https://kevesko.vn/20220416/kinh-te-so-viet-nam-dat-21-ty-usd-tang-truong-nhanh-bac-nhat-dong-nam-a-14772655.html
Kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD, tăng trưởng nhanh bậc nhất Đông Nam Á
Kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD, tăng trưởng nhanh bậc nhất Đông Nam Á
Sputnik Việt Nam
Năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 21 tỷ USD, đóng góp tương đương 5% GDP, cao gấp 7 lần so với năm 2015 và được dự báo sẽ cán mốc 57 tỷ USD đến 2025. 16.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-16T18:48+0700
2022-04-16T18:48+0700
2022-04-16T18:48+0700
việt nam
kinh tế
hóa đơn điện tử
ict index
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13966346_0:109:2000:1234_1920x0_80_0_0_a150affb27cf8cdf2cc94ef3db6e106d.jpg
Việt Nam cũng là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh bậc nhất Đông Nam Á. Thị trường thương mại điện tử (E-commerce) cũng đang tăng tốc ngoạn mục khi người mua hàng online ngày càng tăng, mức độ sử dụng mạng xã hội cao.Nền kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USDNgày 15/4 vừa qua, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố lần thứ 3 năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai”.Tại sự kiện này, có nhiều thông tin quan trọng đối với nền kinh tế số Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được đề cập.Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết nền kinh tế số Việt Nam đã đạt 21 tỷ USD.Đại diện Chính phủ cũng khẳng định, nếu tận dụng tối đa, kinh tế số có thể đem lại 27% GDP vào năm 2030.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhắc lại, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là xu hướng tất yếu của thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nêu rõ:Đồng thời, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 25% GDP Việt Nam. Ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu là 10%.Cuối tháng ba vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 và định hướng đến 2030.Trong đó đề ra một số điểm đột phá và xác định thể chế về hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam.Kinh tế số là ưu tiên của Việt NamTheo Chính phủ, phát triển kinh tế số là một nhiệm vụ được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam.Với ưu tiên cũng như quyết tâm ấy, những điều kiện để hình thành, phát triển kinh tế số đều đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ, toàn diện.Đối với quyết tâm theo đuổi phát triển nền kinh tế số, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản về chủ trương, chính sách chủ động tham gia thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.Chẳng hạn, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra yêu cầu “hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”.Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP.Tỷ lệ này tiếp tục được khẳng định trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thành phố lần thứ 3 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi số, hiểu theo một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp, chính quyền lên môi trường số.Ông Dũng cũng nhấn mạnh, trong quá trình chuyển đổi số, thể chế đóng vai trò quan trọng nhất. Thể chế phải động viên người dám làm và bảo vệ người dám làm.Về chính quyền số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, điểm đột phá lớn nhất vẫn là cung cấp dịch vụ công trực tuyến có chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay.Về kinh tế số, theo ông Dũng, chiến lược quốc gia đã xác định rất rõ nội hàm kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần: Kinh tế số ICT là công nghiệp CNTT và dịch vụ viễn thông - lĩnh vực mà TP.HCM đang dẫn đầu cả nước; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế số của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên môi trường mạng; Kinh tế số ngành và lĩnh vực.Trong khi đó, xét trên một góc nhìn khác, kinh tế số là hoạt động kinh tế diễn ra trên môi trường số gồm 2 khu vực.Thứ nhất, kinh tế truyền thống được chuyển đổi số để trở nên hiệu quả hơn (ví dụ như vận tải, bán lẻ, du lịch).Thứ hai, kinh tế số nhờ tiến bộ khoa học công nghệ như blockchain - là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn và gần như vô hạn vì tiếp cận được thị trường và nguồn lực thế giới.Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng hàng đầu khu vựcSau khi thực thi chính sách Đổi mới, tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.Báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm).Báo cáo e-Conomy SEA 2021 này cũng khẳng định, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ước tính sẽ tăng 32% trong vòng 5 năm để đạt 39 tỷ USD vào năm 2025.Đặc biệt, có 78,7% người dùng internet đã tiến hành mua hàng trực tuyến vào năm 2021 dựa trên một nghiên cứu do We Are Social thực hiện.Có thể thấy, cùng với sự phát triển vượt bậc của kinh tế số, tốc độ nhanh chóng của việc áp dụng thương mại điện tử đã thúc đẩy các doanh nghiệp ở Việt Nam chuyển sang sử dụng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng, thúc đẩy chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số tăng 23% vào năm 2021 so với năm trước và dự kiến tăng 14% lên 934 triệu USD vào năm 2022, tiếp cận đa dạng và sâu rộng hơn thị trường người tiêu dùng.Theo CEO của Involve Asia, với thị trường thương mại điện tử trong nước đang tăng tốc nhanh chóng và mức độ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cao, đây là cơ hội chín muồi để Involve Asia giúp các thương hiệu trong nước tiếp cận khách hàng của họ thông qua giải pháp MarTech (Marketing Technology).Involve Asia cũng đã thông báo mở rộng hoạt động sang Việt Nam, đánh dấu độ phủ sóng ngày càng tăng của nền tảng này trong khu vực. Với hơn 500 khách hàng trả tiền và 400.000 đối tác tiếp thị đã đăng ký, Involve Asia đã xử lý hơn 1,4 tỷ USD kể từ khi ra mắt.Trong khi đó, báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do hãng tư vấn Alpha Beta phát hành tại Hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Google tổ chức tháng 10/2021, cho thấy, công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam năm 2020, nếu được tận dụng tối đa.
https://kevesko.vn/20220416/vi-sao-ky-lan-khoi-nghiep-acronis-quyet-dinh-dau-tu-vao-viet-nam-14769995.html
https://kevesko.vn/20220416/viet-nam-khong-bao-gio-phan-ban-14767421.html
https://kevesko.vn/20210128/dai-hoi-xiii-ba-dot-pha-chien-luoc-va-kinh-te-so-10002117.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13966346_0:0:2000:1500_1920x0_80_0_0_0f1101046cc61f69744ff2939127526c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, hóa đơn điện tử, ict index
việt nam, kinh tế, hóa đơn điện tử, ict index
Việt Nam cũng là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh bậc nhất Đông Nam Á. Thị trường
thương mại điện tử (E-commerce) cũng đang tăng tốc ngoạn mục khi người mua hàng online ngày càng tăng, mức độ sử dụng mạng xã hội cao.
Nền kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD
Ngày 15/4 vừa qua, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố lần thứ 3 năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai”.
Tại sự kiện này, có nhiều thông tin quan trọng đối với nền kinh tế số Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được đề cập.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết nền kinh tế số Việt Nam đã đạt 21 tỷ USD.
“Theo số liệu của nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đánh giá, trong năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 21 tỷ USD, đóng góp 5% GDP và cao gấp 7 lần so với năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á”, - ông Lê Minh Khái cho hay.
Đại diện Chính phủ cũng khẳng định, nếu tận dụng tối đa, kinh tế số có thể đem lại 27% GDP vào năm 2030.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhắc lại, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là xu hướng tất yếu của thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nêu rõ:
“Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”.
Đồng thời, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 25% GDP Việt Nam. Ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu là 10%.
Cuối tháng ba vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Trong đó đề ra một số điểm đột phá và xác định thể chế về hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam.
Kinh tế số là ưu tiên của Việt Nam
Theo Chính phủ, phát triển kinh tế số là
một nhiệm vụ được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam.
Với ưu tiên cũng như quyết tâm ấy, những điều kiện để hình thành, phát triển kinh tế số đều đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ, toàn diện.
Đối với quyết tâm theo đuổi phát triển nền kinh tế số, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản về chủ trương, chính sách chủ động tham gia thực hiện cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.
Chẳng hạn, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra yêu cầu “hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”.
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP.
Tỷ lệ này tiếp tục được khẳng định trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại
Diễn đàn Kinh tế Thành phố lần thứ 3 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi số, hiểu theo một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp, chính quyền lên môi trường số.
“Mọi người có thể nghĩ lên môi trường số thì mất an toàn, nhưng đúng ra, lên môi trường số và đảm bảo an toàn an ninh mạng đúng cách thì sẽ an toàn hơn”, - Thứ trưởng nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, trong quá trình chuyển đổi số, thể chế đóng vai trò quan trọng nhất. Thể chế phải động viên người dám làm và bảo vệ người dám làm.
“Nước ta đang nỗ lực xây dựng thể chế để vào năm 2025, giao dịch điện tử sẽ có giá trị pháp lý như giao dịch giấy, giao dịch trực tuyến nhanh hơn, rẻ hơn giao dịch giấy và vì thế, giao dịch trực tuyến sẽ thay thế giao dịch giấy”, - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý.
Về chính quyền số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, điểm đột phá lớn nhất vẫn là cung cấp dịch vụ công trực tuyến có chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay.
Về kinh tế số, theo ông Dũng, chiến lược quốc gia đã xác định rất rõ nội hàm kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần:
Kinh tế số ICT là công nghiệp CNTT và dịch vụ viễn thông - lĩnh vực mà TP.HCM đang dẫn đầu cả nước; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế số của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên môi trường mạng; Kinh tế số ngành và lĩnh vực.
Trong khi đó, xét trên một góc nhìn khác, kinh tế số là hoạt động kinh tế diễn ra trên môi trường số gồm 2 khu vực.
Thứ nhất, kinh tế truyền thống được chuyển đổi số để trở nên hiệu quả hơn (ví dụ như vận tải, bán lẻ, du lịch).
Thứ hai, kinh tế số nhờ tiến bộ khoa học công nghệ như blockchain - là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn và gần như vô hạn vì tiếp cận được thị trường và nguồn lực thế giới.
Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng hàng đầu khu vực
Sau khi thực thi chính sách Đổi mới, tiến nhanh trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm).
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 này cũng khẳng định, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ước tính sẽ tăng 32% trong vòng 5 năm để đạt 39 tỷ USD vào năm 2025.
Đặc biệt, có 78,7% người dùng internet đã tiến hành mua hàng trực tuyến vào năm 2021 dựa trên một nghiên cứu do We Are Social thực hiện.
Có thể thấy, cùng với sự phát triển vượt bậc của kinh tế số, tốc độ nhanh chóng của việc áp dụng thương mại điện tử đã thúc đẩy các doanh nghiệp ở Việt Nam chuyển sang sử dụng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng, thúc đẩy chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số tăng 23% vào năm 2021 so với năm trước và dự kiến tăng 14% lên 934 triệu USD vào năm 2022, tiếp cận đa dạng và sâu rộng hơn thị trường người tiêu dùng.
“Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Involve Asia vì đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở Đông Nam Á với dân cư năng nổ và có hiểu biết về công nghệ”, - Giám đốc điều hành và Người sáng lập Involve Asia Jimmy How tuyên bố.
Theo CEO của Involve Asia, với thị trường thương mại điện tử trong nước đang tăng tốc nhanh chóng và mức độ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cao, đây là cơ hội chín muồi để Involve Asia giúp các thương hiệu trong nước tiếp cận khách hàng của họ thông qua giải pháp MarTech (Marketing Technology).
Involve Asia cũng đã thông báo mở rộng hoạt động sang Việt Nam, đánh dấu độ phủ sóng ngày càng tăng của nền tảng này trong khu vực. Với hơn 500 khách hàng trả tiền và 400.000 đối tác tiếp thị đã đăng ký, Involve Asia đã xử lý hơn 1,4 tỷ USD kể từ khi ra mắt.
“Một trong những thách thức mà Involve muốn giải quyết tại Việt Nam là chu kỳ thanh toán dài mà các đối tác tiếp thị phải đối mặt khi thực hiện các chiến dịch thay mặt cho các nhà quảng cáo, thường là từ 60 đến 90 ngày”, - đại diện Involve Asia cho biết.
Trong khi đó, báo cáo
“Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do hãng tư vấn Alpha Beta phát hành tại Hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Google tổ chức tháng 10/2021, cho thấy, công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam năm 2020, nếu được tận dụng tối đa.