https://kevesko.vn/20220419/ket-qua-nao-cho-no-luc-moi-cua-hoa-ky-de-to-chuc-hoi-nghi-cap-cao-asean-14803193.html
Kết quả nào cho nỗ lực mới của Hoa Kỳ để tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN?
Kết quả nào cho nỗ lực mới của Hoa Kỳ để tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN?
Sputnik Việt Nam
Các nước ASEAN đa phần chống lại sức ép cứng rắn của Hoa Kỳ đối với họ về vấn đề cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Hoa Kỳ hy vọng lôi kéo ASEAN vào hệ thống liên... 19.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-19T07:07+0700
2022-04-19T07:07+0700
2022-04-19T15:54+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
asean
hoa kỳ
chính trị
nhà trắng
á-thái bình dương
ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/12/13361076_0:276:3150:2048_1920x0_80_0_0_9e66d724bfe8d4d437a52f214cf019d7.jpg
Nhà Trắng nêu khoảng thời gian 12-13 tháng 5 có thể là mốc mới để tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEANTheo dự kiến ban đầu, cuộc gặp cần được tổ chức vào ngày 28-29 tháng 3, nhưng sau đó hoãn vô thời hạn. Hoá ra các bên đều không đủ sức điều phối lịch trình làm việc của ban lãnh đạo Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Không thấy thông báo rằng vấn đề này đã được khắc phục khi đạt nhất trí về mốc ngày mới cho cuộc họp. Có thể là hiện hữu những trở ngại nghiêm trọng khác đã ngăn cản việc tiến hành cuộc gặp trước đây.Theo nhận xét của chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), áp lực của Mỹ đối với ASEAN về vấn đề Ukraina là một trong những trở ngại chính:Liên quan đến hội nghị thượng đỉnh sắp tới, tuyên bố của Thư ký Báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki lưu ý rằng ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ là khả năng trở thành một đối tác hùng mạnh và đáng tin cậy ở Đông Nam Á. Theo quan điểm của chuyên gia Trương Kiệt từ Trung tâm Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và Toàn cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Washington coi quan hệ đối tác này như là phương thức dựa vào ASEAN tạo lập một trật tự khu vực do Hoa Kỳ chi phối lũng đoạn.Từ tuyên bố của Nhà Trắng, không thấy rõ đại diện của Myanmar tại hội nghị thượng đỉnh sẽ là như thế nào. Hẳn là tình trạng không phân định chắc chắn đó là do thực tế thiếu vắng thống nhất vẫn bảo lưu trong nội bộ ASEAN về vấn đề ai sẽ nhân danh Myanmar phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh. Myanmar cho rằng nước này có quyền tự xác định mức độ đại diện của mình trong quá trình giao lưu tiếp xúc quốc tế. Do đó, rất có thể, nỗ lực của Hoa Kỳ mời một đại diện phi chính trị của Myanmar tới hội nghị thượng đỉnh lần này cũng sẽ thất bại. Mà chiếc ghế trống của một thành viên Hiệp hội tại hội nghị thượng đỉnh thực tế là dấu hiệu của sự chia rẽ trong ASEAN. Về mặt chính trị, tình hình này có lợi cho Hoa Kỳ, còn đối với ASEAN - tương đương với mất thể diện. Vì vậy, hiện thời vẫn chưa rõ «sự khác biệt trong lịch trình bận rộn của các nhà lãnh đạo ASEAN» liệu có cản trở việc tiến hành hội nghị thượng đỉnh mới với Hoa Kỳ hay chăng?
https://kevesko.vn/20220329/tai-sao-no-luc-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-my-asean-khong-thanh-cong-14453762.html
https://kevesko.vn/20220224/trung-quoc-chi-ra-cho-my-thay-chien-luoc-an-do-duong-thai-binh-duong-la-sai-lam-13893351.html
á-thái bình dương
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/12/13361076_368:205:2826:2048_1920x0_80_0_0_288c0d4d3c5dbbe96f1c2aee8f5fe9b8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, hoa kỳ, chính trị, nhà trắng, á-thái bình dương, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga
quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, hoa kỳ, chính trị, nhà trắng, á-thái bình dương, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga
Kết quả nào cho nỗ lực mới của Hoa Kỳ để tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN?
07:07 19.04.2022 (Đã cập nhật: 15:54 19.04.2022) Các nước ASEAN đa phần chống lại sức ép cứng rắn của Hoa Kỳ đối với họ về vấn đề cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Hoa Kỳ hy vọng lôi kéo ASEAN vào hệ thống liên minh của mình. Những vấn đề này có thể gây phức tạp nghiêm trọng cho việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào thời hạn mới. Đó là nhận xét của các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn.
Nhà Trắng nêu khoảng thời gian 12-13 tháng 5 có thể là mốc mới để tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
Theo dự kiến ban đầu, cuộc gặp cần được tổ chức vào ngày 28-29 tháng 3, nhưng sau đó hoãn vô thời hạn. Hoá ra các bên đều không đủ sức điều phối lịch trình làm việc của ban lãnh đạo Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Không thấy thông báo rằng vấn đề này đã được khắc phục khi đạt nhất trí về mốc ngày mới cho cuộc họp. Có thể là hiện hữu những trở ngại nghiêm trọng khác đã ngăn cản việc tiến hành cuộc gặp trước đây.
Theo nhận xét của chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), áp lực của Mỹ
đối với ASEAN về vấn đề Ukraina là một trong những trở ngại chính:
"Có mốc mới về tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề cũ. Các nước ASEAN hiểu rõ rằng tại hội nghị thượng đỉnh ắt là Hoa Kỳ sẽ gây sức ép rất lớn để buộc họ liên kết tham gia vào lệnh trừng phạt chống Nga. Mà họ thực sự không muốn chịu áp lực của Mỹ, ngay cả tại hội nghị thượng đỉnh của tập thể. Trong ASEAN có những cái nhìn hoàn toàn khác nhau về cách phản ứng với thực tế Hoa Kỳ cố gắng bao vây Matxcơva bằng các biện pháp trừng phạt nhằm tiêu diệt Nga. Phần lớn các nước ASEAN đang phân tích tình hình mới trên thế giới trong tương quan cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina, nhưng họ muốn tự mình chủ động trong việc đó chứ không mù quáng làm theo Hoa Kỳ, ví dụ như Singapore. ASEAN muốn có khả năng cơ động, linh hoạt, trong khi Hoa Kỳ không chừa cho họ chút cơ may nào như vậy bằng lối gây sức ép chưa từng có".
"Ví dụ, trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho nghị quyết về hành động của Nga ở Ukraina, 25 đại sứ phương Tây đã đích thân đến gặp Ngoại trưởng Thái Lan tại Bangkok để buộc Thái Lan phải có «lập trường kiên quyết ủng hộ Mỹ» trong cuộc bỏ phiếu này. Hoa Kỳ cũng gây áp lực công nhiên với các nước ASEAN khác. Đối với họ, tình hình vô cùng phức tạp, không chắc chắn và ASEAN không thích lối hành xử cứng rắn của phương Tây. Và không chỉ gắn với cuộc khủng hoảng Ukraina, mà còn liên quan đến Trung Quốc. Các nước ASEAN là láng giềng và đối tác của Bắc Kinh, muốn phát triển liên hệ và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, giống như với Nga. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tìm mọi cách ngăn chặn nguyện vọng đó. Hoa Kỳ phản đối bất kỳ thứ gì mà người Mỹ thấy rằng không phù hợp tuân theo kế hoạch thống lĩnh toàn cầu của Washington. Đây là thách đố nghiêm trọng đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực".
Liên quan đến hội nghị thượng đỉnh sắp tới, tuyên bố của Thư ký Báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki lưu ý rằng ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ là khả năng trở thành một đối tác hùng mạnh và đáng tin cậy ở Đông Nam Á. Theo quan điểm của chuyên gia Trương Kiệt từ Trung tâm Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và Toàn cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Washington coi quan hệ đối tác này như là phương thức dựa vào ASEAN tạo lập một trật tự khu vực do Hoa Kỳ chi phối lũng đoạn.
Từ tuyên bố của Nhà Trắng, không thấy rõ
đại diện của Myanmar tại hội nghị thượng đỉnh sẽ là như thế nào. Hẳn là tình trạng không phân định chắc chắn đó là do thực tế thiếu vắng thống nhất vẫn bảo lưu trong nội bộ ASEAN về vấn đề ai sẽ nhân danh Myanmar phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh. Myanmar cho rằng nước này có quyền tự xác định mức độ đại diện của mình trong quá trình giao lưu tiếp xúc quốc tế. Do đó, rất có thể, nỗ lực của Hoa Kỳ mời một đại diện phi chính trị của Myanmar tới hội nghị thượng đỉnh lần này cũng sẽ thất bại. Mà chiếc ghế trống của một thành viên Hiệp hội tại hội nghị thượng đỉnh thực tế là dấu hiệu của sự chia rẽ trong ASEAN. Về mặt chính trị, tình hình này có lợi cho Hoa Kỳ, còn đối với ASEAN - tương đương với mất thể diện. Vì vậy, hiện thời vẫn chưa rõ «sự khác biệt trong lịch trình bận rộn của các nhà lãnh đạo ASEAN» liệu có cản trở việc tiến hành hội nghị thượng đỉnh mới với Hoa Kỳ hay chăng?