Kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Cảnh sát Biển Việt Nam

© Ảnh : TTXVN phátTàu Cảnh sát biển 6008 lai dắt tàu cá NT 91205TS về Côn Đảo
Tàu Cảnh sát biển 6008 lai dắt tàu cá NT 91205TS về Côn Đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Việt Nam tập trung đầu tư vũ khí trang bị hiện đại cho Cảnh sát Biển để bảo vệ chủ quyền là điều không thể bàn cãi.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát Biển có nhắc về tình hình Biển Đông cũng như vấn đề kỹ thuật là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng.
Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh, lực lượng Cảnh sát Biển đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đầu tư nhiều phương tiện, trang bị hiện đại, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu

Sáng 12/4, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Quốc phòng đến thăm và làm việc với Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển (CSB) Việt Nam về công tác kỹ thuật.
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh CSB, tham gia đoàn công tác có Thủ trưởng Văn phòng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Quân lực, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch – Đầu tư, Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Bộ Tham mưu/Tổng cục Kỹ thuật.
Các cán bộ, chiến sỹ Tàu Cảnh sát biển 2012 luôn túc trực, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Cảnh sát biển phát hiện 228 lượt tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
Về phía Cảnh sát biển Việt Nam có Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát Biển, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát Biển, Đại tá Lê Đình Cường, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng; Đại tá Trần Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật; Đại tá Đàm Xuân Tuấn, Phó Tư lệnh; Thủ trưởng các cơ quan Bộ Tư lệnh và các phòng chức năng Cục Kỹ thuật Cảnh sát biển.
Trình bày báo cáo tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh CSB cho hay, Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những lực lượng được quan tâm đầu tư xây dựng về tổ chức, biên chế, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang bị, kỹ thuật hiện đại.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho hay, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của khu vực, thế giới, nhất là tình hình Biển Đông, yêu cầu nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát Biển ngày càng tăng, tính chất khẩn trương, nguy hiểm.
Ngoài ra, cường độ, tần suất hoạt động của tàu thuyền, vũ khí, trang bị ngày càng cao trong khi ngân sách bảo đảm còn hạn chế, khối lượng công việc phải bảo quản, bảo dưỡng nhiều. Tuy nhiên, Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Kỹ thuật Cảnh sát biển khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật
Do đó, Thường vụ Đảng ủy, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển luôn xác định kỹ thuật là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chúc Tết tỉnh Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Quốc phòng Việt Nam: Xốc lại Cảnh sát Biển, BĐBP xử nghiêm quân nhân vi phạm
Vậy nên, Thường vụ Đảng ủy, Bộ tư lệnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo quyết liệt về công tác chuyên môn, kỹ thuật.
Theo đại diện Bộ Tư lệnh, những năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã tập trung khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật, có nhiều mặt hoàn thành xuất sắc.
Bộ Tư lệnh CSB cũng thực hiện toàn diện các mặt công tác kỹ thuật, hoàn thành các dự án và nội dung, mục tiêu của chương trình đồng bộ, nâng cấp, cải tiến vũ khí, trang bị.
Lực lượng CSB cũng bảo đảm tốt phương tiện cho lực lượng thường xuyên ứng trực, tuần tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân, hợp tác quốc tế, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển, bảo đảm an ninh hàng hải, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Đảng, Nhà nước đầu tư nhiều phương tiện hiện đại cho CSB

Tại cuộc làm việc, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi kiểm tra của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển.
“Các cơ quan đã bám sát yêu cầu về công tác kiểm tra”, tướng Vịnh nói.
Cùng với đó, Thượng tướng Lê Huy Vịnh khẳng định, Cảnh sát Biển Việt Nam với chức năng của mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Trong đó, có sự góp phần không nhỏ của công tác kỹ thuật.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8002  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Biển Đông
Việt Nam tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ quyền lợi của mình
Thứ trưởng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, hiện nay, Cảnh sát biển đang được Đảng, Nhà nước đầu tư nhiều phương tiện hiện đại, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
“Cơ bản cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kỹ thuật đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ trang bị kỹ thuật”, Thượng tướng Vịnh đánh giá cao.
Hướng tới các nhiệm vụ thời gian tới, Thượng tướng Lê Huy Vịnh yêu cầu, lực lượng Cảnh sát Biển cần khắc phục những khó khăn, hạn chế, nỗ lực bảo đảm công tác kỹ thuật cho các nhiệm vụ.
Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng lưu ý cần chú trọng chủ động năng lực sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị cũng như việc tổ chức điều hành công tác kỹ thuật khoa học, “sát đúng”.
Tướng Vịnh lưu ý, cần nghiên cứu kỹ, đánh giá đúng tình hình, thực trạng kỹ thuật ở đơn vị mình để xây dựng các kế hoạch, chỉ lệnh phù hợp.
Sấm sét trong cơn bão ở Biển Aegean gần quần đảo Cyclades ở Hy Lạp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Cảnh sát biển Việt Nam giải cứu ngư dân bị chìm tàu tại đảo Lý Sơn
Ngoài ra, cần duy trì chặt chẽ nền nếp công tác kiểm tra ngành kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay.
Trước các kiến nghị của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đối với công tác kỹ thuật, Thượng tướng Lê Huy Vịnh giao các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu, tham mưu, báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Thứ trưởng Lê Huy Vịnh tin tưởng, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn. Từ đó, xây dựng lực lượng Cảnh sát Biển vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала