https://kevesko.vn/20220419/du-cho-toan-nhan-loai-my-tiet-lo-cai-gia-ho-da-tra-cho-cuoc-chien-o-afghanistan-14810472.html
"Đủ cho toàn nhân loại". Mỹ tiết lộ cái giá họ đã trả cho cuộc chiến ở Afghanistan
"Đủ cho toàn nhân loại". Mỹ tiết lộ cái giá họ đã trả cho cuộc chiến ở Afghanistan
Sputnik Việt Nam
Chiến dịch Afghanistan vẫn ám ảnh người Mỹ: họ đang tranh cãi về cái giá của cuộc chiến kéo dài 20 năm. Các chuyên gia độc lập đang lên tiếng về số chênh... 19.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-19T13:14+0700
2022-04-19T13:14+0700
2022-04-19T13:14+0700
afghanistan
hoa kỳ
thế giới
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
chiến tranh
chiến dịch
vũ khí siêu thanh
giá
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/13/10962270_0:100:3072:1828_1920x0_80_0_0_7757526dd2af60909f34a060e42d9641.jpg
“Cái giá một ngày – một tỷ USD”Năm 2009, Tổng thống Barack Obama quyết định tăng thêm số quân ở Afghanistan. Một số chuyên gia đã cảnh báo: cuộc chiến hiện đại tốn kém lắm.Cả Lầu Năm Góc và các thượng nghị sĩ bắt đầu tính toán. Tất nhiên, đã có kết quả khác nhau: Bộ Quốc phòng ước tính chi tiêu trong bảy năm chiến tranh là 156 tỷ USD, theo tính toán của Thượng viện – 227 tỷ USD.Sau đó họ đã mời các chuyên gia tham gia tính toán. Các nhà phân tích đã đề xuất một phương pháp mới: ước tính chi phí cho một người lính trong sáu tháng. Họ đã tính đến tiền lương, thực phẩm, trang thiết bị, hậu cần - bao gồm cả việc vận chuyển người lính qua đại dương bằng đường không. Chăm sóc y tế, thanh toán bảo hiểm trong trường hợp tử vong hoặc thương tật, cũng như lương hưu sau khi xuất ngũ không được tính đến.Kết quả cuối cùng: một triệu đô la cho mỗi người lính. Vào thời điểm đó, ở Afghanistan đã có khoảng 70.000 quân nhân Mỹ.Tuy nhiên, cuộc tranh luận công khai đã không ngăn được Nhà Trắng gửi thêm 35.000 binh sĩ mới tham chiến (5.000 binh sĩ mỗi quý như một phần của luân phiên). Vào năm 2010, các xe tăng Abrams lần đầu tiên xuất hiện trên các con đường của Afghanistan, điều này càng khiến những người hoài nghi tức giận hơn. Loại xe tăng này không chỉ đắt nhất (8,6 triệu USD / chiếc), mà còn "háu ăn" nhất: 100 km tiêu thụ nhiên liệu của nó là 1650 lít. Ví dụ, trong thời gian chiến dịch Bão táp sa mạc, xe tăng này được tiếp nhiên liệu sau mỗi năm giờ.Dẫn đầu về chi phíTrong những năm chiến tranh, chi phí quân sự chỉ tăng lên. Chiến dịch bị đình trệ, không có thành công, quân Mỹ sử dụng ngày càng nhiều vũ khí hiện đại. Ví dụ, vào năm 2017, máy bay chiến đấu F-22 Raptor với giá 339 triệu USD mỗi chiếc đã bay lên bầu trời Kabul. Chi phí vận hành 69.000 USD/1 giờ bay.Trong suốt 20 năm chiến dịch Afghanistan, máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit là lực lượng tấn công chính. Chi phí vận hành lên đến 170 nghìn USD/1 giờ bay. Bản thân chiếc máy bay ném bom trị giá khoảng hai tỷ USD.Theo các nhà báo Mỹ, tất cả những mức giá này đều bị thổi phồng lên rất nhiều. Nhìn chung, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có sự thèm muốn quá mức.Giá bán 1 chiếc máy bay ném bom Spirit đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngân sách quốc phòng liên tục bị thổi phồng: năm 2018 là 700 tỷ USD, bây giờ là 740 tỷ USD.Và trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraina, Tổng thống Biden đang đề xuất khoản chi tiêu 773 tỷ USD cho Lầu Năm Góc. Nếu Quốc hội thông qua, đó sẽ là một kỷ lục.Trong nhiều năm liền Hoa Kỳ là nước có chi phí quân sự cao nhất. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai với 252 tỷ USD vào năm 2020 (dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - SIPRI), Ấn Độ - 72,9 tỷ USD, Nga - 61,7 tỷ, Anh - 59,2 tỷ."Chỉ có Thế chiến thứ hai là đắt hơn"Nhiều chuyên gia chỉ trích các tính toán của SIPRI bởi vì họ lấy "tổng chi tiêu an ninh" làm cơ sở, trong đó bao gồm cả chi phí cho quân đội và, ví dụ, các dịch vụ đặc biệt. Nếu nói về Hoa Kỳ, thì rất khó để lấy ra chi phí cho Afghanistan từ tổng số tiền đã chi tiêu.Vào năm 2019, Lầu Năm Góc đã nói về 778 tỷ USD. Tuy nhiên, họ không tính đến chi phí duy trì các căn cứ không quân ở Pakistan mà người Mỹ tích cực sử dụng. Họ cũng không tính đến chi phí hậu cần - việc vận chuyển binh lính bằng máy bay Hercules (phương tiện vận tải đắt nhất thế giới) hay việc cung cấp nhiên liệu. Ngoài ra, cần phải chú ý đến sự gia tăng liên tục của mức giá do lạm phát.Viện Các vấn đề Quốc tế và Công cộng Watson chuyên nghiên cứu các cuộc xung đột quân sự trên khắp thế giới đã cung cấp số liệu khác. Trên thực tế, ở đây nói về hàng nghìn tỷ USD.Gần 2,3 nghìn tỷ đã được chi trực tiếp cho các hoạt động quân sự. Ba nghìn tỷ nữa là "chi phí gián tiếp" liên quan đến cả "củng cố an ninh nội bộ nước Mỹ" và lạm phát. Nửa nghìn tỷ - để điều trị và phục hồi tâm lý cho các cựu chiến binh. Gần 2,5 nghìn tỷ - các khoản trợ cấp cho cựu chiến binh.Số liệu thống kê này đã gây chấn động dư luận. Các nhà chức trách được yêu cầu công bố càng nhiều thông tin càng tốt về các chiến dịch quân sự, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Bất chấp những lời hứa, Nhà Trắng vẫn chưa đóng cửa các nhà tù chuyên giam giữ những kẻ khủng bố. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, nhà tù Guantanamo khét tiếng vẫn hoạt động đầy đủ và vẫn bị che giấu khỏi những con mắt tò mò.Lựa chọn hoặc chếtTính tổng cộng, mỗi người Mỹ đã chi 20.000 USD cho cuộc chiến tranh Afghanistan. Không tính đến những thiệt hại do vũ khí và thiết bị quân sự bị Mỹ bỏ rơi. Do phải sơ tán khẩn cấp, Lầu Năm Góc đã để lại cho Taliban* rất nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại.Đồng thời, các nhà kinh tế đang tranh luận: liệu cuộc chiến có trở nên đắt đỏ hơn hay không. Một mặt, ở các quốc gia, tỷ lệ phần trăm GDP cho chi tiêu quốc phòng đã giảm: kể từ những năm 1960, con số này đã giảm từ 6,5% xuống còn 3%. Mặt khác, giá thành của vũ khí ngày càng tăng. Theo Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), năm 2019, chi tiêu toàn cầu cho các cuộc xung đột vũ trang đạt 14 nghìn tỷ USD.Hơn nữa, lợi ích của các chiến dịch quân sự ngày càng viển vông. Các sự kiện ở Iraq và Afghanistan cho thấy rất rõ điều này: trên thực tế, Washington không thu lại được dù chỉ một phần mười chi phí.Theo ông, ngày càng nhiều quân đội đặt cược vào cách tiếp cận này. Theo chuyên gia Perendzhiev, hiện nay việc giành chiến thắng trong cuộc chiến trở nên tốn kém hơn, chứ không phải chỉ đơn giản là việc tiến hành các hoạt động quân sự.* Tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của LHQ vì các hoạt động khủng bố.
https://kevesko.vn/20211129/trump-noi-ly-do-ong-muon-duy-tri-can-cu-quan-su-cua-my-o-afghanistan-12654826.html
https://kevesko.vn/20211009/vu-khi-chet-choc-cua-my-co-the-tha-bom-xuong-cac-luc-dia-khac-va-tro-ve-nha-12042545.html
https://kevesko.vn/20220415/o-my-chi-ra-thu-pham-thuc-su-cua-muc-lam-phat-ky-luc-14748138.html
https://kevesko.vn/20210909/tong-thong-putin-tuyen-bo-hoa-ky-co-loi-trong-cuoc-khung-hoang-moi-o-afghanistan-11055877.html
afghanistan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/13/10962270_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_3b6e3fd3cceec3cecc19a66e2d1c8f4f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
afghanistan, hoa kỳ, thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, chiến tranh, chiến dịch, vũ khí siêu thanh, giá
afghanistan, hoa kỳ, thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, chiến tranh, chiến dịch, vũ khí siêu thanh, giá
"Đủ cho toàn nhân loại". Mỹ tiết lộ cái giá họ đã trả cho cuộc chiến ở Afghanistan
Chiến dịch Afghanistan vẫn ám ảnh người Mỹ: họ đang tranh cãi về cái giá của cuộc chiến kéo dài 20 năm. Các chuyên gia độc lập đang lên tiếng về số chênh lệch quá lớn giữa tổng số tiền mà Mỹ đã rót vào Afghanistan so với những gì Lầu Năm Góc đã công bố. Về những chi tiết về chi phí trong chiến tranh - trong tài liệu của Sputnik.
“Cái giá một ngày – một tỷ USD”
Năm 2009, Tổng thống Barack Obama quyết định tăng thêm số quân ở Afghanistan. Một số chuyên gia đã cảnh báo: cuộc chiến hiện đại tốn kém lắm.
Cả Lầu Năm Góc và các thượng nghị sĩ bắt đầu tính toán. Tất nhiên, đã có kết quả khác nhau: Bộ Quốc phòng ước tính chi tiêu trong bảy năm chiến tranh là 156 tỷ USD, theo tính toán của Thượng viện – 227 tỷ USD.
Sau đó họ đã mời các chuyên gia tham gia tính toán. Các nhà phân tích đã đề xuất một phương pháp mới: ước tính chi phí cho một người lính trong sáu tháng. Họ đã tính đến tiền lương, thực phẩm, trang thiết bị, hậu cần - bao gồm cả việc vận chuyển người lính qua đại dương bằng đường không. Chăm sóc y tế, thanh toán bảo hiểm trong trường hợp tử vong hoặc thương tật, cũng như lương hưu sau khi xuất ngũ không được tính đến.
29 Tháng Mười Một 2021, 10:19
Kết quả cuối cùng: một triệu đô la cho mỗi người lính. Vào thời điểm đó, ở Afghanistan đã có khoảng 70.000 quân nhân Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận công khai đã không ngăn được
Nhà Trắng gửi thêm 35.000 binh sĩ mới tham chiến (5.000 binh sĩ mỗi quý như một phần của luân phiên). Vào năm 2010, các xe tăng Abrams lần đầu tiên xuất hiện trên các con đường của Afghanistan, điều này càng khiến những người hoài nghi tức giận hơn. Loại xe tăng này không chỉ đắt nhất (8,6 triệu USD / chiếc), mà còn "háu ăn" nhất: 100 km tiêu thụ nhiên liệu của nó là 1650 lít. Ví dụ, trong thời gian chiến dịch Bão táp sa mạc, xe tăng này được tiếp nhiên liệu sau mỗi năm giờ.
"Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào, hầu hết kinh phí đều đổ vào nhiên liệu. Trong các cuộc xung đột quy mô vừa, con số này là khoảng một tỷ đô la mỗi ngày", - nhà phân tích quân sự Tim Hibbetts lưu ý.
Trong những năm chiến tranh, chi phí quân sự chỉ tăng lên. Chiến dịch bị đình trệ, không có thành công, quân Mỹ sử dụng ngày càng nhiều vũ khí hiện đại. Ví dụ, vào năm 2017, máy bay chiến đấu F-22 Raptor với giá 339 triệu USD mỗi chiếc đã bay lên bầu trời Kabul. Chi phí vận hành 69.000 USD/1 giờ bay.
Trong suốt 20 năm chiến dịch Afghanistan, máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit là lực lượng tấn công chính. Chi phí vận hành lên đến 170 nghìn USD/1 giờ bay. Bản thân chiếc máy bay ném bom trị giá khoảng hai tỷ USD.
Theo các nhà báo Mỹ, tất cả những mức giá này đều bị thổi phồng lên rất nhiều. Nhìn chung, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có sự thèm muốn quá mức.
“Chi tiêu cho tổ hợp công nghiệp-quân sự càng nhiều, khả năng quốc phòng càng giảm. Bởi vì mỗi lần mua sắm khiến lô hàng tiếp theo trở nên đắt hơn. Mỗi chiếc F-35 có giá 100 triệu USD/chiếc (năm 2020 – 78 triệu. Ed.), tàu sân bay lớp Gerald R. Ford - 15 tỷ USD, và không tính đến các máy bay trên boong", - chuyên gia Harlan Ullman, cố vấn cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, giải thích.
Giá bán 1 chiếc máy bay ném bom Spirit đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngân sách quốc phòng liên tục bị thổi phồng: năm 2018 là 700 tỷ USD, bây giờ là 740 tỷ USD.
Và trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraina, Tổng thống Biden đang đề xuất khoản chi tiêu 773 tỷ USD cho Lầu Năm Góc. Nếu Quốc hội thông qua, đó sẽ là một kỷ lục.
Trong nhiều năm liền Hoa Kỳ là nước có chi phí quân sự cao nhất. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai với 252 tỷ USD vào năm 2020 (dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - SIPRI), Ấn Độ - 72,9 tỷ USD, Nga - 61,7 tỷ, Anh - 59,2 tỷ.
"Chỉ có Thế chiến thứ hai là đắt hơn"
Nhiều chuyên gia chỉ trích các tính toán của SIPRI bởi vì họ lấy "tổng chi tiêu an ninh" làm cơ sở, trong đó bao gồm cả chi phí cho quân đội và, ví dụ, các dịch vụ đặc biệt. Nếu nói về Hoa Kỳ, thì rất khó để lấy ra chi phí cho Afghanistan từ tổng số tiền đã chi tiêu.
Vào năm 2019, Lầu Năm Góc đã nói về 778 tỷ USD. Tuy nhiên, họ không tính đến chi phí duy trì các căn cứ không quân ở Pakistan mà người Mỹ tích cực sử dụng. Họ cũng không tính đến chi phí hậu cần - việc vận chuyển binh lính bằng máy bay Hercules (phương tiện vận tải đắt nhất thế giới) hay việc cung cấp nhiên liệu. Ngoài ra, cần phải chú ý đến sự gia tăng liên tục của mức giá do lạm phát.
Viện Các vấn đề Quốc tế và Công cộng Watson chuyên nghiên cứu các
cuộc xung đột quân sự trên khắp thế giới đã cung cấp số liệu khác. Trên thực tế, ở đây nói về hàng nghìn tỷ USD.
Các chuyên gia cho biết: “Có tính đến tất cả các chiến dịch của Mỹ sau vụ tấn công 11/9, mà đây là Afghanistan, Iraq và Syria, thì số tiền lên tới 8 nghìn tỷ USD. Chỉ có Thế chiến thứ hai là đắt hơn”.
Gần 2,3 nghìn tỷ đã được chi trực tiếp cho các hoạt động quân sự. Ba nghìn tỷ nữa là "chi phí gián tiếp" liên quan đến cả "củng cố an ninh nội bộ nước Mỹ" và lạm phát. Nửa nghìn tỷ - để điều trị và phục hồi tâm lý cho các cựu chiến binh. Gần 2,5 nghìn tỷ - các khoản trợ cấp cho cựu chiến binh.
Số liệu thống kê này đã gây chấn động dư luận. Các nhà chức trách được yêu cầu công bố càng nhiều thông tin càng tốt về các chiến dịch quân sự, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Bất chấp những lời hứa, Nhà Trắng vẫn chưa đóng cửa các nhà tù chuyên giam giữ những kẻ khủng bố. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, nhà tù Guantanamo khét tiếng vẫn hoạt động đầy đủ và vẫn bị che giấu khỏi những con mắt tò mò.
Tính tổng cộng, mỗi người Mỹ đã chi 20.000 USD cho
cuộc chiến tranh Afghanistan. Không tính đến những thiệt hại do vũ khí và thiết bị quân sự bị Mỹ bỏ rơi. Do phải sơ tán khẩn cấp, Lầu Năm Góc đã để lại cho Taliban* rất nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại.
Đồng thời, các nhà kinh tế đang tranh luận: liệu cuộc chiến có trở nên đắt đỏ hơn hay không. Một mặt, ở các quốc gia, tỷ lệ phần trăm GDP cho chi tiêu quốc phòng đã giảm: kể từ những năm 1960, con số này đã giảm từ 6,5% xuống còn 3%. Mặt khác, giá thành của vũ khí ngày càng tăng. Theo Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), năm 2019, chi tiêu toàn cầu cho các cuộc xung đột vũ trang đạt 14 nghìn tỷ USD.
“Nếu bạn phân phối số tiền này cho các cư dân trên Trái đất, mỗi người sẽ nhận được 5 đô la. Và 9% nhân loại sống với 1,9 đô la mỗi ngày”, - các nhà nghiên cứu lưu ý.
Hơn nữa, lợi ích của các chiến dịch quân sự ngày càng viển vông. Các sự kiện ở Iraq và Afghanistan cho thấy rất rõ điều này: trên thực tế, Washington không thu lại được dù chỉ một phần mười chi phí.
"Một vấn đề khác là cách tính toán vẫn chưa rõ. Một mặt, vũ khí khiến ngân sách quốc phòng tiêu tốn nhiều hơn mỗi năm. Mặt khác, một đòn tấn công chính xác sẽ cứu mạng hàng trăm người. Điều tương tự cũng áp dụng cho các hệ thống thông tin điều khiển chiến đấu hoặc kỹ thuật robot", - nhà khoa học chính trị quân sự Alexander Perendzhiev giải thích.
Theo ông, ngày càng nhiều quân đội đặt cược vào cách tiếp cận này. Theo chuyên gia Perendzhiev, hiện nay việc giành chiến thắng trong cuộc chiến trở nên tốn kém hơn, chứ không phải chỉ đơn giản là việc tiến hành các hoạt động quân sự.
* Tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của LHQ vì các hoạt động khủng bố.