Chuyên gia: Hàn Quốc sẽ khó đánh chặn tên lửa mới của CHDCND Triều Tiên

© AFP 2023 / KCNA / KNS Phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại mới «Hwasong -17» ở CHDCND Triều Tiên
Phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại mới «Hwasong -17» ở CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
Các tuyên bố đao to búa lớn của Hàn Quốc về "đòn phủ đầu" chống Bắc Triều Tiên xuất phát từ thực tế là Seoul sẽ khó có thể đánh chặn được tên lửa của Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra xung đột, nhà nghiên cứu Konstantin Asmolov tại Trung tâm Hàn Quốc của IFES trực thuộc Viên hàn lâm khoa học Nga (RAS) giải thích khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Trước đó, Bình Nhưỡng có thái độ gay gắt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc So Wook. Khi dự lễ thành lập Bộ Tư lệnh Tên lửa Chiến lược của Hàn Quốc ngày 1/4, Bộ trưởng So Wook tuyên bố rằng lực lượng vũ trang Hàn Quốc sở hữu số lượng tên lửa lớn và đa dạng, có khả năng "tiêu diệt chính xác và nhanh chóng bất kỳ mục tiêu nào" ở Bắc Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Seo Wook nhấn mạnh khả năng quân đội có thể tấn công vào "nguồn gốc của bất kỳ cuộc tấn công nào, các cơ sở chỉ huy và hỗ trợ của quân đội Bắc Triều Tiên", nếu Bình Nhưỡng chuẩn bị tấn công. Ông Seo Wook cũng cam kết sẽ tiếp tục phát triển các tên lửa chính xác hơn, uy lực hơn, tầm bắn xa hơn so với của đối phương.

Thay đổi chính sách

Ông Asmolov lưu ý, luận điệu về "cuộc tấn công phủ đầu" lần này không thuộc về đại diện phe bảo thủ của Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol, mà là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Seo Wook trong chính phủ của Tổng thống Dân chủ vẫn đang đương nhiệm Moon Jae-in, mặc dù trước đó chính phủ Moon Jae-in đưa ra chính sách mềm mỏng hơn đối với CHDCND Triều Tiên.
"Điều này có lý do là, nếu nhìn tình hình từ hiện thực chính trị và qua con mắt của quân đội Hàn Quốc, đánh chặn các tên lửa tầm ngắn mới của Bắc Triều Tiên bằng các hệ thống phòng không hiện tại của Hàn Quốc là điều rất khó thực hiện. Và nếu như nhiệm vụ đặt ra là bằng mọi cách ngăn chặn tên lửa Bắc Triều Tiên bắn trúng Seoul, thì trong tình huống nguy cấp, chỉ hy vọng duy nhất là phải tấn công phủ đầu” - chuyên gia Konstantin Asmolov giải thích.
Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân của Triều Tiên
Trong tuyên bố hôm 2/4, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong đã gọi Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc là "rác rưởi", còn Tổng bí thư Đảng Lao động, trong thực tế là nhân vật số 1 trong ban lãnh đạo quốc phòng Bắc Triều Tiên Park Chung-cheon thì tuyên bố rằng Bình Nhưỡng "sẽ tiêu diệt các mục tiêu chính ở Hàn Quốc, nếu Seoul quyết định thực hiện hành động quân sự với tư cách là cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Bắc Triều Tiên”.
Sau đó, ngày 5 tháng 4, bà Kim Yo-jong nói rằng Bắc Triều Tiên hoàn toàn không muốn chiến đấu với Hàn Quốc nhưng sẽ buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân của mình trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài, vì vậy Seoul nên ngừng lo sợ "vô căn cứ" cho an ninh của mình.

Các vụ thử hạt nhân mới của Bắc Triều Tiên

Vụ thử hạt nhân mới đây nhất của Triều Tiên diễn ra vào năm 2017. Trước đó, hãng tin Yonhap dẫn các nguồn tin cho biết Bắc Triều Tiên đang tiến hành khôi phục cấp tốc hướng tiếp cận đường hầm thứ ba của bãi thử hạt nhân Phungeri bị nổ và đóng cửa trước đó. Đây có thể được coi là Bắc Triều Tiên chuẩn bị cho việc sớm tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy của mình.
Theo chuyên gia Konstantin Asmolov, Bắc Triều Tiên cần có sự kết hợp giữa tiềm năng kỹ thuật và các điều kiện chính trị đặc biệt để đưa ra quyết định tiến hành vụ thử hạt nhân.
"Gần đây, Bắc Triều Tiên đã đào đường hầm và nói chung là tăng cường hoạt động, nhưng việc chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân cần có thời gian, ít nhất là một hoặc hai tháng... Nếu vũ khí hạt nhân được thử nghiệm, rất có thể đó sẽ là loại tên lửa nhỏ tầm ngắn" – ông Konstantin Asmolov nói với Sputnik.
Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Hòa bình và An ninh ở Châu Phi: Quan hệ Đối tác Tăng cường Hòa bình và An ninh Khu vực trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 74 của LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Tiết lộ nội dung báo cáo bí mật của Liên Hợp Quốc về CHDCND Triều Tiên
Theo chuyên gia Konstantin Asmolov, vụ thử như vậy có thể là một "cú hích" đáng kể đối với Mỹ và là "gáo nước lạnh" dội vào những người ủng hộ chính sách chống Bình Nhưỡng ở Hàn Quốc, vì sự hiện diện vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể dễ dàng đánh vào mục tiêu ở Seoul sẽ "thay đổi các quy tắc" cuộc chơi. Xét cho cùng, Bắc Triều Tiên nhận thấy rằng trong những năm gần đây, lời kêu gọi đối thoại của Mỹ không mang lại bất kỳ sáng kiến ​​hay ý tưởng thực tế mới nào, vì vậy Bình Nhưỡng chỉ có thể bắt đầu làm nóng tình hình.
"Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng như khủng hoảng Ukraina, Bắc Triều Tiên coi tình hình này là cơ hội và ít nhất là một cách để tăng mức giá đánh cược", chuyên gia lưu ý.
Đồng thời, theo ông Asmolov, cũng như trước đây, Trung Quốc không hoan nghênh Bắc Triều Tiên thử hạt nhân, mà lập trường của nước này đặc biệt quan trọng đối với Bình Nhưỡng. Do đó, quyết định thử nghiệm sẽ mang tính "chính trị" và sẽ đáp ứng một số "yếu tố nhất định trong tình hình quốc tế" ngay sau khi Bắc Triều Tiên chuẩn bị sẵn sàng về mặt kỹ thuật và địa điểm thử nghiệm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала