Hé lộ ‘bí mật’ về Đội công binh đầu tiên của Việt Nam tại LHQ

© Ảnh : Vietnam Department of Peacekeeping Operations (VNDPKO)Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Điểm sáng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng.
Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Điểm sáng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 27/4 tới đây, Đội công binh Việt Nam sẽ chính thức lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc cùng với bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam cử đội công binh tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ).
Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, sĩ quan Việt Nam là một trong những lực lượng uy tín nhất và có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất hiện nay ở các phái bộ của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.

Nhiệm vụ đầu tiên tại phái bộ UNISFA

Theo thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đội công binh đầu tiên của Việt Nam sẽ làm nhiệm vụ tại phái bộ UNISFA, phái bộ được hình thành từ năm 2011, nằm ở vùng tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan.
Được biết, trước đây lực lượng bộ binh, công binh của Ethiopia đảm nhiệm nhiệm vụ, nhưng đã mãn hạn chuẩn bị về nước. Do đó, Liên Hợp Quốc đã lựa chọn trong 15 đơn vị công binh của một số quốc gia khác, để lấy một đơn vị có chất lượng cao hơn thay thế.
Trao đổi với VOV.VN mới đây, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cho biết:
“Hiện đội công binh với 184 quân nhân đã sẵn sàng, cùng với các trang thiết bị, vũ khí đã chuẩn bị. Đội công binh này đã được đội tiền trạm của Liên Hợp Quốc sát hạch, đánh giá là đội công binh tiêu biểu nhất trong số 15 đội công binh có nguyện vọng triển khai ở Phái bộ UNISFA”.
Các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam thuộc lực lượng GGHB LHQ tại Nam Sudan dựng cây Nêu chào đón Tết Nhâm Dần 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Độc đáo cây Nêu đón Tết của Phái bộ GGHB LHQ của Việt Nam tại Nam Sudan
Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, lực lượng công binh tham gia Đội công binh đã có thời gian chuẩn bị hơn 5 năm, với một số lượng nhân sự có chuyên môn cao, đa phần đều là kỹ sư, chuyên gia máy, thợ xây dựng… bậc cao, được tuyển chọn từ 21 đơn vị để triển khai huấn luyện.
Lực lượng quân nhân này đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng để tham gia các đội công binh công trình, đội xây dựng mặt bằng, đường xá, cầu cống; lực lượng để đảm bảo cho an ninh an toàn cho Đội công binh. Trong đội hình này còn có lực lượng thông tin liên lạc, bệnh viện dã chiến cấp 1.

“Hiện lực lượng đã sẵn sàng về tâm thế, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức gìn giữ hòa bình và đặc biệt có sự chuẩn bị về kinh nghiệm hoạt động trong môi trường đa phương, kiến thức về đối ngoại quốc phòng, công tác phối hợp trong môi trường đa phương của Liên Hợp Quốc tại phái bộ UNISFA”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đã tạo điều kiện để lực lượng công binh có được vũ khí, trang bị tốt từ 3 nguồn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như đề xuất của Liên Hợp Quốc.
Lực lượng GGHB Việt Nam tại Nam Sudan cùng các tổ chức của LHQ tổ chức Ngày hội trồng cây tại các trường tiểu học ở Bentiu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Lực lượng GGHB Việt Nam “ươm mầm” hoà bình, đoàn kết

Nhiệm vụ chính của lực lượng công binh Việt Nam tại LHQ

Nhiệm vụ của đội công binh do Liên Hợp Quốc đề xuất với phía Việt Nam gồm 2 nhiệm vụ chính: Xây dựng các công trình như sân bay, bến cảng, công trình thoát nước, lán trại, khoan giếng v.v phục vụ người tị nạn ở vùng biên giới. Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng nhà cao tầng.

“Đây là những nhiệm vụ mà một số quốc gia cần phải có thời gian chuẩn bị và huấn luyện tỉ mỉ về chuyên ngành. Nhưng với lực lượng công binh Việt Nam đã có kinh nghiệm giải quyết những công trình quốc phòng phức tạp hơn nhiều và những công trình này đều nằm trong khả năng, phạm vi mà lực lượng công binh Việt Nam có thể hoàn thành tốt”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhận định.

Diễn tập vận chuyển cấp cứu bằng đường không trên thực địa (CASEVAC) của BVDC 2.3 tại sân bay trực thăng Helipad, Bentiu, Nam Sudan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất sắc của Liên Hợp Quốc
Đáng chú ý, trong đội hình công binh của Việt Nam còn có phân đội thực hiện chức năng bảo vệ. Về vấn đề này, người đứng đầu Cục GGHB Việt Nam giải thích:

“Đối với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, việc triển khai nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc không chỉ là đáp ứng yêu cầu chuyên môn và hoàn thành nhiệm vụ, mà còn giao nhiệm vụ cho Cục Gìn giữ hòa bình phải chỉ huy, chỉ đạo sao cho các lực lượng của ta đi phải đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất. Chúng ta đang ký thỏa thuận với Liên Hợp Quốc để đảm bảo chúng ta có quyền khước từ những nhiệm vụ rủi ro cao, mất an ninh an toàn, đi ngược với thuần phong mỹ tục hay những điều kiện đường lối đối ngoại của Việt Nam đặt ra với Liên Hợp Quốc”.

Do đó, dù triển khai lực lượng công binh dưới cờ của LHQ nhưng Việt Nam vẫn giữ được quyền chủ động, quyền tự quyết trong những nhiệm vụ phối hợp với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.
Lần đầu tiên phối hợp Tập huấn trực tuyến nâng cao năng lực y tế giữa 2 bệnh viện cấp 2 Việt Nam và Ấn Độ hoạt động tại Nam Sudan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
COVID-19: Chủ để "nóng" trong tập huấn giữa lực lượng GGHB Việt Nam - Ấn Độ tại Nam Sudan

Thuận lợi của sĩ quan Việt Nam tại LHQ

Trong suốt 8 năm kể từ lần đầu tiên triển khai lực lượng tại phái bộ GGHB LHQ, các sĩ quan Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực hoàn thành nhiệm vụ ở các cấp cấp khác nhau, và giờ đây trở lại làm nòng cốt cho đội công binh.

“Các lực lượng của ta có được thông tin toàn diện khi hiểu được tình hình địa bàn, quy trình để xử lý chuẩn theo đòi hỏi của Liên Hợp Quốc; chúng ta cũng có những biện pháp, có kinh nghiệm hơn trong xử lý quan hệ ở môi trường đa phương nhiều quốc gia cùng hoạt động. Chúng ta đã xây dựng được tình cảm, uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của Bộ đội Cụ Hồ tại các nước”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết.

Không những thế, lực lượng GGHB của Việt Nam tại LHQ nhận được sự ủng hộ đồng thuận của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự ủng hộ rất lớn của lãnh đạo Liên Hợp Quốc đối với hoạt động của quân đội nhân dân Việt Nam.
Lồng ghép Chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh vào các trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Việt Nam thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình khu vực
Đáng chú ý, tỷ lệ sĩ quan Việt Nam thời gian qua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tới 33,3%, trong khi tỷ lệ này ở mức trung bình của Liên Hợp Quốc chỉ là 1-2%.
Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sĩ quan nữ rất cao tại lực lượng GGHB LHQ. Đơn cử tại đội công binh đầu tiên của Việt Nam có 23/184 đồng chí là nữ, chiếm trên 12,5%. Bình thường, cấp đơn vị ở mỗi quốc gia cử quân, tỷ lệ nữ chỉ khoảng 6-7%.
“Cơ sở để chúng ta có thể tự tin về đội công binh triển khai đó là năng lực của sỹ quan Việt Nam; khả năng thích ứng của sĩ quan Việt Nam đáp ứng được các điều kiện khắc nghiệt về khí hậu, môi trường, đời sống sinh hoạt, sự thiếu thốn về điện, nước. Vì thế, ở đâu có sỹ quan Việt Nam ở đó có lòng tin của lãnh đạo Liên Hợp Quốc đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, người đứng đầu Cục GGHB Việt Nam khẳng định.
Diễn tập vận chuyển cấp cứu bằng đường không trên thực địa (CASEVAC) của BVDC 2.3 tại sân bay trực thăng Helipad, Bentiu, Nam Sudan - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Gìn giữ hòa bình thế giới: Việt Nam sẵn sàng cử thêm lực lượng nếu LHQ yêu cầu

Hình mẫu cho các lực lượng GGHB trên thế giới

Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, một ưu điểm rất lớn nữa là trong suốt 8 năm qua, Việt Nam đã có trên 200 sĩ quan, quân nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc nhưng chưa vi phạm một hình thức kỷ luật nào, một quy định nào của Liên Hợp Quốc hay quy định của quân đội nhân dân Việt Nam.

“Hiện nay, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ nhưng chưa hề để xảy ra vi phạm kỷ luật, đây cũng là yếu tố khiến bạn bè quốc tế, các quốc gia thành viên cùng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc rất ngưỡng mộ chúng ta”, Thiếu tướng cho biết.

Không phải ngẫu nhiên Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đánh giá rằng, sĩ quan Việt Nam là một trong những lực lượng uy tín nhất và có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất hiện nay ở các phái bộ của Liên Hợp Quốc.
“Mũ nồi xanh” - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Việt Nam tham gia lực lượng “mũ nồi xanh”: Bảo vệ tổ quốc từ xa
Đánh giá này một lần nữa khẳng định rằng sĩ quan Việt Nam có năng lực, sức khỏe, có trình độ và đặc biệt là phẩm chất chính trị sẵn sàng đối phó với những thách thức, vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. Các nước chủ nhà Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Sudan khen ngợi về những thành công của Việt Nam.
Từ quan hệ đa phương này đã thúc đẩy ngược lại quan hệ song phương, đến nay Việt Nam đã ký được 9 bản ghi nhớ về hợp tác gìn giữ hòa bình với 9 quốc gia đối tác và bè bạn quốc tế. Gần đây, Việt Nam đã ký được văn bản với Liên Hợp Quốc và EU.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ mở rộng thêm địa bàn hoạt động, đưa thêm lực lượng ở các phái bộ của Liên Hợp Quốc cũng như quy mô và loại hình của các đơn vị, như bộ binh, quan sát viên, kiểm soát quân sự, dân sự, công an v.v.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала