“Phát súng” làm trong sạch Quân đội. Tướng lĩnh cũng phải xử như dân

© Ảnh : TTXVNTrung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Đăng ký
Nguyên dàn cựu lãnh đạo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tưởng đã “hạ cánh an toàn”, nào ngờ, cuộc thanh lọc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam dường như chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo các chuyên gia quân sự, cuộc thanh lọc lực lượng vũ trang thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển lần này là chưa từng có tiền lệ nhưng rất được lòng dân. Tướng tá Quân đội phạm pháp cũng phải nghiêm trị như dân.

Trước pháp luật tất cả đều bình đẳng

Như Sputnik thông tin đến độc giả, ngày 18/4 vừa qua, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra thông báo về việc 5 cựu tướng lĩnh Cảnh sát biển bị bắt giam.
Theo đó, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển), trung tướng Hoàng Văn Đồng (cựu Chính ủy) cùng 3 thiếu tướng và hai sĩ quan cấp tá bị cáo buộc tham ô tài sản.
© Ảnh : TTXVNTrung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Cùng bị khởi tố, tạm giam với các ông Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Văn Đồng còn có thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (cựu Phó Chính ủy), thiếu tướng Phạm Kim Hậu (cựu Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng), thiếu tướng Bùi Trung Dũng (cựu Phó Tư lệnh), đại tá Nguyễn Văn Hưng (Chủ nhiệm Kỹ thuật và Phó Tư lệnh) và thượng tá Bùi Văn Hòe (Phó Phòng Tài chính).
Điều đáng buồn là 7 sĩ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nêu trên bị điều tra về tội Tham ô tài sản, theo khoản 4 điều Điều 353 Bộ luật Hình sự. Các quyết định đã được Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương phê chuẩn.
Trước khi bắt loạt 5 cựu tướng và 2 sĩ quan cấp tá hôm 18/4, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng cũng đã khởi tố, bắt tạm giam 2 cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển vi phạm gây thất thoát và nhận hối lộ.
Việc hàng loạt tướng tá cùng nhiều sĩ quan quân đội thời gian qua bị kỷ luật, thậm chí là xử lý hình sự, gây ảnh hưởng nhất định đến hình ảnh và uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8002  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Tiếp tục khởi tố, bắt giam hàng loạt cựu tướng lĩnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tuy nhiên, nỗ lực phòng chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là không ngừng nghỉ. Cơ quan Trung ương vẫn kiên quyết xử lý cán bộ triệt để, bất kể người đó là ai.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng – An ninh khóa XIV của Quốc hội chia sẻ với VOV, việc phải xử lý kỷ luật cán bộ, sĩ quan, quân nhân như thời gian qua là một điều đau xót, nhưng cũng cho thấy sự chấp hành nghiêm túc quan điểm, chủ trương phòng chống tham nhũng của Đảng và chứng minh một điều rằng, việc xử lý cán bộ sai phạm là không có vùng cấm với bất kỳ ai.
“Tướng lĩnh quân đội phạm tội cũng bình đẳng trước pháp luật như những công dân khác”, tướng Bộ nói.
Theo nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, việc xử lý cán bộ, nhất là những cán bộ cấp cao - rất đau xót, nhưng vẫn phải làm. Thực tế này cho thấy nguyên tắc rất rõ ràng của pháp luật hình sự - anh có tội anh phải chịu sự xử lý của pháp luật.
Tướng Nguyễn Mai Bộ phân tích, hành vi vi phạm pháp luật của các tướng lĩnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thể hiện rõ là hành vi phạm tội có tổ chức và tới đây, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục làm rõ.
Rõ ràng với những điều tra bước đầu, các tướng lĩnh này đã phạm vào một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng là tội Tham ô tài sản. Họ đã câu kết với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tham ô một lượng lớn tài sản của đất nước giao cho Quân đội. Đáng lẽ ra, với trách nhiệm quản lý số tài sản đó, họ phải sử dụng tài sản vào đúng mục đích.
Tàu Cảnh sát biển 6008 lai dắt tàu cá NT 91205TS về Côn Đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Cảnh sát Biển Việt Nam
Cũng qua vụ việc hàng loạt tướng tá bị bắt giữ, còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Theo ông Bộ, phải thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra, việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người.
Tướng Bộ chỉ rõ, sự việc của nhóm tướng lĩnh trên đều xuất phát từ câu chuyện buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát cho nên đồng tiền ngân sách của Nhà nước giao cho đơn vị không được kiểm tra, giám sát kịp thời dẫn tới tội phạm xảy ra do chính những người có trách nhiệm quản lý tài sản đó đó thực hiện.
Một vấn đề nữa là việc tuyển chọn cán bộ có trường hợp làm chưa chặt nên mới “lọt” những con người thoái hóa biến chất, được bổ nhiệm giữ chức vụ cao, vi phạm”.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh, trong sai phạm của các tướng lĩnh nói trên không thể lấy lý do lương thấp, chế độ đãi ngộ.
“Rất nhiều người lương thấp hơn rất nhiều, hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều nhưng không phạm tội”, ông Bộ nhấn mạnh và khẳng định đó chính là ý định chủ quan của những cán bộ đó, họ lợi dụng việc được Nhà nước, Quân đội giao quản lý tài sản để chia chác nhau.

“Là người lính già, tôi cảm thấy rất đau”

Đây là chia sẻ của Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, Bộ Quốc phòng.
Theo Chuẩn Đô đốc, việc đơn vị Cảnh sát biển là một bộ phận của lực lượng vũ trang mà chỉ huy, lãnh đạo không trong sạch như vậy rõ ràng không thể chấp nhận được. Do đó, khẳng định với Tuổi Trẻ, ông Lâm cho rằng, việc xử lý nghiêm minh vụ việc này là cần thiết và thể hiện quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nêu rõ.
Các cán bộ, chiến sỹ Tàu Cảnh sát biển 2012 luôn túc trực, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Cảnh sát biển phát hiện 228 lượt tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
Theo nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, trong thời gian tới để ngăn chặn những vụ việc tương tự, ngoài việc giáo dục, lựa chọn cán bộ, sĩ quan có phẩm chất, năng lực tốt cần tăng cường giám sát quyền lực một cách thực chất, đặc biệt là ở những người có chức quyền cao hay đơn vị, bộ phận dễ có thể xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Giám sát này có thể từ các cơ quan kiểm tra, thanh tra của quân đội hay trong cấp ủy giám sát lẫn nhau và quan trọng hơn phải làm sao để cho nhân dân cùng tham gia giám sát.
Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Dương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng cũng đánh giá, sai phạm của những sĩ quan cấp cao này là rất đáng tiếc.
“Nó nhắc nhở mọi người phải luôn đề cao cảnh giác trước chủ nghĩa cá nhân, với giặc nội xâm. Không lúc nào được buông lỏng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội”, tướng Dương nhắc lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Dương, hành vi vi phạm kỷ cương phép nước của những sĩ quan cấp cao của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là không thể chấp nhận.
“Việc xử lý pháp luật, bắt giam, khởi tố, điều tra xét hỏi nhóm tướng lĩnh vi phạm pháp luật chứng tỏ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý rất nghiêm để làm gương, chắc chắn không có chuyện xê xoa, dĩ hòa vi quý, không có ngoại lệ, vùng cấm”, ông Dương nói.
Tướng Dương nhận định, kỷ luật nghiêm minh sẽ giúp “chặt cành sâu để cứu cây”, là làm cho quân đội mạnh hơn.

“Không phải một cá nhân mà là cả dàn”

Bày tỏ về vụ việc, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, dư luận rất đau xót khi trong Bộ tư lệnh Cảnh sát biển có những cán bộ sĩ quan, thậm chí cấp trung tướng, tư lệnh, chính ủy, thiếu tướng, phó tư lệnh... nhưng lại có những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng dẫn đến bị khởi tố, bắt tạm giam.
Theo ông Huy, những người này rõ ràng đã lợi dụng chức trách, quyền lực được Đảng, quân đội giao cho để làm hại cho nước, cho dân, trục lợi cho cá nhân.
“Với những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng như vậy, rõ ràng họ không xứng đáng với hàm tướng”, ông Huy khẳng định.
Đồng thời, việc xử lý kỷ luật nghiêm minh với những hành vi này chính là không để "con sâu làm rầu nồi canh", gây ảnh hưởng đến hình ảnh của quân đội với nhân dân.
Sấm sét trong cơn bão ở Biển Aegean gần quần đảo Cyclades ở Hy Lạp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Cảnh sát biển Việt Nam giải cứu ngư dân bị chìm tàu tại đảo Lý Sơn
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhấn mạnh, chỉ có kỷ luật nghiêm minh, không có vùng cấm, không nương nhẹ với bất cứ sĩ quan, quân nhân dù ở vị trí, vai trò nào mới là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của quân đội.
“Qua vụ việc này cũng cho thấy vi phạm ở đây không chỉ một cá nhân mà ở cả "dàn" lãnh đạo của Cảnh sát biển nên rõ ràng Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy trong thời gian những cán bộ này có hành vi sai phạm đã có biểu hiện yếu kém, suy thoái, bị các cá nhân lai dắt”, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy bày tỏ.
Do vậy, theo nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, cần phải rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó chấn chỉnh kịp thời, góp phần làm cho quân đội ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, chất lượng cán bộ ngày càng cao hơn.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chúc Tết tỉnh Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Quốc phòng Việt Nam: Xốc lại Cảnh sát Biển, BĐBP xử nghiêm quân nhân vi phạm
Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương nhắc lại, việc một số cán bộ chiến sĩ trong quân đội mắc sai phạm, tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng, truyền thống của quân đội, khí phách bộ đội Cụ Hồ không có gì thay đổi.
“Quân đội ta vẫn đang ngày đêm bám sát nhiệm vụ trung tâm là tham gia bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; ngày đêm vẫn canh biển, giữ trời, tham gia phòng chống dịch, phòng chống lụt bão, vẫn được nhân dân tín nhiệm, yêu thương”, ông Dương nói.
Theo nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, để giữ vững hình ảnh của mình, quân đội còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hạn chế sai lầm, khuyết điểm, xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала