https://kevesko.vn/20220403/my-muon-gia-tang-nang-luc-canh-tranh-cua-minh-nho-vao-trung-quoc-14472525.html
Mỹ muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của mình nhờ vào Trung Quốc
Mỹ muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của mình nhờ vào Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu về phiên bản Dự luật Năng lực cạnh tranh của Mỹ, trong đó sẽ phân bổ 52 tỷ USD để phát triển các lợi thế so với Trung Quốc. 03.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-03T05:40+0700
2022-04-03T05:40+0700
2022-04-03T05:40+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
trung quốc
hoa kỳ
chính trị
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/278/03/2780398_0:0:1024:577_1920x0_80_0_0_69a01ce43d2ec4682b2923775e83e3c3.jpg
Số tiền này sẽ được sử dụng để kích thích sản xuất chip trong nước, hỗ trợ khả năng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp chủ chốt cạnh tranh với Trung Quốc, như trí tuệ nhân tạo, 5G, điện toán lượng tử, v.v. Do đó, Mỹ tiếp tục buộc phải tách khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Các chuyên gia kỳ vọng chính sách chống Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Mỹ sẽ cứng rắn hơn.Dự thảo luật USICAĐây được gọi là Dự luật về đổi mới và cạnh tranh (USICA). Bộ luật được cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ủng hộ. USICA cung cấp 52 tỷ USD để mở rộng sản xuất chip trong nước và 200 tỷ USD để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển bổ sung nhằm kích thích hàng loạt các ngành công nghiệp mà Mỹ dự định cạnh tranh với Trung Quốc. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, một dự luật được Thượng viện thông qua phải được thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hạ viện tỏ ra nghi ngờ về USICA. Các nhà lãnh đạo của hạ viện đã đề xuất một tài liệu thay thế. Nó tương tự như USICA, và thậm chí cung cấp số tiền tương tự (52 tỷ USD) để kích thích sản xuất chip. Tuy nhiên, văn kiện của Thượng viện tập trung vào sự phát triển của các công nghệ sáng tạo, trong khi dự luật của Hạ viện tập trung vào nghiên cứu cơ bản và phát triển. Ngoài ra, nó cung cấp việc phân bổ các nguồn lực đáng kể để chống lại biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội. Đảng Cộng hòa thường chỉ trích tài liệu này quá mơ hồ và quá rộng trong chương trình nghị sự .Giờ đây, lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer dự kiến sẽ đàm phán với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp. Chính quyền Biden đang gấp rút giục giã các nghị sĩ: như người đứng đầu Bộ Thương mại, Gina Raimondo cho biết, mỗi ngày Hoa Kỳ đang ngày càng bỏ xa Trung Quốc về khả năng cạnh tranh.Hoa Kỳ bắt đầu định hướng "cuộc phân tách có mục tiêu"Tuy nhiên, tài liệu cuối cùng khó có thể xuất hiện trước mùa hè, Liu Guozhu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Nhân văn của Đại học Chiết Giang, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Theo ông, rõ ràng là Hoa Kỳ đã bắt tay vào một "cuộc phân tách có mục tiêu". Washington sẽ thắt chặt chính sách nhằm kiềm chế Trung Quốc về mặt công nghệ đồng thời kích thích năng lực của chính nước này trong các lĩnh vực chủ chốt.Trung Quốc cực lực phản đối dự luật của Mỹ nhằm tăng sức cạnh tranh với Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết Bắc Kinh có ý định bảo vệ lợi ích của mình. Theo ông, nội dung của dự luật liên quan đã bỏ qua các thực tế, phóng đại giả thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc, kích động sự phát triển của đối thủ chiến lược với Trung Quốc, và tràn ngập tư duy Chiến tranh Lạnh và " trò chơi với tổng bằng 0". Ông nhấn mạnh rằng Mỹ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất toàn cầu, bao gồm cả ngành công nghiệp bán dẫn, thay vì coi Trung Quốc như một đối thủ trong tưởng tượng.Mỗi quốc gia đều có quyền khuyến khích phát triển công nghệ mớiKể từ giữa những năm 2000, Trung Quốc đã liên tục theo đuổi chính sách phát triển công nghệ của riêng mình và đưa đất nước vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Kế hoạch phát triển 5 năm hiện tại của Trung Quốc chủ yếu dành cho việc phát triển công nghệ mới của chính nước này trong các ngành công nghiệp then chốt.Tuy nhiên, sự khác biệt là Trung Quốc, trước hết, không coi bất kỳ quốc gia nào là đối thủ công nghệ. Thứ hai, Bắc Kinh không tìm cách xây dựng các rào cản, cải tiến công nghệ và thương mại. Cái gọi là chiến lược “lưu thông kép” cho rằng Trung Quốc sẽ kích thích phát triển nội mạch (sản xuất trong nước, tiêu dùng trong nước) đồng thời duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Hoa Kỳ nói bằng văn bản rằng các tài liệu này nhằm mục đích cạnh tranh với Trung Quốc.Trong trường hợp của ngành công nghiệp bán dẫn, đã hình thành như hiện nay nhờ quy luật tự nhiên của toàn cầu hóa và sự phân công lao động quốc tế, sự cô lập hoàn toàn với các đối tác khác, đặc biệt là Trung Quốc, có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại: thoái trào và mất khả năng cạnh tranh. Xét cho cùng, Trung Quốc không chỉ là nơi sản xuất toàn cầu mà còn là nước tiêu thụ chính các sản phẩm bán dẫn. Chuyên gia nhấn mạnh nếu không có thị trường Trung Quốc, sẽ không dễ thu hồi vốn đầu tư vào công nghệ mới.Các thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố rằng nhiệm vụ quan trọng nhất mà dự luật đề xuất cần giải quyết là tạo ra nhiều việc làm mới và giảm chi phí sản xuất. Có thể tăng việc làm, nhưng điểm thứ hai là một câu hỏi lớn. Rốt cuộc, việc lắp ráp chip và vi mạch cuối cùng sử dụng công nghệ của Mỹ đã được gia công chính xác cho các nước thứ ba để giảm chi phí sản xuất.Trông điều kiện vấn đề kinh tế và lạm phát trầm trọng, các quan chức Mỹ hiện nay, trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ, phải giải quyết một nhiệm vụ chính trị - tạo ra diện mạo giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Do đó, bằng hình thức này hay hình thức khác, dự luật năng lực cạnh tranh của Mỹ có khả năng được thông qua trong năm nay. Người hưởng lợi cuối cùng sẽ là chính quyền đương nhiệm của Hoa Kỳ, đã thấy trước việc bơm ngân sách khổng lồ cho một cuộc chiến tự nghĩ ra chống lại một đối thủ hư cấu.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220316/my-khong-dat-duoc-bat-cu-dieu-gi-tu-trung-quoc-voi-cac-lenh-trung-phat-14243953.html
https://kevesko.vn/20220226/hoa-ky-mo-rong-sang-kien-trung-quoc-13924067.html
https://kevesko.vn/20220326/lieu-hoa-ky-co-loai-bo-duoc-cac-cong-ty-trung-quoc-14385426.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/278/03/2780398_0:0:1024:768_1920x0_80_0_0_a78bddf18a31022366cc0742be364e5c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, trung quốc, hoa kỳ, chính trị, kinh tế, kinh doanh
quan điểm-ý kiến, tác giả, trung quốc, hoa kỳ, chính trị, kinh tế, kinh doanh
Số tiền này sẽ được sử dụng để kích thích sản xuất chip trong nước, hỗ trợ khả năng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp chủ chốt cạnh tranh với Trung Quốc, như trí tuệ nhân tạo,
5G, điện toán lượng tử, v.v. Do đó, Mỹ tiếp tục buộc phải tách khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Các chuyên gia kỳ vọng chính sách chống Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Mỹ sẽ cứng rắn hơn.
Đây được gọi là Dự luật về đổi mới và cạnh tranh (USICA). Bộ luật được cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ủng hộ. USICA cung cấp 52 tỷ USD để mở rộng sản xuất chip trong nước và 200 tỷ USD để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển bổ sung nhằm kích thích hàng loạt các ngành công nghiệp mà Mỹ dự định cạnh tranh với Trung Quốc. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, một dự luật được Thượng viện thông qua phải được thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hạ viện tỏ ra nghi ngờ về USICA. Các nhà lãnh đạo của hạ viện đã đề xuất một tài liệu thay thế. Nó tương tự như USICA, và thậm chí cung cấp số tiền tương tự (52 tỷ USD) để kích thích sản xuất chip. Tuy nhiên, văn kiện của Thượng viện tập trung vào sự phát triển của các công nghệ sáng tạo, trong khi dự luật của Hạ viện tập trung vào nghiên cứu cơ bản và phát triển. Ngoài ra, nó cung cấp việc phân bổ các nguồn lực đáng kể để chống lại biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội. Đảng Cộng hòa thường chỉ trích tài liệu này quá mơ hồ và quá rộng trong chương trình nghị sự .
Giờ đây, lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer dự kiến sẽ đàm phán với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp. Chính quyền Biden đang gấp rút giục giã các nghị sĩ: như người đứng đầu Bộ Thương mại,
Gina Raimondo cho biết, mỗi ngày Hoa Kỳ đang ngày càng bỏ xa Trung Quốc về khả năng cạnh tranh.
Hoa Kỳ bắt đầu định hướng "cuộc phân tách có mục tiêu"
Tuy nhiên, tài liệu cuối cùng khó có thể xuất hiện trước mùa hè, Liu Guozhu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Nhân văn của Đại học Chiết Giang, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Theo ông, rõ ràng là Hoa Kỳ đã bắt tay vào một "cuộc phân tách có mục tiêu". Washington sẽ thắt chặt chính sách nhằm kiềm chế Trung Quốc về mặt công nghệ đồng thời kích thích năng lực của chính nước này trong các lĩnh vực chủ chốt.
Trung Quốc cực lực phản đối dự luật của Mỹ nhằm tăng sức cạnh tranh với Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết Bắc Kinh có ý định bảo vệ lợi ích của mình. Theo ông, nội dung của dự luật liên quan đã bỏ qua các thực tế, phóng đại
giả thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc, kích động sự phát triển của đối thủ chiến lược với Trung Quốc, và tràn ngập tư duy Chiến tranh Lạnh và " trò chơi với tổng bằng 0". Ông nhấn mạnh rằng Mỹ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất toàn cầu, bao gồm cả ngành công nghiệp bán dẫn, thay vì coi Trung Quốc như một đối thủ trong tưởng tượng.
Mỗi quốc gia đều có quyền khuyến khích phát triển công nghệ mới
Kể từ giữa những năm 2000, Trung Quốc đã liên tục theo đuổi chính sách phát triển công nghệ của riêng mình và đưa đất nước vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Kế hoạch phát triển 5 năm hiện tại của Trung Quốc chủ yếu dành cho việc phát triển công nghệ mới của chính nước này trong các ngành công nghiệp then chốt.
Tuy nhiên, sự khác biệt là Trung Quốc, trước hết, không coi bất kỳ quốc gia nào là đối thủ công nghệ. Thứ hai, Bắc Kinh không tìm cách xây dựng các rào cản, cải tiến công nghệ và thương mại. Cái gọi là chiến lược “lưu thông kép” cho rằng Trung Quốc sẽ kích thích phát triển nội mạch (sản xuất trong nước, tiêu dùng trong nước) đồng thời duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Hoa Kỳ nói bằng văn bản rằng các tài liệu này nhằm mục đích cạnh tranh với Trung Quốc.
Trong trường hợp của ngành công nghiệp bán dẫn, đã hình thành như hiện nay nhờ quy luật tự nhiên của toàn cầu hóa và sự phân công lao động quốc tế, sự cô lập hoàn toàn với các đối tác khác, đặc biệt là Trung Quốc, có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại: thoái trào và mất khả năng cạnh tranh. Xét cho cùng, Trung Quốc không chỉ là nơi sản xuất toàn cầu mà còn là nước tiêu thụ chính các sản phẩm bán dẫn. Chuyên gia nhấn mạnh nếu không có thị trường Trung Quốc, sẽ không dễ thu hồi vốn đầu tư vào công nghệ mới.
Các thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố rằng nhiệm vụ quan trọng nhất mà dự luật đề xuất cần giải quyết là tạo ra nhiều
việc làm mới và giảm chi phí sản xuất. Có thể tăng việc làm, nhưng điểm thứ hai là một câu hỏi lớn. Rốt cuộc, việc lắp ráp chip và vi mạch cuối cùng sử dụng công nghệ của Mỹ đã được gia công chính xác cho các nước thứ ba để giảm chi phí sản xuất.
Trông điều kiện vấn đề kinh tế và lạm phát trầm trọng, các quan chức Mỹ hiện nay, trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ, phải giải quyết một nhiệm vụ chính trị - tạo ra diện mạo giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Do đó, bằng hình thức này hay hình thức khác, dự luật năng lực cạnh tranh của Mỹ có khả năng được thông qua trong năm nay. Người hưởng lợi cuối cùng sẽ là chính quyền đương nhiệm của Hoa Kỳ, đã thấy trước việc bơm ngân sách khổng lồ cho một cuộc chiến tự nghĩ ra chống lại một đối thủ hư cấu.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.