https://kevesko.vn/20220408/loi-nhuan-bang-0-tai-sao-evn-van-chua-tang-gia-dien-trong-nam-nay-14630765.html
Lợi nhuận bằng 0, tại sao EVN vẫn chưa tăng giá điện trong năm nay?
Lợi nhuận bằng 0, tại sao EVN vẫn chưa tăng giá điện trong năm nay?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Bất chấp những áp lực từ các chi phí đầu vào của sản xuất điện tăng mạnh nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đảm bảo không tăng giá... 08.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-08T14:32+0700
2022-04-08T14:32+0700
2022-04-08T14:27+0700
việt nam
evn
giá điện
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/10/13763488_0:0:1601:901_1920x0_80_0_0_81ba9a47c744bb75cbd6833ecde10458.jpg
Đây là khẳng định được ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ tại hội thảo “Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.Cân đối chi phí, phục vụ phát triển kinh tế-xã hộiLàm rõ thêm về những áp lực mà ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt, ông Nguyễn Tài Anh cho biết, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraina đã khiến giá nhiên liệu sơ cấp như than và dầu khí tăng cao. Cùng với đó, giá sắt thép dành cho xây dựng các dự án nguồn điện và truyền tải điện đều tăng theo.Cũng theo ông Nguyễn Tài Anh, lợi nhuận năm nay có thể bằng 0 nhưng nếu giá tiếp tục tăng thì các năm sau sẽ khó cân đối được.Trong khi đó, các nguồn điện năng lượng tái tạo dù đã đưa vào vận hành, bù đắp thiếu hụt công suất, nhưng việc đầu tư truyền tải nguồn năng lượng tái tạo chưa đạt tiến độ, ảnh hưởng tới cung ứng điện cho miền Bắc ở một số thời điểm nhất định.Tỷ trọng hiện nay của EVN chỉ chiếm 1/3 nguồn phát điện và hệ thống điện quốc gia (A0) đang điều hành thị trường điện với nguyên tắc nhà máy điện có giá thấp nhất thì mua trước, giá cao mua sau hoặc thậm chí không mua.Do đó, ông Tài Anh cho rằng với cấu trúc thị trường như vậy, giá điện hiện rất cạnh tranh. EVN cũng đang thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo cung ứng điện như điều chỉnh phụ tải, cùng với tiết kiệm thì sẽ vượt qua được mùa khô 2022.Tại sao lại có tình trạng thiếu điện cục bộ?Được biết, hiện nay công suất đặt của toàn hệ thống điện lên tới 77.000 MW, đứng đầu Đông Nam Á nhưng vẫn có tình trạng thiếu điện cục bộ khi thực tế, công suất phụ tải chỉ khoảng 43.000 MW.Giải thích về về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Trung, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho hay việc suy giảm hiệu suất ở các nhà máy nhiệt điện hay xảy ra vào các tháng cuối mùa khô. Nguồn năng lượng tái tạo là điện mặt trời không phát được vào buổi tối trong khi lúc này nhu cầu điện lại nhiều.Còn với điện gió, dù đã vào thêm 4.000 MW nhưng chế độ vận hành thất thường khi có thời điểm chỉ đóng góp được 350 - 400 MW, nên tính ổn định không cao.Như Sputnik đã đưa tin, Việt Nam cần nhập khẩu đến 25 triệu tấn than năm 2022 để cung ứng cho ngành điện và sản xuất phân bón.Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực cũng cho biết, trong quý 1/2022, EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện với lượng than được cung cấp thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do đó, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.Hiện Bộ Công Thương đang ráo riết làm việc với Úc và Nam Phi để nhập than về “nhanh nhất có thể”.
https://kevesko.vn/20220407/dien-gio-viet-nam-vao-top-the-gioi-chua-dua-dien-hat-nhan-vao-quy-hoach-dien-8-14600400.html
https://kevesko.vn/20220406/quyet-dinh-lich-su-viet-nam-noi-ve-viec-dung-du-an-dien-hat-nhan-o-ninh-thuan-14601354.html
https://kevesko.vn/20220406/thoi-diem-cang-thang-nhat-evn-lo-thieu-dien-viet-nam-khat-than-14589355.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/10/13763488_29:0:1452:1067_1920x0_80_0_0_a50a0844964652cb4238ce735ed02284.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, evn, giá điện
Lợi nhuận bằng 0, tại sao EVN vẫn chưa tăng giá điện trong năm nay?
HÀ NỘI (Sputnik) - Bất chấp những áp lực từ các chi phí đầu vào của sản xuất điện tăng mạnh nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đảm bảo không tăng giá điện trong năm 2022.
Đây là khẳng định được ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ tại hội thảo “Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.
Cân đối chi phí, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội
Làm rõ thêm về những áp lực mà ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt, ông Nguyễn Tài Anh cho biết, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraina đã khiến giá nhiên liệu sơ cấp như
than và dầu khí tăng cao. Cùng với đó, giá sắt thép dành cho xây dựng các dự án nguồn điện và truyền tải điện đều tăng theo.
“Nhưng sau khi cân đối thì EVN cam kết năm 2022 sẽ không tăng giá điện. Chúng ta sẽ cân đối làm sao, chi phí, giá cả các nguồn điện ở mức hợp lý nhất để phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là sau quá trình phục hồi do dịch COVID-19. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chúng tôi có thể cân đối", ông Nguyễn Tài Anh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Tài Anh, lợi nhuận năm nay có thể bằng 0 nhưng nếu giá tiếp tục tăng thì các năm sau sẽ khó cân đối được.
Trong khi đó, các nguồn điện
năng lượng tái tạo dù đã đưa vào vận hành, bù đắp thiếu hụt công suất, nhưng việc đầu tư truyền tải nguồn năng lượng tái tạo chưa đạt tiến độ, ảnh hưởng tới cung ứng điện cho miền Bắc ở một số thời điểm nhất định.
Tỷ trọng hiện nay của EVN chỉ chiếm 1/3 nguồn phát điện và hệ thống điện quốc gia (A0) đang điều hành thị trường điện với nguyên tắc nhà máy điện có giá thấp nhất thì mua trước, giá cao mua sau hoặc thậm chí không mua.
Do đó, ông Tài Anh cho rằng với cấu trúc thị trường như vậy, giá điện hiện rất cạnh tranh. EVN cũng đang thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo
cung ứng điện như điều chỉnh phụ tải, cùng với tiết kiệm thì sẽ vượt qua được mùa khô 2022.
Tại sao lại có tình trạng thiếu điện cục bộ?
Được biết, hiện nay công suất đặt của toàn hệ thống điện lên tới 77.000 MW, đứng đầu Đông Nam Á nhưng vẫn có tình trạng thiếu điện cục bộ khi thực tế, công suất phụ tải chỉ khoảng 43.000 MW.
Giải thích về về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Trung, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho hay việc suy giảm hiệu suất ở các
nhà máy nhiệt điện hay xảy ra vào các tháng cuối mùa khô. Nguồn năng lượng tái tạo là điện mặt trời không phát được vào buổi tối trong khi lúc này nhu cầu điện lại nhiều.
Còn với điện gió, dù đã vào thêm 4.000 MW nhưng chế độ vận hành thất thường khi có thời điểm chỉ đóng góp được 350 - 400 MW, nên tính ổn định không cao.
"Từ đầu năm tới nay vẫn đảm bảo cung cấp đủ điện nhưng với các lý do nêu trên, việc đảm bảo cấp điện vào mùa khô sẽ tương đối khó khăn, khả năng thiếu 2.000 - 3.000 MW vào cuối mùa khô năm nay", ông Trung cho biết.
Như Sputnik đã đưa tin, Việt Nam cần nhập khẩu đến 25 triệu tấn than năm 2022 để cung ứng cho ngành điện và sản xuất phân bón.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực cũng cho biết, trong quý 1/2022, EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện với lượng than được cung cấp thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do đó, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.
Hiện
Bộ Công Thương đang ráo riết làm việc với Úc và Nam Phi để nhập than về “nhanh nhất có thể”.