 là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của công ty do tác động nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch COVID-19. Vì vậy, trong năm 2022, Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động muốn thực hiện 4 kế hoạch quan trọng.
Thế giới di động - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2022
Thế Giới Di Động dự định tấn công thị trường Indonesia
Thứ nhất, đầu tư hoạt động bán lẻ điện máy tại Indonesia thông qua công ty con là CTCP Thế Giới Di Động hợp tác liên doanh với PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của Tập đoàn Erajaya để thành lập liên doanh PT Era Blue Elektronik (Era Blue).
Thứ hai, chào bán tối đa 20% vốn cổ phần của Bách Hóa Xanh cho đối tác, nhà đầu tư trong khu vực hoặc trên thế giới chào mua cổ phần của Bách Hóa Xanh với định giá cao nhất, ngoại trừ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện giao dịch M&A với các doanh nghiệp bán lẻ cùng ngành và khác ngành có liên quan các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động bán lẻ, bao gồm nhưng không giới hạn bởi dịch vụ vận tải giao nhận, sửa chữa bảo hành, kho vận logistics, công nghệ thông tin, phát triển phần mềm... khi có cơ hội tiềm năng trong năm 2022-2023.
Thứ tư, triển khai chính sách chia sẻ giá trị doanh nghiệp gia tăng cho Ban giám đốc của các công ty con và các quản lý chủ chốt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty con trong giai đoạn 5 năm kể từ 2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала